Tết trong lòng - Phạm Thị Hải Dương

25.01.2018

Tết trong lòng - Phạm Thị Hải Dương

Ở quê lên phố, thành thử càng gần những ngày cuối năm lòng mình càng nôn nao mong đến ngày trở lại quê sum họp. Hình như đối với những kẻ tha hương như mình, Tết chỉ thật sự về khi chuyến xe bắt đầu chan ngập nắng quê tháng Chạp, khi thấy căn nhà cũ kỹ rướn mình hứng lấy hơi xuân, khi thấy bóng mẹ khom lưng bưng nia củ kiệu từ trong nhà ra hiên trước. Bảy năm lên phố, chưa lần mình nghĩ mùa xuân đang ở đâu khác nếu không phải quê mình, cho đến khi gặp chồng.

Mùa xuân đầu tiên chúng mình về cùng nhà, chồng đưa mình đi xem hoa Tết. Năm ấy mới Hai mươi tháng Chạp, mới lưng lửng men xuân, hình như cả thành phố còn đang tất tả chạy nước rút cho những việc còn dang dở thì chồng đưa mình tận vườn hoa ngoại thành. Đêm thay áo vàng dưới đèn sợi đốt, nhà vườn lục tục đẩy những chậu thược dược, trạng nguyên, hải đường cuối cùng lên xe tải rồi phủi tay nhẹ nhàng nhìn những chuyến xe chìm khuất vào đêm. Khi chuyến hoa cuối cùng tan trong se se tháng Chạp, nhà vườn quét dọn khoảng sân mới đây còn ngập hoa Tết. Những chậu hoa bị bỏ lại được xếp vào một chỗ gọn gàng. Mặt đất mới còn in vân tròn là đáy các chậu hoa thoáng chốc được xóa hết, trả lại khuôn đất tinh tươm như chưa từng đội mấy trăm chậu kiểng. Năm đó, vợ chồng mình chưng Tết bằng ba chậu trạng nguyên èo uột bị bỏ lại nhà vườn. Thế mà cả hiên nhà trước đỏ rực như đốt pháo.

Mùa xuân đầu tiên thành đôi, hai vợ chồng đã ăn Tết trong chật vật như vậy. Tết đến sát rạt nhà nhỏ chúng mình vẫn chưa có Tết khi bánh mứt chưa về. Đêm Hai mươi tám, hai đứa còn nằm ôm nhau nhẩm quà Tết cơ quan rồi khúc khích cười vì ngày mai được... phát bánh. Cuối cùng hai đứa cũng có được ít bánh trái và hạt dưa là hai phần cho nhân viên ăn Tết ở chỗ làm. Góp lại rồi nhin nhín bày lên đĩa, lo thon thót không biết có đủ đón khách cho đến lúc hạ nêu. Mùa xuân đầu tiên chúng mình dành dụm tiền mua nhà nên không về quê ăn Tết. 

Năm ấy, lòng mình không có Tết khi mọi con đường đều vắng bóng người xe. Ai nấy đều đã vui đoàn viên ở góc nhỏ dưới quê nên thành phố như không có mùa xuân, chỉ còn yên lặng đến lạnh lẽo. Đường hoa với các tiểu cảnh được thiết kế công phu và chỉn chu cũng buồn rũ rượi vì người đến rồi đi vội vã. Suốt ba ngày Tết, chồng chở mình vòng quanh khắp các ngả đường hầu mong thời gian trôi nhanh đến ngày đi làm. Mình ngồi sau xe chồng, dáo dác tìm một cành mai thơm nắng vươn ra khỏi cánh cổng cao nhà nào ấy rồi nhắm mắt cố hít thật sâu tìm chút mùi nhang trầm nhưng quanh mình, không khí quá đỗi thanh sạch, không lẫn bất kỳ chút gia vị Tết. Bất giác hỏi chớ thành phố không có Tết sao anh. Chồng yên lặng như phố xá bấy giờ. Hai đứa cùng cắn răng... chịu Tết như phải chịu cái rét căm căm của mùa đông vừa mới qua.

Năm rộng tháng dài thấm thoắt vút đi, mình có Mây con rồi cũng đi qua hết thời khốn khó. Năm nào hai vợ chồng cũng bế Mây về nội ngoại ăn Tết. Mùa xuân đầu tiên không có Tết đã thành kỷ niệm mãi nhớ trong đời. Cho đến vài năm sau, khi ăn Tết ở quê đã không còn là nỗi thèm khát với gia đình nhỏ của mình, mình mới thấy Tết thật ra về trong lòng mình đầu tiên chứ nào phải ở quê hay ở phố.

