Khung cửa gỗ - Đinh Quỳnh Như
22.09.2014
Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
GIẢI NHẤT
1. Phong.
Chiều muộn. Tôi đạp xe từ chỗ làm bồi bàn qua nhà cô bé mười hai tuổi tôi vừa mới nhận làm học trò. Con ngựa sắt kêu cọc cạch chỉ trừ lúc tôi băng qua căn hẻm nhỏ đó. Căn hẻm có khung cửa gỗ.
Khung cửa gỗ màu nâu đậm, to hơn mức một người lớn có thể chui qua, không có cửa kính. Chỉ độc nhất chiếc khung gỗ đậm vị hiện lên giữa bức tường sơn màu trời nhạt. Nhưng thành cao, và chỉ có thể ngã nếu người lớn ấy có ý định muốn tự tử. À mà, ở giữa một khung trời như thế thì có ai muốn tự tử nữa đâu cơ chứ.
Tôi đã chụp lại khung cửa ấy hàng chục lần bằng chiếc máy ảnh cũ cha để lại. Ông mất khi tôi mười một tuổi. Đó là cả gia tài của ông. Và bây giờ nó là cả gia tài của tôi. Tôi tên Phong. Tôi đam mê hội họa và nhiếp ảnh. Và giờ tôi đang học năm hai khoa kĩ thuật máy tính trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh… Nghe có vẻ đúng là không ăn nhập gì lắm. Nhưng ông ngoại đã nói, ba sống cực khổ cả đời vì chưa bao giờ chụp được một bức ảnh để đời. Ông ngoại nuôi tôi lớn, và không cần nói, tôi cũng biết ông chưa bao giờ muốn tôi nối nghiệp cha.
Vậy nên dù gia đình không khó khăn gì, tôi vẫn phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập thỏa mãn đam mê của mình. Và đi cùng với hai đam mê nhỏ của tôi là khung cửa gỗ. Những chiều bận đổi ca, mỗi khi đạp xe ngang qua, tôi vẫn cố ngước lên nhìn khung cửa một lần. Những ngày rảnh rỗi, tôi vẫn chụp lại thật nhiều bức ảnh, đổi góc thật nhiều nhưng vẫn chưa một lần được bức nào ưng ý. Tôi vẫn ước khung cửa ấy trở thành của mình, nhưng mỗi khi ước điều đó, tôi lại tự hỏi, nó thuộc về ai? Tôi chưa bao giờ thấy một bóng người hiện diện. Khung cửa đó, có thật sự đẹp đẽ như tôi nghĩ, hay quá đỗi cô đơn?
2. Linh
Tối, tôi thường có thói quen pha cho mình một tách cà phê sữa. Nhiều sữa, vì tôi ghét đắng kinh lên được, nhưng tôi lại thích cà phê. Tôi biết thói quen đó không thật sự tốt cho một nữ sinh lớp mười hai sắp thi đại học. Nhưng tôi không quan tâm lắm, vì dù sao tôi cũng không phải thi. Tôi đã apply thành công vào một trường đại học nhỏ bên Mĩ. Không phải là một trường danh tiếng, nhưng cũng khá tốt, và gần với nhà mẹ và dượng bên đó.
Tất cả mọi chuyện đều hoàn hảo. Trừ việc sẽ phải rời xa những đêm cầm tách cà phê nghi ngút khói, đưa tay với với ra khỏi khung cửa gỗ to và rộng để với đến những chòm sao. Khung cửa này là do chính tay ba thiết kế cho tôi những ngày còn hạnh phúc. Tôi biết mình yêu khung cửa này từ tận lúc tôi chưa thể với tới phần khung dưới của nó. Lúc đó, ba đã bế tôi lên, đặt tay tôi vào phần khung sần sùi. Căn nhà hoàn toàn từ bàn tay của người thợ, chỉ có khung cửa gỗ là của ba làm, với tất cả tình thương yêu mà người không thể cho tôi những năm sau đó.
