Múa trong văn hóa du lịch

12.01.2024
Lê Huân

Múa trong văn hóa du lịch

Tôi bắt đầu viết bài này bằng phóng sự miêu tả một đêm diễn của vũ đoàn sông Hàn tại địa điểm sân khấu ngoài trời phục vụ cho khách du lịch trong và ngoài nước đến xem.

Chương trình biểu diễn gồm các điệu múa được xây dựng bằng các chất liệu ngôn ngữ múa dân gian, dân tộc Kinh, Chăm, Tây Nguyên… Được cấu trúc theo giai điệu, tiết tấu âm nhạc của dân tộc ấy.

Khán giả dự xem khá đông đảo, hầu hết là khách du lịch nước ngoài. Họ tỏ ra rất thích thú. Phóng viên đài truyền hình VTV8 đã phỏng vấn một số khách châu Âu, châu Á, họ đều nói lời ngưỡng mộ vì được hưởng thụ nghệ thuật biểu diễn múa phong phú mang bản sắc văn hóa Việt Nam. Nhưng rồi có nhiều vị khách, những cặp vợ chồng có dung mạo tri thức, đi du lịch dài ngày để tìm hiểu ngọn nguồn phong tục văn hóa, truyền thống dân tộc nơi họ đến. Thông qua người phiên dịch họ hỏi chúng tôi muốn được xem những chương trình lớn, được xem những vở diễn lớn của Việt Nam trong nhà hát thì xem ở đâu, nhất là vào những buổi tối nhàn du như thế này...

Điểm ưu việt của nghệ thuật múa khi biểu diễn phục vụ cho khán giả nước ngoài đó chính là ở đặc trưng ngôn ngữ diễn đạt mọi cảm xúc con người mà không cần lời phiên dịch. Múa và âm nhạc là ngôn ngữ chung cho loài người nhất là trong thời hiện đại, trong thời mở rộng du lịch 5 châu: Người đến với người bằng sự giao hòa yêu thương.

Từ yêu cầu cuộc sống, nghệ thuật múa Việt Nam đang được phát triển rất mạnh về chiều rộng. Múa phục vụ cho văn hóa du lịch trên khắp mọi miền đất nước. Múa biểu diễn trong các lễ hội chủ yếu là thể loại múa minh họa, phụ họa cho ca khúc. Diễn viên múa đông đảo hàng trăm người để hỗ trợ không khí cho ca sĩ đơn ca. Nếu múa chỉ có vậy thì đâu cần nghệ sĩ biểu diễn múa phải có trình độ cao về kỹ thuật, kỹ xảo và dĩ nhiên sau một đêm diễn mức thù lao chỉ bằng một phần trăm so với ca sĩ.

Múa trong văn hóa du lịch đâu chỉ có vậy. Tôi đã từng được xem những vở múa được dàn dựng quy mô tại sân khấu thực cảnh trên một khúc sông ở Quảng Tây - Trung Quốc. Vở diễn mang tên “Ấn tượng chị Ba Lưu” do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu dàn dựng. Nội dung vở diễn nói về một nghệ sĩ dân gian với tài năng nghệ thuật của mình đã chiến thắng cả một bầy quan lại địa phương để giành về cuộc sống cho dân nghèo. Vở diễn “Ấn tượng chị Ba Lưu” được địa phương bỏ vốn ra hàng triệu đô la Mỹ nhưng chỉ sau hai năm với nhiều đêm diễn cho hàng vạn khán giả xem mỗi xuất, giá vé bán cho khách du lịch nước ngoài là ba trăm ngàn đồng (tính theo tiền Việt) vốn đầu tư đã thu lại gấp mấy lần!

Cho đến nay, qua hàng chục năm vở diễn “Ấn tượng chị Ba Lưu” vẫn còn suất diễn, thu hút khán giả và đặc biệt nuôi sống cả một xã phục vụ cho vở diễn này.

Lại kể thêm một trường hợp điển hình của nhà hát Bansoil (nhà hát lớn của Nga) - có từ vài trăm năm nay, với nghệ thuật múa ba lê qua những vở múa kinh điển như: Hồ Thiên Nga, Di gan,… bán vé cho khán giả trước hai, ba năm. Khách nước ngoài muốn có vé xem phải biết cách nhờ đại sứ quán nước mình tại Moscow mua mới có. Thời chiến tranh chống Mỹ (1970) tôi được đồng chí Chu Huy Mân tư lệnh Quân khu 5 kể rằng: “Mình được Bộ Quốc phòng cử sang Liên Xô học nghiên cứu sinh quân sự một năm, vậy mà không thể nào kiếm được vé để xem vở ba lê Hồ Thiên Nga”.

