Tìm về thế giới tuổi thơ qua “Bồ Công Anh bay theo gió”

12.01.2024
Thùy Trang

Tìm về thế giới tuổi thơ qua “Bồ Công Anh bay theo gió”

Tôi may mắn được biết đến “Bồ Công Anh bay theo gió” qua Trại sáng tác Văn học và Mỹ thuật thiếu nhi năm 2023. Thế nhưng chỉ khi cầm trên tay tập truyện ngắn, tôi mới cảm nhận được thế giới tuổi thơ thật hồn nhiên và lý thú xoay quanh cuộc sống lứa tuổi học trò. Trang sách mở ra với vô vàn những điều mới mẻ, từ bìa sách đến các hình minh họa bên trong đều được họa sĩ Hồ Đình Nam Kha thể hiện bằng những nét vẽ giản đơn nhưng đầy tinh khôi và ấm áp, lôi cuốn người đọc vào thế giới của tuổi thơ đầy trong trẻo. 

Tập truyện ngắn thiếu nhi “Bồ Công Anh bay theo gió” do Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố
Đà Nẵng phối hợp với Nhà xuất bản Hội Nhà văn tổ chức biên soạn và xuất bản dày 300 trang gồm 30 tác phẩm đầy cảm xúc của 30 cây bút là các em học sinh tham gia Trại sáng tác. Mỗi truyện ngắn là một câu chuyện đầy thú vị, mới mẻ gắn với những bài học ý nghĩa về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, thầy cô, bạn bè hay rộng hơn là những trăn trở của tuổi mới lớn. Bên cạnh đó một số em còn hướng ngòi bút của mình đến các vấn đề như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu cùng với những tình huống gay cấn, hồi hộp nhưng vẫn giữ được sự hồn nhiên, trong sáng, thu hút biết bao trái tim độc giả.

Nhân vật trong truyện ngắn của các em đều là những người rất gần gũi như: ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, những người bán vé số, nông dân, loài hoa, động vật… bối cảnh truyện được sử dụng cũng nhỏ gọn trong tầm mức quan sát của các em. Điều đặc biệt các em chỉ mới ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng nhưng đã thể hiện được khả năng quan sát tinh tế cuộc sống xung quanh qua lời kể mộc mạc, chân thật, dựng nên một thế giới trẻ thơ đầy màu sắc, mang đến cho bạn đọc nhiều suy ngẫm. Trong đó, có những truyện mang yếu tố phiêu lưu, kỳ ảo, tinh thần đồng đội, tình cảm bạn bè hồn nhiên, vô tư như: “Thám hiểm vùng đất mới” của Phạm Thị Thảo Nguyên (lớp 8/6 - Trường THCS Lý Tự Trọng), “Vùng đất nước mặn” của Võ Hoàng Anh Thư (lớp 9/9 - Trường THCS Lý Tự Trọng). Có những truyện ngắn đi sâu vào thế giới nội tâm nhưng để lại những dư vị yêu thương cứ lắng đọng trong từng câu chuyện một cách nhẹ nhàng, tự nhiên qua: “Trời mỗi ngày một sáng” của Nguyễn Thị Phương Thúy (lớp 11/8 - Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền); “Như ánh sao trời” của Nguyễn Hoàng Thiên Trúc (lớp 6/1 - Trường THCS Trần Quý Cáp); “Ngôi sao chổi dịu dàng” của Nguyễn Đức Như Ý (lớp 9/4 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ). Bên cạnh đó cũng có nhiều truyện ngắn miêu tả chân thực về bạo lực gia đình, tình mẫu tử khiến người đọc cảm thấy xót xa: “Đông trắng” của Trần Thị Huyền Trang (lớp 11/4 - Trường THPT Hòa Vang), “Bát cháo hành” của Phan Trần Cẩm Duyên (lớp 10C1 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn).

Cũng có không ít trang viết đưa người đọc trở lại với thế giới của những con vật đáng yêu, ngộ nghĩnh qua lời kể tự nhiên, thú vị, với những tình huống truyện tinh nghịch đã khiến người đọc không khỏi bật cười trước sự láu lỉnh rất đáng yêu qua: “Isabella” của Đoàn Dương Trúc Lam (lớp 8/1 - Trường THCS Cao Thắng). Hay truyện ngắn “Tiếng gọi đàn” của Trịnh Mỹ An (lớp 9/4 - Trường THCS Nguyễn Công Trứ) đã gây được ấn tượng cho người đọc từ cấu trúc, cách đặt tên truyện, cho đến xây dựng cốt truyện, hình tượng và tính cách, tâm lý nhân vật được viết khá công phu, với nhiều tình tiết cảm động về cuộc sống bầy đàn và tình cảm mẹ con của loài vọoc. Ở “Bồ Công Anh bay theo gió” chúng ta còn bắt gặp tình cảm trong sáng, những rung động đầu đời hay cảm xúc buồn vui lẫn lộn của những năm tháng cắp sách tới trường qua truyện ngắn: “Vườn hoa con cá” của Nguyễn Thị Kim Ngân (lớp 11/7 - Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền), “Luyện chữ” Nguyễn Hoàng Bảo Ngọc (lớp 10/1 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám). Không những thế, tập truyện còn đưa người đọc vượt thời gian trở về với quá khứ qua truyện dã sử  “An Tư công chúa” của Phạm Gia Khang (lớp 11/3 - Trường THPT Tôn Thất Tùng) giúp chúng ta nhớ về cuộc chiến chính nghĩa của quân dân ta với giặc Nguyên - Mông lúc bấy giờ.