Bây giờ, tôi thích cái cảm giác ngồi lên trên thành khung cửa mỗi đêm và ngắm sao trời, vì không có kính, không có thanh sắt hay bất cứ thứ gì ngăn cản. Đôi khi, ngồi vắt vẻo trên đó, tôi chợt nghĩ, nếu mình té xuống thì có sao không nhỉ? Sẽ có ai khóc không? Sẽ có ai buồn không? Rồi hình ảnh ba, mẹ, ông bà nội và ông bà ngoại hiện ra. Phải rồi, có rất nhiều người sẽ đau khi tôi rời bỏ họ. Vậy là tôi đi vào nhà, uống sạch lớp sữa dưới đáy cà phê và mỉm cười.
Tôi còn hạnh phúc hơn rất nhiều người. Tôi không hề cô đơn.
Nhưng còn khung cửa gỗ kia… Khi tôi qua Mĩ cùng mẹ, nó có cô đơn không? Nó sẽ không buồn chứ? Ông bà nội tôi già rồi, lương hưu không nhiều. Khi tôi đi căn phòng nhỏ này sẽ được cho thuê. Cảm giác phải san sẻ một thứ đã thành thân thuộc thực sự không vui vẻ gì. Nhưng đành vậy. Là tôi đã lựa chọn, cho dù có là phải lựa chọn, thì đó cũng là lựa chọn của tôi rồi. Qua Mĩ, con đường tương lai của tôi sẽ dài hơn, xa rộng hơn, cuộc sống sẽ sung túc hơn. Ai cũng ủng hộ, chỉ có khung cửa gỗ là hình như có chút buồn…
3. Phong
Chiều chủ nhật, không có ca làm và cũng không có suất dạy thêm. Tôi tự thưởng cho mình một chiều được đạp xe quanh thành phố và chụp ảnh. Ở xứ sở bận rộn này, tìm được một nơi yên bình thật sự cũng… có khó khăn chút chút. Nhưng tôi đã tìm ra rồi. Nơi đó đấy thôi, căn hẻm nhỏ và khung cửa im lặng. Bức vẽ của tôi đã gần xong. Thật kì lạ khi tôi vẽ mãi vẫn chẳng ra được hình bóng của khung cửa đó dẫu cho chỉ là những nét gạch đơn giản. Không một nhành hoa, chỉ có bức tường và khung cửa. Vậy mà tôi vẽ mãi chẳng xong…
Hôm nay tôi lại hí hoáy chụp ảnh từ nhiều góc độ. Cũng sẽ là một chiều thật bình thường nếu cuối buổi ông bà chủ ngôi nhà đi ra. Nhìn từ góc độ nào, họ trông cũng thật hạnh phúc. Căn nhà hạnh phúc với những con người hạnh phúc.
Bà cụ mời tôi vào nhà chơi. Chúng tôi cùng trò chuyện một chút, về tuổi trẻ của ông bà, về những người con và đứa cháu. Tôi bất chợt hỏi về khung cửa gỗ tầng trên, có ai ở không mà chiều nào cháu đi qua cũng thấy chỉ có một khoảng không huơ hoác. Ông cụ bảo cháu nội của ông đang ở căn phòng trên đó. Khung cửa kia là người con đã mất tự tay làm cho cô bé.
“Nhưng nó sắp đi xa rồi. Cháu không thấy nó vì nó phải đi học nhiều cho những ngày cuối cấp. Rồi nó sẽ đi, đi với mẹ nó. Thương nó đến mấy, tụi ta cũng không có quyền ngăn cản.”
“Nó là một con bé có nghị lực. Nó đã phải học tập rất vất vả để theo đuổi ước mơ của mình. Ở bên mẹ, nó sẽ có được những điều nó muốn.”
Một thoáng, tôi hỏi ông bà về ý định cho thuê căn phòng. Đáp lại tôi là những nụ cười móm mém.
“Ta có thấy cháu mỗi lần qua đây chụp ảnh. Nếu cháu muốn, với người yêu thương khung cửa gỗ của con trai ta như vậy, thì ta sẽ lấy giá rẻ thôi. Nhưng phải đợi cháu gái ta đi đã. Mùa hè này cháu hãy dọn tới nhé.”
Vậy là, tôi sắp có được khung cửa kia cho mình. Về nhà, tôi gấp rút hoàn thiện bức vẽ, mong tặng được nó cho cô chủ nhân bí ẩn kia.