Nghị Quyết 43 của Trung ương và tinh thần của “Hội nghị Diên Hồng” về văn hóa - nghệ thuật toàn quốc đã khẳng định vị thế của văn hóa - nghệ thuật trong công cuộc xây dựng, vun đắp con người của Tổ quốc Việt Nam. Trước hết phải phấn đấu để văn hóa - nghệ thuật được phát triển mạnh ngang tầm kinh tế.

Chỉ góp được vài buổi biểu diễn ở sân khấu bên cầu Rồng đối với hội múa chúng tôi chưa thể là một thành tích đáng tự hào. Chúng tôi đang nổ lực, tâm huyết để xây dựng ngành nghệ thuật múa của thành phố Đà Nẵng vươn tầm tỏa sáng cùng nghệ thuật múa Việt Nam. Ví dụ như việc tổ chức thành lập một Nhà hát nghệ thuật có khả năng thực hiện các tác phẩm múa lớn, các vở diễn mang nội dung về đề tài lịch sử anh hùng dân tộc, truyền thống cách mạng, những lễ hội đặc sắc của các dân tộc vùng miền trong cả nước, đồng thời cũng là nơi giao tiếp nghệ thuật với tinh hoa sân khấu thế giới.

L.H

Bài viết khác cùng số

Tiếng chim hót bên triền núi xanhỨng xử độc đáo của Bác Hồ 80 năm trướcĐà Nẵng những năm Thìn dưới thời Pháp thuộcTết Nguyên Đán - từ cái nhìn của Nguyễn Văn XuânMùa xuân ngẫm về văn minh và ngụ ngôn của láChiếc bánh cay vị gừngNgày Tết vắng tiếng raoThành phố phía Tây BắcMỹ Khê mùa xuânCon tằm bận nhả tơĐừng đợi đến ngày 30 TếtXuân về trên núiCampuchia - đi và thấyTếtXuân hạnh phúcĐêm nghiêngĐầu năm đọc lại Hoàng hạc lâuLy rượu chiều cuối nămChiều xuânNắng xuânLạc phố bên sôngMùa xuân trên đồi cây sungTiếng xuânCành xuân biếcVề bên tháng GiêngLúc lòng Nguyên ĐánXuânĐóa hoa xuânTa là cây cúc nhỏMột nhành xuânNắng tháng GiêngVề Đường LâmCuối năm về thăm nơi sơ tán cũMột nửa tôiGhé thăm bạn cũThơ ngắnHồn người xưaVê qua trảng vắngNgọn gió quẫy chân mùaThì thầm với cỏGiọng quêBên ướt mẹ nằmThời gianCuối năm lại nhớ rừngChùm Haiku mùaMưaCánh đồng thiếu nữÁo carô*Cánh mỏng chao nghiêngMùa lạTản khúc ngày cuối đôngĐi giữa sương đêmThơ Trần Trúc TâmThơ Nguyễn Đông NhậtVĩnh cửuChiều mưa biển Mỹ KhêSáng chủ nhật uống trà hoa cúcẤn tượng đẹp về Triển lãm "Mỹ thuật Đà Nẵng năm 2023"Một tập ký sự khắc họa vùng đất, văn hóa, con người Đà NẵngĐọc tự truyện Ong rừng của Phan Đức NhạnTìm về thế giới tuổi thơ qua “Bồ Công Anh bay theo gió”Người dẫn tôi về phía mặt trời mọc *Mùa xuân, đọc sắc vàng trong thơTrầm tư của một người yêu thơVõ Rồng ở nước ViệtSố nhiều và số ít trong lao động nghệ thuậtMúa trong văn hóa du lịchĐynh Trầm Ca và nỗi hoài hươngNhớ Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh và Trăm năm thơ đất QuảngRồng - Makara trong mỹ thuật ChampaHình tượng con rồng trong văn hóa ViệtXuân Giáp thìn 2024Bóng trời soi ruộng nướcTranh vuiẢnh nghệ thuật "Tổ quốc bên bờ sóng"Chuyện vui: Một ngày xuânTình ta mãi mãi mùa xuânĐà Nẵng và em