Văn hóa người Đà Nẵng - Dân Hùng

04.02.2015

Văn hóa người Đà Nẵng - Dân Hùng

 

 Được đánh giá là một trong những đô thị phát triển nhất khu vực miền Trung và Tây Nguyên, nhưng có lẽ nhiều người sẽ ngạc nhiên khi biết rằng, mức độ đầu tư cho ngành văn hoá của Đà Nẵng chưa cao so với một số địa phương khác. Tuy nhiên, dưới con mắt và cảm nhận của nhiều người thì Đà Nẵng có một môi trường văn hóa rất trong lành mà không phải địa phương nào cũng có được. Tất cả xuất phát từ yếu tố ngắn gọn, giản dị và ý nghĩa mang tên: “Con người” - nhân tố tạo ra một bản sắc văn hóa rất riêng của Đà Nẵng.

Về nghĩa rộng thì cụm từ “Văn hóa” bao gồm nhiều yếu tố như: những công trình văn hóa từ vật thể đến phi vật thể, là điều kiện thưởng thức văn hóa, nghệ thuật của người dân, là chất lượng đời sống văn hóa v.v…Ở góc độ này thì phải nhìn nhận là Đà Nẵng còn phải phấn đấu nhiều nhưng bù lại, Đà Nẵng lại có những con người có văn hóa đúng nghĩa, nền tảng quan trọng để hình thành nên một đời sống văn hóa lành mạnh mang tính bền vững. Thực tế đã mình chứng khá sinh động suy nghĩ, hành động của người Đà Nẵng từ người lãnh đạo đến người dân bình thường đều ẩn chứa nét văn hóa bên trong, nên mới có được một Đà Nẵng thân thiện, đẹp và gần gũi trong mắt bạn bè gần xa. Nhìn từ yếu tố “lãnh đạo”, những chủ tương, chính sách của Đảng bộ và chính quyền thành phố trong những năm qua đều là những chủ trương mang đậm tính nhân văn nên nhận được sự đồng thuận cao của đông đảo nhân dân. Ở yếu tố “người dân”, một trong những yếu tố làm nên diện mạo Đà Nẵng hôm nay là sự đồng lòng thuận chí của người dân trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của thành phố. Nói như đồng chí Nguyễn Bá Thanh nguyên Bí thư Thành ủy Đà Nẵng thì cái được lớn nhất của Đà Nẵng là được lòng dân.

 Lòng dân làm nên phố mới, lòng dân làm nên những con đường khang trang, những cây cầu nối liền đôi bờ…. Người Đà Nẵng hôm nay đã có gần 40 năm sống trong hòa bình, gần 18 năm ở thành phố trực thuộc Trung ương, cuộc sống của người Đà Nẵng ngày càng khá hơn, và hình ảnh về tính cách con người Đà Nẵng chân chất, hiền hậu, hiếu khách được khắc họa rõ hơn bao giờ.  Đó cũng là bản chất văn hóa, nhân văn của người Đà Nẵng, nó thấm sau trong máu thịt những người Đà Nẵng gốc và của cả những người nhận Đà Nẵng làm quê hương thứ hai. Văn hóa của người Đà Nẵng là thái độ ứng xử, sự lịch sự, tận tình với nhau với bạn bè, du khách gần xa đến Đà Nẵng, là sự tự giác trong giữ gìn phố phường sạch đẹp, sự tôn trọng luật pháp…

Văn hóa của người Đà Nẵng còn thể hiện trong việc chấp hành chủ trương đường lối, có người nói rằng dân Đà Nẵng “hiền” nên ít kiện tụng, đòi hỏi, nhất là về chuyện liên quan đến đất đai, giải tỏa đền bù, tái định cư. Nhưng thực sự là không phải vậy, mà xuất phát từ chủ trương đi vào lòng người của lãnh đạo thành phố. Trong 18 năm qua, thành phố đã thực hiện di dời và bố trí tái định cư cho hơn 100 ngàn hộ dân, công tác giải tỏa đền bù, giải phóng mặt bằng đạt kết quả tốt là nhờ sự đồng thuận cao trong nhân dân. Số đơn thư khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến vấn đề đất đai, đặc biệt những trường hợp khiếu kiện kéo dài, chiếm một tỷ lệ không đáng kể so với một số lượng lớn hộ dân phải di dời, giải tỏa như vậy. Ý nghĩa của cụm từ “ Nhà nước và nhân dân cùng làm” cũng thể hiện khá sinh động ở Đà Nẵng. Các con đường nội thành khi mở rộng, nâng cấp, người dân đã tự nguyện hiến đất với trị giá hàng trăm tỷ đồng. Đây là thành công lớn của thành phố trong vận động sự đóng góp của nhân dân cho công cuộc xây dựng và phát triển thành phố quê hương.