Đến khi tôi về tới phòng trọ của mình thì thấy ông ngoại đã tới thăm. Ông im lặng xem những bức vẽ và hình chụp của tôi. Tôi đứng như tượng nơi cửa phòng. Rồi ông bước tới, ôm chặt tôi và nói
“Hãy làm những gì con muốn. Tương lai đó là của con mà.”
Tôi có thể làm những gì tôi muốn được không?...
4. Linh
Vậy là cuối cùng tôi cũng sắp phải dời đi. Tối tối skype với mẹ, mẹ hồ hởi vì sắp được gặp lại tôi sau nhiều năm dài xa cách. Tôi hỏi mẹ có dượng ở đó không, khi mẹ nói không, tôi mới xoay màn hình laptop cho mẹ thấy khung cửa nhỏ, và hỏi mẹ có khi nào nhớ ba không?
“Luôn luôn, con gái ạ. Nhưng chúng ta phải sống, phải tiến về phía trước. Có những thứ mãi mãi không là cũ kĩ, như tình yêu mẹ dành cho ba, như tình yêu ba dành cho con. Nhưng sẽ không phải là ích kỉ nếu con rời xa và sống một cuộc sống mới. Mẹ nghĩ sống thật tốt mới thật sự là thương yêu.”
Tôi khóc. Đêm đó tôi lại ngồi trên thành cửa, khóc đến tận khuya với li cà phê đậm đặc. Tôi đã uống được hết nó, điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ là mình có thể làm được. Khi uống xong, tôi cũng ngưng không khóc nữa. Tôi nhìn quanh căn phòng. Những hộp bìa các-tông và hai chiếc vali to bự. Trống trải.
Tôi đưa tay chạm vào khung gỗ. Cảm giác y như lần đầu tiên được ba bế lên và đưa tay tôi chạm tới. Tôi biết mình nhớ ba, nhưng hơn lúc nào hết, tôi cũng biết mình cần cố gắng.
5. Họ
Sáng sớm của một ngày đầu hè, anh cầm bức vẽ khung cửa đã hoàn thành tới nhà ông bà hôm nọ. Họ bảo hôm nay cô bé ấy sẽ đi, nên anh muốn đem tặng bức tranh này cho cô bé. Nhưng cuối cùng tới nơi lại không gặp. Ông bà cụ bảo cô bé cũng vừa mới đi.
Anh thất thểu bước ra bến xe buýt gần đó đón xe về nhà. Chỗ đợi xe xuất hiện một cô gái lạ với hai chiếc vali to uỵch. Anh giúp cô khiêng đồ lên xe, rồi ngồi bên cạnh.
“Em đã bỏ lỡ tận hai chuyến xe. Em không biết sao em không dám đứng dậy và bước lên nữa, không phải vì hành lí nặng, mà vì em không nỡ rời xa. Thật may là anh đã đến và giúp em nâng đống này lên, em mới có động lực để bước lên xe.”
Anh phì cười. Cô bé ngốc nghếch.
“Em chuẩn bị đi đâu?”
“Em ra sân bay, sang Mĩ và đoàn tụ với gia đình. Còn anh?”
“Anh đi về, thu dọn hành lí chuẩn bị sang nơi ở mới và làm những công việc mới.”
“Anh muốn làm ngành gì?”
“Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, mặc dù anh thích vẽ hơn, nhưng anh cũng thích cái máy ảnh của bố anh nữa.”
“Bố anh là nhiếp ảnh gia?”
“Ừ, nhưng ông ấy mất rồi.”
“Bố em cũng mất rồi…”
“…”
“Em xem bức hình anh vẽ nhé?”
“Anh sẽ tặng nó cho em luôn, nhưng em phải đợi lên máy bay đã nhé.”
“Vì sao lại tặng nó cho em?”
“Vì anh định tặng cho một cô bé rất dễ thương, nhưng cô ấy bỏ đi mất rồi, mà em cũng rất dễ thương, nên anh…”
Cô cười khúc khích.
“Chung quy lại là anh chỉ thích những cô gái dễ thương.”
Anh không chối, vì hình như đúng thế thật, nhưng có nhiều thứ hấp dẫn anh hơn, cô bé ạ.