Ban Biên tập đã rất tinh tế khi lấy tên truyện ngắn “Bồ Công Anh bay theo gió” của Lê Khánh Hân (lớp 5/2 - Trường Tiểu học Mai Đăng Chơn) làm nhan đề cho cả tập truyện. Đây là học sinh nhỏ tuổi nhất có tác phẩm được tuyển chọn giúp cho tập truyện đa dạng về phong cách, đề tài. Lê Khánh Hân đã mượn hình ảnh của hoa Bồ Công Anh để nói lên ước mơ của mình rằng con người và thiên nhiên cần phải có sự hòa thuận trong cùng một môi trường sống. Mở đầu là hình ảnh Bồ Công Anh rời xa vòng tay của mẹ để theo cô gió phiêu lưu đến những vùng đất mới với mong muốn được sống gần con người, nhưng khi vừa được đặt chân đến thành phố để làm bạn với cậu học sinh thì cậu bé lại đam mê vào những trò chơi công nghệ bỏ mặt Bồ Công Anh khô héo. May mắn thay, những giọt nước mắt của cô học trò nhỏ đã cứu sống Bồ Công Anh. Và rồi Bồ Công Anh cũng đã cảm nhận được sự đồng điệu, tình yêu thương từ con người để vươn lên trổ hoa làm đẹp cho đời.

Một tập truyện ngắn chỉ dày 300 trang nhưng lại chứa đựng biết bao điều hấp dẫn, khiến người đọc rung lên những mến yêu, đọng lại những bình yên trong thế giới tuổi thơ đầy màu sắc. Tập truyện ngắn thiếu nhi “Bồ Công Anh bay theo gió” hứa hẹn sẽ mang đến cho độc giả nhiều cung bậc cảm xúc qua những câu chuyện thật dễ thương, hồn nhiên và thú vị.

 T.T

Bài viết khác cùng số

TếtCampuchia - đi và thấyThành phố phía Tây BắcMỹ Khê mùa xuânTiếng chim hót bên triền núi xanhCon tằm bận nhả tơĐừng đợi đến ngày 30 TếtXuân về trên núiNgày Tết vắng tiếng raoChiếc bánh cay vị gừngMùa xuân ngẫm về văn minh và ngụ ngôn của láTết Nguyên Đán - từ cái nhìn của Nguyễn Văn XuânĐà Nẵng những năm Thìn dưới thời Pháp thuộcỨng xử độc đáo của Bác Hồ 80 năm trướcNắng tháng GiêngCuối năm về thăm nơi sơ tán cũVề Đường LâmMột nhành xuânNắng xuânMùa xuân trên đồi cây sungLạc phố bên sôngTiếng xuânChiều xuânLy rượu chiều cuối nămĐầu năm đọc lại Hoàng hạc lâuĐêm nghiêngMột nửa tôiCành xuân biếcVề bên tháng GiêngLúc lòng Nguyên ĐánXuân hạnh phúcXuânĐóa hoa xuânTa là cây cúc nhỏThơ Trần Trúc TâmĐi giữa sương đêmTản khúc ngày cuối đôngMùa lạCánh mỏng chao nghiêngThời gianÁo carô*Cánh đồng thiếu nữMưaChùm Haiku mùaVê qua trảng vắngBên ướt mẹ nằmGiọng quêThì thầm với cỏNgọn gió quẫy chân mùaCuối năm lại nhớ rừngSáng chủ nhật uống trà hoa cúcChiều mưa biển Mỹ KhêThơ Nguyễn Đông NhậtVĩnh cửuHồn người xưaThơ ngắnGhé thăm bạn cũMột tập ký sự khắc họa vùng đất, văn hóa, con người Đà NẵngMúa trong văn hóa du lịchẤn tượng đẹp về Triển lãm "Mỹ thuật Đà Nẵng năm 2023"Đọc tự truyện Ong rừng của Phan Đức NhạnSố nhiều và số ít trong lao động nghệ thuậtTrầm tư của một người yêu thơVõ Rồng ở nước ViệtĐynh Trầm Ca và nỗi hoài hươngNhớ Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh và Trăm năm thơ đất QuảngRồng - Makara trong mỹ thuật ChampaHình tượng con rồng trong văn hóa ViệtMùa xuân, đọc sắc vàng trong thơTìm về thế giới tuổi thơ qua “Bồ Công Anh bay theo gió”Người dẫn tôi về phía mặt trời mọc *Tranh vuiẢnh nghệ thuật "Tổ quốc bên bờ sóng"Xuân Giáp thìn 2024Bóng trời soi ruộng nướcChuyện vui: Một ngày xuânTình ta mãi mãi mùa xuânĐà Nẵng và em