Tình phù sa

07.12.2024
Huỳnh Thúy Kiều

Tình phù sa

Có những hoàng hôn trong veo nghe rõ

            vạc sành thả vào đêm tiếng kêu tọc mạch

Bồi hồi gió

Phù sa nổi chìm đời thương hồ theo

              tháng năm rêu mốc ước mơ viễn vông về

                      miền đất xanh gieo hy vọng

Hoài niệm vầng trăng

Đêm qua phà chen chúc ánh đèn khuya…

 

Gió sông Tiền thổi rát mặt vòm đêm

Ý nghĩ về ngôi nhà, về những con chữ được

ngân lên trong khói chiều len qua mái

Tiếng trẻ nhỏ gọi nhau hồn nhiên như

đan xen giữa chịt chằng sông Tiền sông Hậu

Phía doi, vịnh, cù lao… dập dìu xuồng ghe

                                             tứ chiếng

Trập trùng sóng nước… Biết gói tiếng cười

                                                vào đâu?

 

Cắm cây sào cột chặt mây trời xuống

                                       vàm sông

Neo nhớ thương vào đời chợ nổi

 

Vốc ngụm nước nghe mặn nỗi niềm

                            trong tiền thức

Tiếng vọng sông Hậu, sông Tiền; tím lục

bình rồi cũng sẽ trở thành kỷ vật

Lỡ mai chợ chìm, biết vớt nổi tình phù sa?

 

Lận đận mái dầm, mái chèo

Lận đận thương hồ khóc cười với

                          đời gạo chợ nước sông

Phù phiếm mem say với hừng đông chợ nổi

Câu vọng cổ rót nhịp xuống mênh mông…

                             sông Hậu dậy màu bối rối

Tình phù sa nghèo neo ký ức dưới lòng sâu

 

Con vạc sành lại thả tiếng tọc mạch vào đâu?

                               Sông Tiền, sông Hậu

Tứ chiếng thương hồ chung chiêng

                            nỗi niềm số phận

Cây bẹo treo buồn…

Gục khóc cuối mùa trăng

 

Ai giữ nổi tình phù sa lênh đênh

     theo từng con nước phập phồng lở bồi

                                   sông chín nhánh?

Vịn tiếng vạc sành anh rao nhớ vào đêm

Cà Mau, 22/10/2024

H.T.K

Bài viết khác cùng số

Ra Trường Sa nhớ Hoàng SaĐam mêBóng ngả chân trờiNgười đọc sáchBiển và ngườiNhững mảnh trăng hao khuyếtLên Tà Lang nghe kể chuyện cây Tà VạtĐà Nẵng thức giấcTruyền thuyết về một ngọn núiKý ức trường xưa trên đất BắcHấp dẫn Quảng ĐàAnh - Người Chiến sĩSáng tác ca khúc - Thế mạnh của Hội Âm nhạc Đà NẵngChuyển đổi số với văn hóa dân gian Đà NẵngNhiếp ảnh Đà Nẵng trong sự chuyển mình của công nghệ sốTừ Liên hoan phim Châu Á Đà Nẵng - Nghĩ về một thành phố điện ảnhĐịnh hướng phát triển múa đương đại thành phố Đà NẵngVăn học, Nghệ thuật Đà Nẵng - Thành tựu và triển vọngThơ Đỗ Ngọc HanhThơ Nguyễn Minh HùngThơ Trác MộcThơ Vạn LộcThơ Huỳnh TrâmThơ Thy NguyênThơ Tăng Tấn TàiTình phù saThơ Lương Cẩm QuyênSáng đứng đầu sông cho gió bayChiếc gối lá đinh lăngCó một Hà Nội của chúng mìnhThơ Trần Văn ThọThơ Trần Trình LãmTrò chuyện cùng hoa dạiThơ Trương Thị Bách MỵThơ Long VânThơ Nguyễn Đức DũngThơ Thanh Dương HồngĐất nước tôi mang hình núiThơ Nguyễn Văn TámThơ Nguyễn Hoàng ThọThơ Bùi Công MinhMỹ thuật Đà Nẵng - Xu thế phát triển và hội nhậpKiến trúc cũ trong đô thị hiện đại: Hạn chế hay cơ hộiĐiện ảnh - Nhịp cầu vàng phát triển Đà NẵngVề miền biên viễn cùng Trần Ngọc ĐứcTrên lá sâu vẽ bùa - thái độ sống đầy trách nhiệmMột số quan điểm cách mạng, tiến bộ của Nguyễn Đình Thi trên lĩnh sáng tác Văn học và Nghệ thuậtMưa phố cổ dâng nhớ thương*Đọc văn học là đọc văn hóaCon người mong manh trong Người ăn chayThế giới nghệ thuật thơ Đinh Thị Như ThúyTạo nguồn văn nghệ sĩ trẻ cho văn học nghệ thuật Đà NẵngTạp chí Non Nước - Cùng nhịp đập cuộc sống hôm nayNgười Đà Nẵng với thi pháp học hiện đạiThiếu nữĐường ra chợSoi BóngChiều bên bến cảngTừ trái tim đến trái timTrong sươngĐà Nẵng gợi thương gợi nhớLá rơiBiển vẫn hát bài ca bất tửƯớc mơ Việt Nam