Anh xuống xe trước cô, băng qua rồi tay vẫn còn vẫy lại. Cuộc đời, có nhiều cuộc gặp gỡ… vô duyên mà có duyên thật. Như kiểu một chàng trai từ trên trời rơi xuống và bất chợt tặng cô một bức vẽ dẫu chỉ mới quen, chút chút đó cũng đủ khiến cô ấm lòng trước lúc lên sân bay tạm biệt nơi này.
Nhưng rồi cô đã không nghe lời anh. Cô đã không đợi lên máy bay mới mở bức tranh ra, mà mở nó ngay sau khi anh xuống xe được mấy phút.
Khung cửa gỗ.
Chính là nó. Hiện diện ngay trên bức vẽ. Khung cửa gỗ của cô nằm trên bức tranh của một người con trai xa lạ xuất hiện ngay đúng ngày cô rời đi.
“Định mệnh, chính là định mệnh mà.”
Cô tự nhủ rồi xuống xe bước về phía sân bay, môi vẫn nở một nụ cười.
6. Khung cửa gỗ
Cậu chủ mới dọn đến. Cậu cũng đi học cả ngày để được đậu vào một ngôi trường nào đó, y hệt cô chủ cũ. Đêm đến, cậu cũng pha cà phê, nhưng là cà phê đen, và cũng ngồi lên trên người tôi ngắm sao trời. Đôi khi, tôi nghe cậu lẩm bẩm, mọi thứ còn xa lắm, mọi thứ còn xa lắm…
Nhưng tôi nghĩ, mọi thứ giờ đã gần hơn nhiều rồi, khi cậu hú hét với ông bà rằng cậu vừa đậu lại đại học, rằng cậu sắp thực hiện được giấc mơ của mình. Đêm đó, cậu pha cà phê sữa và uống thật chậm. Cậu chạm vào tôi và nói, lâu lâu thử một chút cũng thấy hay hay, cái gì mới đều hay hay cả. Rồi đến tận khuya cậu mới uống xong và vào ngủ.
Có một lần, cậu bất chợt hỏi tôi.
“Cô chủ cũ của nhà ngươi là người như thế nào nhỉ?”
May là cậu không cần câu trả lời, chứ thật sự tôi cũng chẳng biết phải trả lời sao. Cô chủ cũ của tôi ấy à? Ùm, thiệt là, tôi cũng không biết phải nói sao, nhưng chẳng rõ hai người đã gặp nhau bao giờ chưa, mà lại giống nhau đến ngạc nhiên như thế…
7. Gặp lại.
Mùa hè của năm đầu tiên, Linh về thăm ông bà nội. Mặc dù chi phí đắt đỏ, mặc dù dự định là xong đại học rồi mới về, nhưng bức tranh treo trong phòng thôi thúc cô phải đi, để làm gì cô cũng không chắc nữa, nhưng cô phải đi thôi, vì cô nhớ lắm rồi, những đêm ngồi vắt vẻo trên thành gỗ.
Cô đứng im một lúc lâu ngắm nhìn khung cửa gỗ trước khi vào nhà. Nó vẫn vậy, vẫn bình yên và vững chãi như lần đầu tiên cô nhìn thấy. Người chủ mới… liệu có yêu thương nó bằng cô không?
“Ông bà ơi, cháu về rồi…”
Giọng cô lảnh lót, át đi giọng trầm của cậu con trai đằng sau.
“Cháu mới đi học về…”
Mắt chạm mắt.
Có những mối duyên lạ kì như thế.
Khung cửa tủm tỉm cười. Không lâu nữa đâu, rồi sẽ có ngày li cà phê đen đặt cạnh bên li cà phê sữa. Và khung cửa gỗ rồi cũng sẽ hết cô đơn.
Đ.Q.N
GIẢI NHẤT
1. Phong.
Chiều muộn. Tôi đạp xe từ chỗ làm bồi bàn qua nhà cô bé mười hai tuổi tôi vừa mới nhận làm học trò. Con ngựa sắt kêu cọc cạch chỉ trừ lúc tôi băng qua căn hẻm nhỏ đó. Căn hẻm có khung cửa gỗ.