Nói đến Đà Nẵng không thể không nói đến các chương trình lớn mang đậm tính nhân văn như chương trình “Thành phố 5 không”, “Thành phố 3 có”, trong đó có một cái “có” quan trọng là “Có nếp sống văn hóa văn minh đô thị”. Những kết quả có được đến hôm nay có công sức đóng góp rất lớn của các tầng lớp nhân dân Đà Nẵng. Tuy nhiên, người Đà Nẵng từ lãnh đạo đến người dân đều không tự mãn với những gì có được, minh chứng là năm 2015 này, thành phố vẫn chọn chủ đề là “Năm văn hóa văn minh đô thị” để tiếp tục  xây dựng Đà Nẵng phát triển mạnh mẽ về kinh tế đồng thời song hành đó là sự phát triển tương xứng về văn hóa, đặc biệt là xây dựng những con người sống có văn hóa, sống tốt đẹp, tôn trọng những quy tắc chung để tạo thành nếp sống văn minh, lịch sự.

Có thể lấy dẫn chứng về mảng nếp sống văn hóa văn minh đô thị, người Đà Nẵng đã để lại những ân tượng tốt đẹp cho bạn bè gần xa mỗi khi đến đây. Đó là sự thân thiện, hiếu khách, sẵn sàng hợp tác của mọi người từ em bé đến cụ già, từ anh xe thồ đến anh cảnh sát giao thông với những du khách gần xa. Một người bạn của tôi, từ một tỉnh phía Bắc, lần đầu tiên đến Đà Nẵng, đã thốt lên rằng: “Người Đà Nẵng sao mà thân thiện, dễ thương thế!”. Anh nói, chỉ đơn giản việc hỏi đường thôi mà bất kỳ ai cũng hướng dẫn rất tận tình, cặn kẽ, điều mà những thành phố lớn khác không phải lúc nào cũng thuận lợi. Một chị bạn nữa của tôi cũng kể lại rằng, khi mới đến Đà Nẵng, vì chưa thuộc đường, thỉnh thoảng phải dừng lại hỏi, khi chị hỏi chị bán bánh mỳ thì cả những người đang uống nước mía gần đó cũng bước ra chỉ dẫn rất tận tình, có người còn lấy xe dẫn mình đi qua khỏi đoạn khó diễn tả nữa. Điều này làm chị bạn tôi rất xúc động. Từ những cách hành xử rất đời thường nhưng đậm nét nhân văn đó, đã làm toát lên một Đà Nẵng rất đáng mến, thân thiện, chân thành, được bắt đầu từ những con người Đà thành bình dị như vậy. Và rõ ràng, nó cũng xuất phát từ bản chất “có văn hóa” của người Đà Nẵng.

Mỗi địa phương có một đặc thù riêng về vùng miền, con người, rồi còn là chủ trương, chính sách có phù hợp với đặc điểm, bối cảnh của địa phương hay không. Đó là chưa nói đến cái tâm, cái tầm của người đứng đầu v.v và v.v... Nhưng dù sao thì cũng phải khẳng định một điều là, Đà Nẵng có được như hôm nay là kết quả tổng hòa của sự đồng thuận từ người lãnh đạo cao nhất đến người dân bình thường nhất. Tất cả đã cùng đồng lòng thuận chí để xây dựng một Đà Nẵng lớn mạnh, tươi đẹp như hôm nay,  trong đó yếu tố con người giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Nhưng con người dù có học thức cao nhưng vẫn có thể nghèo nàn về văn hóa, ứng xử thiếu văn hóa và nhất là không được sống trong một môi trường văn hóa thuần khiết thì cũng khó có thể làm nên một xã hội văn hóa, văn minh.

Các nhà văn hóa đã đúc kết một cách rất cụ thể về người Đà Nẵng là: Đà Nẵng nằm trong vùng đất được tôn vinh là "Ngũ phụng Tề phi", gắn liền với truyền thống hiếu học và say mê sáng tạo. Người Đà Nẵng có bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện, yêu sự chân thật và kiên quyết trong hành động chống lại những điều ác, điều xấu. Trải qua diễn trình lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần cư của cư dân nhiều địa phương khác đến; là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước. Dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi nhưng người Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng được hun đúc cùng tiến trình phát triển đô thị.

