Nhân kỷ niệm 45 năm “di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lời Di chúc gửi êm bên gối” - Nại Hiên

22.09.2014

Nhân kỷ niệm 45 năm “di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh:   “Lời Di chúc gửi êm bên gối”  -  Nại Hiên

Tết Độc lập Mồng Hai tháng Chín năm nay 2014 cũng là kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ kính yêu vĩnh viễn đi xa, cùng với bản Di chúc thiêng liêng mà Người để lại cho toàn Đảng, toàn dân tộc.  Đã có rất nhiều bài viết, bài nghiên cứu về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, một văn kiện lịch sử hết sức sâu sắc, một di sản tinh thần vô giá.  Tưởng nhớ Người và cảm thấu bản Di chúc của Người, trong ngày lịch sử trọng đại này, xin được góp một suy nghĩ nhỏ.

Nhà thơ Tố Hữu đã rất tài tình khi chọn từ ngữ để nói về cách mà Bác để lại bản Di chúc cho các thế hệ muôn đời sau. Không thể có cách diễn đạt nào tinh tế hơn, đúng hơn với phong thái của Bác: “Lời Di chúc gửi êm bên gối”.

            Đồng chí Vũ Kỳ trong Hồi ký của mình, kể lại: Một buổi sáng tháng Năm như bao buổi sáng bình thường, Bác nói với người thư ký của mình: “Chú Kỳ, tý nữa lên làm việc, lấy cho Bác mươi tờ giấy trắng và chiếc phong bì to nhé!”.

Chỉ “mươi tờ giấy” thôi. Bác không nói ý định của mình, càng không có ý định ghi lại những lời mà chúng ta trân trọng gọi là những lời dạy. Nhưng lịch sử đã chứng minh đó đúng là những lời dạy, còn hơn cả những lời dạy. Có điều, tự Bác không nói thế. Bác gọi nó là “tài liệu tuyệt đối bí mật”.

Một lãnh tụ vĩ đại viết một văn kiện chính trị để đời, nhưng lại bắt đầu bằng việc dẫn lời một người nhà thơ cổ. Bởi Bác chúng ta vẫn thường nghĩ mình là một người bình thường, một người không ra khỏi luật sinh tử. Vì vậy mới có sự mở đầu như cách nói của một người dân thường, một lão nông: “ Ông Đỗ Phủ là người làm thơ rất nổi tiếng ở Trung Quốc, đời nhà Đường, có câu rằng “nhân sinh thất thập cổ lai hy” nghĩa là “người thọ 70, xưa nay hiếm”.”

 Nhưng chắc chắn không ai nghĩ Bác mở đầu như vậy là để nói một câu chuyện bình thường về quy luật sinh tử. Tầm vĩ đại của Di chúc thể hiện trong toàn bộ nội dung những điều Bác gửi lại. Đó là những lời về xây dựng Đảng, về đoàn kết trong Đảng, về thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng của mỗi đảng viên và cán bộ, về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; và cả những lời dặn không điếu phúng linh đình sau khi Bác qua đời để tránh lãng phí tốn kém cho dân cho nước…những lời mà chúng ta sẽ phải suốt đời tu tập, ôn luyện.

            Là con người nên Bác cũng có những ưu tư. Và Bác không giấu điều đó. Trong Di chúc, Bác đã phải dùng đến từ “đau lòng”: “tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em!”. Đúng là “nỗi đau dân nước, nỗi năm châu”! Có người cho rằng một con người luôn lạc quan cách mạng như Bác thì không bao giờ buồn, hoặc không được phép nói đến cái buồn ở Bác. Thực ra, trộm nghĩ, nếu nói đến một Hồ Chí Minh rất Người thì phải thấy Bác cũng có lúc buồn, và chúng ta phải trân trọng cái buồn của Bác. Chính Bác đã có lúc “hòa lệ thành thơ” (bài “Đêm thu” - Nhật ký trong tù) để nói về nỗi niềm phẫn uất của mình trước việc bị Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ, trong khi Bác là “đại biểu dân Việt Nam - Tìm đến Trung Hoa để hội đàm”, không ngờ Bác bị tình nghi là gián điệp, bị giam giữ đến 18 tháng trời. Đó là nỗi buồn lớn của một trái tim lớn!

Hôm nay đất nước đang có rất nhiều điều vui, nhưng cũng còn không ít những điều rất đáng buồn. Lời Bác dạy tuy chỉ gói gọn trong một bản Di chúc súc tích, thâm thúy, và được “gửi êm bên gối” nhưng sức mạnh của những lời dạy ấy đã lan tỏa trong không gian và trong thời gian, như gió nổi, như sóng cồn, như lời sấm truyền, khi vỗ về thân ái đằm thắm yêu thương, khi nghiêm nghị ân cần chỉ bảo, mãi mãi lay động lòng người!

                                                                                                            26.8.2014

                                                                                                  N.H

Bài viết khác cùng số

Tháng năm dài lắm - Nguyễn Văn TámKhung cửa gỗ - Đinh Quỳnh NhưGấu bông của mẹ - Trần Thị HuyềnKhoảnh khắc bạn bè - Kịch ngắn Phan Toàn Phía bên kia - Nguyễn Đông NhậtMưa rào đầu hạ - Truyện ngắn Đỗ Kim CuôngTruyện ngắn Đinh Thị Như ThúyHồi ức những ngày đầu kháng chiến chống Pháp - Trần Trung SángThư Ban biên tập Nhân kỷ niệm 45 năm “di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lời Di chúc gửi êm bên gối” - Nại Hiên5 Năm – Nhìn lại và đi tới - Bùi Công MinhVăn học, nghệ thuật thành phố Đà Nẵng – những chặng đường phát triển - Thanh QuếHội nghệ sĩ sân khấu nâng cao chất lượng sáng tác, biểu diễn - Trường HoàngNhìn lại một chặng đường - Võ Văn HòeHội nhiếp ảnh nghệ thuật Đà Nẵng: Hòa nhịp cùng hơi thở cuộc sống - Đặng Văn NởTạp chí Non Nước và tạp chí Đất Quảng song hành trên con đường văn học, nghệ thuật - Hồ Duy LệLá thư Trường Sa - Ngô Thế Lâm Giữ biển - Xuân HiệuThơ Đặng Hiển Thơ Lê Thị MâyĐiều chưa hình dung - Tăng Tấn TàiNói với giấc mơ - Bùi Mỹ HồngThơ Vạn LộcTình xưa gặp lại - Xuân ThànhSương trắng Bà Nà - Phú ThiệnChiều thu - Nguyễn TưTình thu - Nguyễn Công ToảnNhớ Hà Nội - Nguyễn KhôiThăm lại nghĩa trang -Lê ĐàoHồn Quê - Đỗ Như ThuầnThơ Mai Văn PhấnThơ Mai Thanh VinhThơ Ngân Vịnh“Chất Quảng” – dấu ấn riêng trong ngôn từ nghệ thuật của Nguyễn Văn Xuân - Trương Thanh ThủyMột gia đình xứ Nghệ đã đóng góp cho đất Quảng hai vị Đốc học - Châu Yến LoanThêm một cứ liệu để lí giải địa danh: Sơn Trà hay Sơn Chà? - Trần Xuân AnTheo dấu bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa (tt) - Trần Đức Anh Sơn Tính nhân bản và tính công dân thơ ca Cách mạng giai đoạn 1964 -1975 - Bằng Việt Nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội chuyên ngành - những vấn đề còn trăn trở…Đọc lại những trang viết mùa hè - Trần Trung Sáng