Dạo chơi với những sắc màu - Lê Huy Hạnh

25.01.2018

Dạo chơi với những sắc màu - Lê Huy Hạnh

Tại Khoa Mỹ thuật - Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng có rất nhiều giảng viên cũng là những gương mặt trẻ trung, thân quen của mỹ thuật Đà Nẵng như họa sĩ Phan Thanh Hải - Trưởng khoa Mỹ thuật, Trần Hữu Dương, Đặng Công Tuấn, Huỳnh Thị Thắng, Huỳnh Thanh Hải, nhà điêu khắc Phan Tiến Dũng. Họ đều là những họa sĩ đã tốt nghiệp các trường đào tạo có tiếng như: Đại học Mỹ thuật Huế, Đại học Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Mỹ thuật Mahasarakham  - Thái Lan.

Dù rất bận rộn với công việc giảng dạy, nhưng các họa sĩ, nhà điêu khắc vẫn dành nhiều thời gian cho lao động và sáng tạo nghệ thuật. Họ luôn tự khẳng định chính mình bằng những tác phẩm và các giải thưởng trong các cuộc triển lãm mỹ thuật tại Đà Nẵng, khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên, triển lãm mỹ thuật toàn quốc, triển lãm về đề tài Lực lượng vũ trang và Chiến tranh cách mạng. Ngoài ra, họ còn có nhiều tác phẩm được chọn trưng bày trong các bộ sưu tập mỹ thuật của các bảo tàng Mỹ thuật và sưu tập cá nhân trong và ngoài nước.

Bước chân vào phòng trưng bày của khoa Mỹ thuật, tôi chợt lắng lại trước những tác phẩm của họa sĩ Trần Hữu Dương. Cái đáng quý ở anh là dù sống và làm việc ở chốn thị thành, phồn hoa, náo nhiệt, nhưng luôn đau đáu nỗi nhớ về mẹ, về những miền quê lam lũ, những người nông dân một nắng hai sương. Trong rất nhiều tác phẩm như: Trở gió (sơn dầu), Mẹ (lụa), Đất Hơ-kroih (sơn dầu), Hương cuối mùa, Đêm lũ quét, Cá (sơn mài)... chúng ta vẫn không thể quên chân dung của những người mẹ, dù có lúc đặc tả, có lúc thoáng gợi, nhưng vẫn tạo được cái chiều sâu nội tâm. Sự tìm tòi về kỹ thuật, đường nét, mảng màu trong những tác phẩm sơn mài truyền thống đã giúp anh tự tin, vượt lên trên con đường lao động nghệ thuật.

Một Phan Thanh Hải chịu dấn thân, tìm tòi và khai phá những mảng đề tài có phần gai góc, lại mang hơi thở tâm linh, là sự giãi bày cái cốt lõi sâu thẳm của hồn người trong các bức họa: Trạng thái tâm lý (chất liệu tổng hợp), Phố (khắc gỗ), Mơ cổ tích, Nghiệp... Nhưng có lẽ dấu ấn để nhớ đến Phan Thanh Hải vẫn là tác phẩm Giao mùa (chất liệu tổng hợp) hay Vị tướng huyền thoại (Mixde woodeut) tại triển lãm Quân đội đã gây xúc động tâm hồn bao người lính.

Một Đặng Công Tuấn âm thầm và lặng lẽ đắm chìm trong suy tưởng với những tác phẩm mang tính truyền thống và kỳ thực thì không phải ai cũng dám “liều mình, thử sức”, vì tranh sơn mài đòi hỏi sự đầu tư tốn kém. Một tác phẩm sơn mài ra đời, bên cạnh sự kiên nhẫn, cực nhọc khi thể hiện thì cần có thời gian để lấp lánh ánh bạc, sự lóe sáng của vàng son. Trong cái gam đỏ, mang tâm hồn ông cha, cái tinh tế của đường nét, gam màu rực như lửa đã làm nên cái duyên trong Chân dung (sơn mài), hay Bình minh trên bãi biển, Hội làng Túy Loan (sơn mài), Tĩnh vật, Vào thu (in tổng hợp).

Với nhà điêu khắc Phan Tiến Dũng, những khối đá vô tri vô giác cũng có hồn. Anh đã thổi hồn nghệ sĩ vào đá để tạo nên những pho tượng mang dáng dấp vô tư, trong sáng, bớt đi phần khắc khoải của những phận người. Vẫn đề tài gần gũi nhưng ở tác phẩm của anh, chúng ta thường bắt gặp cái nhịp điệu, những mảng bật thanh thoát, những nét nhấn nhá tạo độ sâu bất ngờ, sự hài hòa của những khối âm dương tạo hiệu quả ánh sáng cho hình khối trong không gian ba chiều qua tác phẩm: Hòa nhập, Cung đàn hay Vũ điệu.

Nói đến đội ngũ giảng viên Khoa Mỹ thuật của trường, không thể không nhắc đến gương mặt trẻ Huỳnh Thị Thắng. Với những sáng tác mới và mặc dù còn nhiều ngỡ ngàng, cần phải thể nghiệm nhiều hơn, tuy nhiên cái đáng quý ở Huỳnh Thị Thắng vẫn là sự góp mặt với nhiều tác phẩm trên chất liệu mê-ka, thể nghiệm những đề tài thân thuộc, gần gũi với hạnh phúc gia đình và tuổi thơ bằng lối bố cục lạ, những mảng màu tươi thắm mà vẫn hài hòa, tạo nên ấn tượng sâu về thẩm mỹ: Niềm vui, Con trai, Hạnh phúc (khắc mê-ka)...

