Gọi thầm lá phong - Lê Anh Dũng

25.01.2018

Gọi thầm lá phong - Lê Anh Dũng

Cành cây khô khẳng khiu, liêu xiêu nghiêng theo chiều bão

Chiếc lá phong xòe ra mỏng manh

Như gân bàn tay cản phong ba quật ngã

Bám đất, bám trời, níu trì để khỏi bật gốc trôi, bay

Nhìn tượng “Kiên cường” hình dung cơn bão dữ dằn đi qua

Qua phong ba, cây cỏ cũng như người kiên trung giữ làng,

bám đất

Dẫu trụi lá, trầy cây, ứa nhựa

Chưa kịp nhú mầm

Chưa kịp xanh

 

Nhà điêu khắc xứ sở Canađa

Nắm bắt thần tình sức sống Việt trước thiên tài bão lũ

Góp cho Công viên APEC mãi xanh

Bên dòng Hàn, Bảo tàng Chăm, chùa cổ An Long đậm đà

sắc Việt

Lá phong “Kiên cường” ơi

Em là lá, nhưng cũng là phong ba - gió sóng

Em lẩn khuất, bình dị, nhỏ nhoi không rực sắc màu

Ít người xem, ít người chiêm ngưỡng

Anh là lính quen bão đạn mưa bom

Quen trần thân lũ mưa cứu dân, dễ đồng lòng cám cảnh

Trân quý ân cần tình tự cùng em

 

Anh yêu em, yêu sức bền chịu đựng

Yêu khát vọng vươn lên kiên cường, kiêu hãnh

Sau bão lũ, phong ba như sau trận đánh

Vẫn gìn giữ mình, dù chiếc lá, ngọn cây

Anh chưa thấy lá diêu bông mường tượng tình yêu thi sĩ

Hoàng Cầm

Chừ anh có thêm cây phong, lá phong dịu dàng, vững vàng

Giữa trời giữa đất

Em dẻo dai trường tồn sức bật

Anh da diết gọi thầm: lá phong hời, lá phong hỡi, lá phong ơi.

L.A.D

Bài viết khác cùng số

Nhớ mùa hoa ven sông - Lê Ngọc NamĐà Nẵng - Tết Mậu Thân 1968 - Ngọc ThanhQuê hương tuổi thơ tôi - Huỳnh Viết TưLửa Tết - Vũ Thị Huyền TrangTết trong lòng - Phạm Thị Hải DươngĐất trời ươm Tết tự bao giờ - Ngô Thị Thục TrangMột thoáng Tết xưa - Lê Ngọc ThạnhMùa xuân trên Cảng Thọ Quang - Hoàng Tây HòaĐà Nẵng 2017 - Một năm bội thu về văn hóa - Bùi Văn TiếngBác Hồ với Tết năm Tuất đầu tiên sau ngày nước nhà độc lập - Vân trìnhChuông reo - Trần Đức TiếnThơ ngắn - Xuân HiệuNgày xuân, cảm nhận đôi điều về văn hóa ứng xử của người Hàn Quốc - Dân HùngCâu chuyện ngày 30 Tết - Hồ Thị Thùy Trang Hồn mai trắng - Đặng Hoàng ThámBầu trời xuân cao lộng - Tường LinhMùa xuân vẫn còn - Bích NhànBên dòng sông Trà Nô ngày ấy - Giang Nguyên TháiXuân Mậu Thân 68 qua tác phẩm mỹ thuật - Trần Trung SángXuân Mậu Thân 1968: Vang vọng những lời thơ - Mai Bá ẤnTìm - Trương Đình ĐăngXuân trừu tượng - Đỗ Thượng ThếHạt muối - Huỳnh Trương PhátGiọt nắng giọt mưa - Trương Công MùiBến đợi - Xuân CừDụ ngôn - Phạm Tấn DũngTrích dẫn rêu xuân - Nguyễn Tấn SĩGửi em - Nguyễn Đăng KiênXuân tình - Như HoàiPhận cỏ - Huỳnh Thúy KiềuChầm chậm cùng mùa - Thu ThủyThổn thức mùa xuân - Bùi Mỹ HồngXúc lộ - Nguyễn Thị Anh ĐàoLỗi hẹn mùa xuân - Nguyễn Nho thùy DươngNiềm xuân - Nguyễn Hoàng ThọNhững ô cửa mở ra mùa xuân - Kai HoàngMùa xuân trong thành phố - Nguyễn Đông NhậtTHANH QUẾ - TQVới người bái hoa mai* - Ngân VịnhLộc xuân - Tăng Tấn TàiVô thường - Vạn LộcTự vấn xuân - Trần Trình LãmMùa xuân có đắng? - Tần Hoài Dạ VũMùa trăng thiếu nữ - Trịnh Bửu HoàiVà mùa lại về - Hoàng Hương ViệtĐêm Trường Sa nhớ mẹ - Nguyễn Tiến NênTrong khu vườn cỏ dại - Đinh Thị Như ThúyThơm thảo - Lê Huy HạnhMùa lỡ quên - Nguyễn Hoàng SaQuà quê - Quốc LongGọi thầm lá phong - Lê Anh DũngRộn ràng xuân - Thái Bảo - Trương ĐỳnhChiều xuân uống rượu một mình - Xuân TrườngChuông chùa ở Trường Sa - Nguyễn Xuân TưĐêm sáng - Nguyễn Nho KhiêmBên sông chiều cuối năm - H.ManKể chuyện tình bằng lời ca dao(*) - Văn KhoaNguyễn Ngọc Hạnh - Phơi nỗi buồn lên thơ - Phạm Phú PhongTác phẩm đoạt giải thưởng Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng năm 2017 - Phạm Thị Hải DươngSáng láng một mùa Xuân Như ý - Chế Diễm TrâmĐể làm ra những trang sách...- Trương Điện ThắngDạo chơi với những sắc màu - Lê Huy HạnhHình tượng chó trong văn hóa Việt - Đinh Thị TrangCon chó của thần hộ mệnh Siva-Bhairava và chín vị thần tinh tú trong nghệ thuật Chăm-pa - Trần Kỳ Phương