Đôi điều ca dao
21.01.2010
(Nhân đọc “Cấu trúc ca dao trữ tình” của TS Lê Đức Luận - NXB Đại học Huế)
Ca dao trữ tình - vốn quí trong kho tàng văn học dân gian, không chỉ riêng một quốc gia nào. Sản phẩm ấy là linh hồn của cuộc sống, được tâm hồn con người nhào nặn, chắt lọc qua thời gian để bây giờ được tồn tại như những viên ngọc quí nhiều màu sắc, đa góc cạnh mà mỗi con người dù uyên bác, uyên thâm đến mức nào cũng khó có thể nhìn nhận, cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp của nó, mặc dù nó luôn gắn với tâm trạng con người trong từng khoảnh khắc cuộc sống đời thường. Đơn giản như cơm ăn nước uống. Ai cũng ăn cơm, nhưng khi nhai hạt cơm từ cánh đồng Mường Thanh đến hạt cơm từ cánh đồng Na Sơn đến bát cơm Hà Tĩnh, đến Cần Thơ gạo trắng nước trong, đến hạt gạo ở vùng tây Trường Sơn, đến bát cơm vùng sông nước Đồng Tháp…Nhai kỹ ta sẽ thấy hương vị rất khác nhau. Cái gì đã tạo nên sự khác đó qua các vùng miền, yếu tố nào đã cấu thành, tôi tin rằng chả mấy ai để ý tới. Tìm hiểu và nghiên cứu về ca dao trữ tình tôi nghĩ càng phức tạp hơn nhiều vì nó có vô số nội dung cần được đề cập, khám phá. Nó là dân gian đấy nhưng lại có tính thời đại. Nó truyền miệng đấy nhưng cũng rất bác học. Bạn cảm nhận nó ở góc nhìn đồng đại hay lịch đại và vv…
Ngôn ngữ ca dao là ngôn ngữ thi ca nhưng cũng là ngôn ngữ giao tiếp. Vừa có cấu trúc lời đơn, vừa là cấu trúc lời đôi. Nghiên cứu cấu trúc ca dao không chỉ là nghiên cứu cấu tạo văn bản lời ca, các tầng bậc ngữ nghĩa mà còn tìm ra con đường hình thành một lời ca, cách thức sáng tạo lời ca.
Tác phẩm “Cấu trúc ca dao trữ tình” hay nói đúng hơn đây là luận văn, công trình nghiên cứu của tiến sĩ Lê Đức Luận góp phần giúp bạn đọc thêm sự hiểu biết trong quá trình tiếp cận, nghiên cứu văn học dân gian.
Tác phẩm dày 330 trang, khổ 16 x 24 được phát hành trong quí 2 năm 2009.
TRỌNG VÂN
Bài viết khác cùng số
Chuyện vuiTết cộng đồng - Tết tâm linhLão Năm DầnHai lần gặp chúa Sơn LâmNơi xuân đến sớmLãng du một khúc đồng daoMùa xuân đầu tiên của một người Việt Nam “đặc biệt”BÁC HỒ và mùa xuân 50 năm trướcDự cảm trước Mùa XuânNhớ cái Tết năm ấyMầm xanhNụ xuânMùa xuân qua đồi cỏHương quêTrả gió cho mùaGiao mùaVề làng xưa, nhớ baMùa xuân thắmGiấc mơ xuânGiấu xuânChuyến tàu cuối nămNgắm xuânSôngTrong ánh chớpĐừng chọn ngày giông bãoKhu vườn đồng daoHạnh phúcĐôi mắt quê hươngNgày xuân, bàn chuyện mỹ nhân trong Tam QuốcThơ và lời bìnhMàu tím trong thơ caTHẦN HỔ - truyện kinh dị đặc sắc của Tchya Đái Đức TuấnNGÀY XUÂN LUẬN VỀ QUỐC HIỆU VIỆT NAM-LÀM THEO GƯƠNG BÁCẤn tượng văn chương 2009Thói quen viết tiểu thuyết của các nhà văn lớnThơ đến từ đâu của Nguyễn Đức TùngĐường nhân gianĐôi điều ca daoPhiêu lãng cùng “một chiều với Tây Hồ”HƯỚNG VỀ HÀ NỘI NGÀN NĂMKẻ chết giảTết thầyĐình làng Tùng Lâm và các đạo sắc phong