Thơ: Võ Kim Ngân

18.01.2012

Thơ: Võ Kim Ngân

Dừng nghĩ

                                (Ghi lại cuộc chuyện trò với HTT ở Bảo Tàng Chăm)

 

Những pho tượng Chăm

Dừng nghĩ bao năm

Trăm năm, nghìn năm?

Nếp nghĩ  hằn lên li ti những vân xanh sa thạch đầy bí ẩn sinh tồn.

 

Dừng nghĩ.

Ý nghĩ nực cười đánh lừa đàn rắn không bao giờ ngủ bằng miếng mồi vọng tưởng, câu hỏi về câu hỏi tương lai.

Những con rắn thông minh thoáng giây lạc hướng.

Dừng nghĩ.

Ta mệt nhoài vì sự truy đuổi của bầy rắn từ lúc chào đời, thở gấp giữa cơn cuồng chạy bầy rắn  đuổi sau lưng.

 

Vọng tưởng

Miếng mồi ngon của những con rắn bản năng mạnh mẽ quăng mình săn đuổi triền miên

Cái ách choàng lên, kéo đời ta đi qua cát bụi mà ngỡ đang sống giữa thiên đàng, địa ngục; ngỡ  bay nhảy khi đang lầm than, lạc lối; ngỡ giàu có khi đang khốn khó;  ngỡ nghèo khó, xác xơ trên đống của cải vô vàn...

 

Vọng tưởng

Xác thân chỉ là cỏ dại. Thứ cỏ cây đội trên đầu đàn con rắn lao nhao, kiếm tìm, mục rữa...

 

Dừng nghĩ

Ghìm chân ngàn ngựa hoang dễ hơn đánh lừa bầy rắn để có một giây ngơi nghỉ.

Đàn rắn thao láo xoi mói kiếm tìm danh lợi, sân si.

Chúng vục đầu vào những vết thương sâu hoắm, vực dậy nỗi đớn đau cào xé trong lòng.

Chúng vỗ về, mơn trớn những khát khao không có được, thổi bùng ngọn lửa trong tim

Chúng vật nài xúi giục lật tung nắp giương ký ức cũ mèm, dựng dậy kiếm đao khua loảng xoảng.

Thúc ta trên đường vạn dặm mù khơi...

 

Dừng nghĩ

Những pho tượng Chăm mỉm cười bí ẩn

Bầy rắn thuần phủ phục vây quanh.

 

Giấc mơ không về đá ngàn năm không tuổi

Mà mơ về nơi không có giấc mơ

Phút bình an

Dừng nghỉ bên đời.

V.K.N

Bài viết khác cùng số

Đà Nẵng, thanh tao mùa xuân sớm - Bút ký - Nguyễn Thị Anh ĐàoLửa đất nung - Truyện ngắn - Hoàng ĐặngGhi chép ở Mỹ - Thái Bá LỢICòn thương... cây chuối mọc sau hè - Tạp bút - Huỳnh YênGánh nước đêm giao thừa - Nguyễn Nhã TiênTây Phong Lĩnh, ngày chớm Xuân - BÙI CÔNG MINHChiều cuối năm - Ghi chép - Hồ Duy LệĐà Nẵng - 15 năm phát triểnMùa Xuân mới của nỗ lực sáng tạo trên chặng đường 15 nămThơ: Nguyễn Hoàng SaThơ: Vũ PhánThơ: Lê Anh DũngThơ: Nguyễn QuânThơ: Phan ChínThơ: Nguyễn Thành LongThơ: Hoàng QuyênThơ: Nguyễn Tường VănThơ: Nguyễn Đức NamThơ: PHỤNG LAMThơ: Trần Trúc TâmThơ: Nguyễn Nho Thùy DươngThơ: Trương Quang SinhThơ: Ngô ThỊ Thục TrangThơ: Nguyễn Văn TámThơ: MAI MỘNG TƯỞNGThơ: VẠN LỘCThơ: Thiếu KhanhThơ: NGUYỄN TRỌNG TẠOThơ: La TrungThơ: Nguyễn HoaThơ: NGUYỄN ĐĂNG HẢIThơ: Phương ThànhThơ: Trung NgônThơ: Thanh BìnhThơ: Lam GiangTHƠ:Nguyễn Văn ChươngThơ: Nguyễn Đức PhongThơ: ĐỖ THƯỢNG THẾThơ: Hoàng Thanh ThụyThơ: Võ Kim NgânThơ: MAI HỮU PHƯỚCThơ: Nguyễn Nho KhiêmThơ: Nguyễn Kim HuyThơ: Nguyễn Xuân TưThơ: TÓC NGUYỆTThơ: Trần Trình LãmThơ: TRẦN DZẠ LỮThơ: NGUYỄN THÁNH NGÃThơ: Phan Minh MẫnThơ: HUỲNH THỦY KIỀUThơ: Trịnh Bửu HoàiThơ: Tường Linh○VĂN HỌC VÀ NHÀ TRƯỜNG: Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu○MỸ THUẬT: Họa sỹ Ớt○ÂM NHẠC:Nhớ La Hối với ca khúc “Xuân và Tuổi trẻ”Mùa xuân trong thơ HaikuChí sĩ, nhà báo Huỳnh Thúc Kháng đón tết ở Côn Lôn như thế nào?Tết Nguyên Đán và những phong tục cổ truyền của người ViệtTâm sự của một người sáng tácNhững con chữ rạo rực TếtChuyện vui của các nhà văn thời chống Mỹ