Nối tiếp tình yêu nghệ thuật của những thế hệ đi trước, Huỳnh Thanh Hải - một gương mặt khá trẻ về tuổi đời và tuổi nghề cũng đang nỗ lực tìm tòi và thể nghiệm sự sáng tạo của mình qua nhiều tác phẩm.

Bên cạnh nhiệm vụ sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật, các họa sĩ là giảng viên tâm huyết của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng còn hướng dẫn, hỗ trợ rất nhiều em bậc mầm non, tiểu học trên địa bàn thành phố. Nhờ đó, có rất nhiều “mầm non” đã đoạt giải thưởng cao trong các cuộc thi vẽ tranh của thành phố Đà Nẵng, cả nước và quốc tế. Những thành công đó của các em đã góp phần làm phong phú thêm tâm hồn và tình cảm, tình yêu đối với con người, với quê hương, đất nước.

Bên cạnh đó, các họa sĩ, nhà điêu khắc, những giáo viên khoa Mỹ thuật của trường đều góp mặt trong các triển lãm mỹ thuật như: Triển lãm khu vực Nam miền Trung và Tây Nguyên, Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc, triển lãm về đề tài Lực lượng vũ trang và Chiến tranh cách mạng với nhiều tác phẩm có giá trị cao về nội dung và nghệ thuật.

 L.H.H

Bài viết khác cùng số

Nhớ mùa hoa ven sông - Lê Ngọc NamĐà Nẵng - Tết Mậu Thân 1968 - Ngọc ThanhQuê hương tuổi thơ tôi - Huỳnh Viết TưLửa Tết - Vũ Thị Huyền TrangTết trong lòng - Phạm Thị Hải DươngĐất trời ươm Tết tự bao giờ - Ngô Thị Thục TrangMột thoáng Tết xưa - Lê Ngọc ThạnhMùa xuân trên Cảng Thọ Quang - Hoàng Tây HòaĐà Nẵng 2017 - Một năm bội thu về văn hóa - Bùi Văn TiếngBác Hồ với Tết năm Tuất đầu tiên sau ngày nước nhà độc lập - Vân trìnhChuông reo - Trần Đức TiếnThơ ngắn - Xuân HiệuNgày xuân, cảm nhận đôi điều về văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc - Dân HùngCâu chuyện ngày 30 Tết - Hồ Thị Thùy Trang Hồn mai trắng - Đặng Hoàng ThámBầu trời xuân cao lộng - Tường LinhMùa xuân vẫn còn - Bích NhànBên dòng sông Trà Nô ngày ấy - Giang Nguyên TháiXuân Mậu Thân 68 qua tác phẩm mỹ thuật - Trần Trung SángXuân Mậu Thân 1968: Vang vọng những lời thơ - Mai Bá ẤnTìm - Trương Đình ĐăngXuân trừu tượng - Đỗ Thượng ThếHạt muối - Huỳnh Trương PhátGiọt nắng giọt mưa - Trương Công MùiBến đợi - Xuân CừDụ ngôn - Phạm Tấn DũngTrích dẫn rêu xuân - Nguyễn Tấn SĩGửi em - Nguyễn Đăng KiênXuân tình - Như HoàiPhận cỏ - Huỳnh Thúy KiềuChầm chậm cùng mùa - Thu ThủyThổn thức mùa xuân - Bùi Mỹ HồngXúc lộ - Nguyễn Thị Anh ĐàoLỗi hẹn mùa xuân - Nguyễn Nho thùy DươngNiềm xuân - Nguyễn Hoàng ThọNhững ô cửa mở ra mùa xuân - Kai HoàngMùa xuân trong thành phố - Nguyễn Đông NhậtTHANH QUẾ - TQVới người bái hoa mai* - Ngân VịnhLộc xuân - Tăng Tấn TàiVô thường - Vạn LộcTự vấn xuân - Trần Trình LãmMùa xuân có đắng? - Tần Hoài Dạ VũMùa trăng thiếu nữ - Trịnh Bửu HoàiVà mùa lại về - Hoàng Hương ViệtĐêm Trường Sa nhớ mẹ - Nguyễn Tiến NênTrong khu vườn cỏ dại - Đinh Thị Như ThúyThơm thảo - Lê Huy HạnhMùa lỡ quên - Nguyễn Hoàng SaQuà quê - Quốc LongGọi thầm lá phong - Lê Anh DũngRộn ràng xuân - Thái Bảo - Trương ĐỳnhChiều xuân uống rượu một mình - Xuân TrườngChuông chùa ở Trường Sa - Nguyễn Xuân TưĐêm sáng - Nguyễn Nho KhiêmBên sông chiều cuối năm - H.ManKể chuyện tình bằng lời ca dao(*) - Văn KhoaNguyễn Ngọc Hạnh - Phơi nỗi buồn lên thơ - Phạm Phú PhongTác phẩm đoạt giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng năm 2017 - Phạm Thị Hải DươngSáng láng một mùa Xuân Như ý - Chế Diễm TrâmĐể làm ra những trang sách...- Trương Điện ThắngDạo chơi với những sắc màu - Lê Huy HạnhHình tượng chó trong văn hóa Việt - Đinh Thị TrangCon chó của thần hộ mệnh Siva-Bhairava và chín vị thần tinh tú trong nghệ thuật Chăm-pa - Trần Kỳ Phương