Đó là khi mình dừng chờ đèn đỏ, có một chiếc xe máy chở phong lan đủ màu sắc chầm chậm lướt qua trước mặt, mình vén tay áo nhìn đồng hồ, nghĩ hay giờ tạt vào cửa hàng xem có mẫu ấm chén nào mới gửi về tặng ba. Vào chợ, bước qua hàng lư đèn thì nghe có người hỏi mua cát trắng, mình điện về nhà hỏi quê có nắng để ba hong bộ lư đồng không mẹ? Tết về khi mình đang lụi cụi cơm tối thì nghe Mây gọi lớn: “Mẹ ơi tivi quảng cáo Tết!”, nghe con hát theo những giai điệu rộn ràng của năm mới sắp sang. Tết sắp đến khi facebook các mẹ bắt đầu rao bán áo dài cho mẹ và bé du xuân hái lộc với đủ mẫu mã, kích cỡ khiến tim mình đập rộn rã. Tết về khi chồng nhắc mình: “Mây coi lựa áo cho hai mẹ con, anh thấy đường hoa làm xong rồi, cuối tuần nhà mình ra chụp ảnh”. Tết đến khi cơ quan túc tắc chuẩn bị cơm cúng tất niên, tiền thưởng Tết được cộng vào tài khoản mỗi người và gương mặt ai nấy giãn ra, bao nhiêu tị hiềm, kèn cựa như được gột sạch khi cùng nhau cụng ly tống cựu nghinh tân. 

Hôm qua, mình thay anh báo mẹ chồng sẽ về quê sau Tết vì chồng bận trực sự kiện mấy ngày liền. Cả mẹ và mình đều vui vẻ thông cảm cho nhau vì dù ở đâu trong lòng mỗi người cũng đều đã có Tết. Dù sớm hay muộn, hễ có Tết nghĩa là sẽ có niềm vui, đoàn viên và tề tựu.

P.T.H.D

Bài viết khác cùng số

Nhớ mùa hoa ven sông - Lê Ngọc NamĐà Nẵng - Tết Mậu Thân 1968 - Ngọc ThanhQuê hương tuổi thơ tôi - Huỳnh Viết TưLửa Tết - Vũ Thị Huyền TrangTết trong lòng - Phạm Thị Hải DươngĐất trời ươm Tết tự bao giờ - Ngô Thị Thục TrangMột thoáng Tết xưa - Lê Ngọc ThạnhMùa xuân trên Cảng Thọ Quang - Hoàng Tây HòaĐà Nẵng 2017 - Một năm bội thu về văn hóa - Bùi Văn TiếngBác Hồ với Tết năm Tuất đầu tiên sau ngày nước nhà độc lập - Vân trìnhChuông reo - Trần Đức TiếnThơ ngắn - Xuân HiệuNgày xuân, cảm nhận đôi điều về văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc - Dân HùngCâu chuyện ngày 30 Tết - Hồ Thị Thùy Trang Hồn mai trắng - Đặng Hoàng ThámBầu trời xuân cao lộng - Tường LinhMùa xuân vẫn còn - Bích NhànBên dòng sông Trà Nô ngày ấy - Giang Nguyên TháiXuân Mậu Thân 68 qua tác phẩm mỹ thuật - Trần Trung SángXuân Mậu Thân 1968: Vang vọng những lời thơ - Mai Bá ẤnTìm - Trương Đình ĐăngXuân trừu tượng - Đỗ Thượng ThếHạt muối - Huỳnh Trương PhátGiọt nắng giọt mưa - Trương Công MùiBến đợi - Xuân CừDụ ngôn - Phạm Tấn DũngTrích dẫn rêu xuân - Nguyễn Tấn SĩGửi em - Nguyễn Đăng KiênXuân tình - Như HoàiPhận cỏ - Huỳnh Thúy KiềuChầm chậm cùng mùa - Thu ThủyThổn thức mùa xuân - Bùi Mỹ HồngXúc lộ - Nguyễn Thị Anh ĐàoLỗi hẹn mùa xuân - Nguyễn Nho thùy DươngNiềm xuân - Nguyễn Hoàng ThọNhững ô cửa mở ra mùa xuân - Kai HoàngMùa xuân trong thành phố - Nguyễn Đông NhậtTHANH QUẾ - TQVới người bái hoa mai* - Ngân VịnhLộc xuân - Tăng Tấn TàiVô thường - Vạn LộcTự vấn xuân - Trần Trình LãmMùa xuân có đắng? - Tần Hoài Dạ VũMùa trăng thiếu nữ - Trịnh Bửu HoàiVà mùa lại về - Hoàng Hương ViệtĐêm Trường Sa nhớ mẹ - Nguyễn Tiến NênTrong khu vườn cỏ dại - Đinh Thị Như ThúyThơm thảo - Lê Huy HạnhMùa lỡ quên - Nguyễn Hoàng SaQuà quê - Quốc LongGọi thầm lá phong - Lê Anh DũngRộn ràng xuân - Thái Bảo - Trương ĐỳnhChiều xuân uống rượu một mình - Xuân TrườngChuông chùa ở Trường Sa - Nguyễn Xuân TưĐêm sáng - Nguyễn Nho KhiêmBên sông chiều cuối năm - H.ManKể chuyện tình bằng lời ca dao(*) - Văn KhoaNguyễn Ngọc Hạnh - Phơi nỗi buồn lên thơ - Phạm Phú PhongTác phẩm đoạt giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng năm 2017 - Phạm Thị Hải DươngSáng láng một mùa Xuân Như ý - Chế Diễm TrâmĐể làm ra những trang sách...- Trương Điện ThắngDạo chơi với những sắc màu - Lê Huy HạnhHình tượng chó trong văn hóa Việt - Đinh Thị TrangCon chó của thần hộ mệnh Siva-Bhairava và chín vị thần tinh tú trong nghệ thuật Chăm-pa - Trần Kỳ Phương