Vì yêu, vì tâm huyết, trách nhiệm với quê hương mà người  Đà Nẵng từ lãnh đạo đến người dân bình thường luôn đằm mình suy nghĩ những bước đi, cách làm thích hợp nhất để xây dựng thành phố quê hương lớn lên từng ngày. Đó cũng là kết tinh từ bản chất, từ cái “hồn cốt” văn hóa, nhân văn của người Đà Nẵng. Chúng ta có quyền tự hào vì mình là “người Đà Nẵng”, về những thay đổi của thành phố mà mình đang gắn bó. Vất vả, gian nan còn nhiều, nhưng lạc quan và niềm tin thì không bao giờ cạn bởi một lẽ thường tình: Người Đà Nẵng được sinh ra và kế thừa từ cái “nôi văn hóa” mang tên đất Quảng! 

Bài viết khác cùng số

Cô Mùi – Trần Quốc CưỡngChùm truyện nhỏ cho các em của Thanh QuếBốn Chỉnh – Vũ Đức Sao BiểnChùm thơ của Hồ Thế HàHạc phù dung – Nguyễn Thị Anh ĐàoVăn nghệ sĩ Đà Nẵng với Năm Văn hóa văn minh đô thị - Bùi Văn TiếngNghĩ về tâm, tầm lãnh đạo và lòng dân - Sương Nguyệt MinhVăn hóa người Đà Nẵng - Dân HùngTín hiệu vui trước ngưỡng cửa xuân 2015 - Phương MaiXuân không mùa - Huỳnh Viết TưNhững cánh rừng xưa sống lại – Bùi Công MinhNhững mùa xuân im lặng kéo qua đời …- Tùy bút của Văn Công HùngKhoai! – Hồ Duy LệAnh Đũi - Trần Đức TiếnDê Thần - Trần VănAi vừa gọi điện thế nhỉ ? - Bùi Công DụngTiếng mùa xuân – Vương Phạm Tâm CaSông Hàn chiều cuối năm - Trần Huy Minh PhươngChiều tháng Chạp - Nguyễn Bá HòaGiao mùa - Lê Huy HạnhThoáng xuân nghiêng - Nguyễn Thánh Ngãim lặng ngày xuân – Đinh Thị Như ThúyVề thăm quê buổi giao mùa – Trương Đình ĐàngMột mình - Hoàng Hương ViệtMùa Xuân - Nguyễn Xuân TưChiều ba mươi bên sông Hàn - Nguyễn Văn TámChờ Xuân – Trịnh Bửu HoàiSố phận của nhà thơ – Nguyễn Đông NhậtHoa cải vàng bay - Mai Hữu PhướcMùa đông về phố - Trần Ngọc MỹMùa riêng - Nguyễn Hoàng SaGiọt sương còn đọng môi mềm - Thy LanMột mình - Lê Thanh MyChùm thơ Nguyễn Ngọc HạnhVề miền ký ức riêng tư - Nguyễn Nho Thùy DươngNgôi sao số phận tôi – Nguyễn HoaTiếng nổ - Nguyễn Minh HùngNắng từ quê nội – Nguyễn Nhã TiênDặm chiều – Ngân Vịnh Nhà tôi có cây mai chưa trổ - Nguyễn GiúpNụ tình xuân - Nguyễn Miên ThượngMỹ Khê- Quê xưa gồng gánh hoa vàng – Võ BiênChạnh lòng – Nguyễn Thành LongMột quãng đường xuân với nhà thơ Trinh Đường – Nguyễn Nhã TiênVẻ đẹp ngàn hoa trong thơ Hồ Chí Minh - Lê Thành VănNét giao thoa văn hóa Việt - Mường độc đáo trong ca xuân sắc bùa ở đất Quảng - Vân TrìnhNhà văn Vũ Bằng với mùa xuân thương nhớ - Chế Diễm TrâmNỗi lòng Tô Vũ – bài kệ cho những ngày nói lãng – Trần Tâm“Khi đã chọn tiếng kêu tinh huyết..” Từ chân trời đến thiên di của Nguyễn Minh Hùng – Hoàng Sĩ NguyênHọa sĩ Vũ Dương: biển với mùa xuân – Trần Trung SángNghệ thuật bài chòi một di sản văn hóa của miền trung – Trần HồngNSƯT Hoàng Lể, Nhạc sĩ bài chòi – Trương Đình QuangBài vè Liêm Lạc – Phạm Hữu Đăng ĐạtMột câu chuyện về sáng tác múa – NSND Lê HuânCuộc chia ly giữa Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng tại Đà Nẵng - Châu Yến Loan