Khung cửa gỗ màu nâu đậm, to hơn mức một người lớn có thể chui qua, không có cửa kính. Chỉ độc nhất chiếc khung gỗ đậm vị hiện lên giữa bức tường sơn màu trời nhạt. Nhưng thành cao, và chỉ có thể ngã nếu người lớn ấy có ý định muốn tự tử. À mà, ở giữa một khung trời như thế thì có ai muốn tự tử nữa đâu cơ chứ.
Tôi đã chụp lại khung cửa ấy hàng chục lần bằng chiếc máy ảnh cũ cha để lại. Ông mất khi tôi mười một tuổi. Đó là cả gia tài của ông. Và bây giờ nó là cả gia tài của tôi. Tôi tên Phong. Tôi đam mê hội họa và nhiếp ảnh. Và giờ tôi đang học năm hai khoa kĩ thuật máy tính trường Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh… Nghe có vẻ đúng là không ăn nhập gì lắm. Nhưng ông ngoại đã nói, ba sống cực khổ cả đời vì chưa bao giờ chụp được một bức ảnh để đời. Ông ngoại nuôi tôi lớn, và không cần nói, tôi cũng biết ông chưa bao giờ muốn tôi nối nghiệp cha.
Vậy nên dù gia đình không khó khăn gì, tôi vẫn phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập thỏa mãn đam mê của mình. Và đi cùng với hai đam mê nhỏ của tôi là khung cửa gỗ. Những chiều bận đổi ca, mỗi khi đạp xe ngang qua, tôi vẫn cố ngước lên nhìn khung cửa một lần. Những ngày rảnh rỗi, tôi vẫn chụp lại thật nhiều bức ảnh, đổi góc thật nhiều nhưng vẫn chưa một lần được bức nào ưng ý. Tôi vẫn ước khung cửa ấy trở thành của mình, nhưng mỗi khi ước điều đó, tôi lại tự hỏi, nó thuộc về ai? Tôi chưa bao giờ thấy một bóng người hiện diện. Khung cửa đó, có thật sự đẹp đẽ như tôi nghĩ, hay quá đỗi cô đơn?
2. Linh
Tối, tôi thường có thói quen pha cho mình một tách cà phê sữa. Nhiều sữa, vì tôi ghét đắng kinh lên được, nhưng tôi lại thích cà phê. Tôi biết thói quen đó không thật sự tốt cho một nữ sinh lớp mười hai sắp thi đại học. Nhưng tôi không quan tâm lắm, vì dù sao tôi cũng không phải thi. Tôi đã apply thành công vào một trường đại học nhỏ bên Mĩ. Không phải là một trường danh tiếng, nhưng cũng khá tốt, và gần với nhà mẹ và dượng bên đó.
Tất cả mọi chuyện đều hoàn hảo. Trừ việc sẽ phải rời xa những đêm cầm tách cà phê nghi ngút khói, đưa tay với với ra khỏi khung cửa gỗ to và rộng để với đến những chòm sao. Khung cửa này là do chính tay ba thiết kế cho tôi những ngày còn hạnh phúc. Tôi biết mình yêu khung cửa này từ tận lúc tôi chưa thể với tới phần khung dưới của nó. Lúc đó, ba đã bế tôi lên, đặt tay tôi vào phần khung sần sùi. Căn nhà hoàn toàn từ bàn tay của người thợ, chỉ có khung cửa gỗ là của ba làm, với tất cả tình thương yêu mà người không thể cho tôi những năm sau đó.
Bây giờ, tôi thích cái cảm giác ngồi lên trên thành khung cửa mỗi đêm và ngắm sao trời, vì không có kính, không có thanh sắt hay bất cứ thứ gì ngăn cản. Đôi khi, ngồi vắt vẻo trên đó, tôi chợt nghĩ, nếu mình té xuống thì có sao không nhỉ? Sẽ có ai khóc không? Sẽ có ai buồn không? Rồi hình ảnh ba, mẹ, ông bà nội và ông bà ngoại hiện ra. Phải rồi, có rất nhiều người sẽ đau khi tôi rời bỏ họ. Vậy là tôi đi vào nhà, uống sạch lớp sữa dưới đáy cà phê và mỉm cười.
Tôi còn hạnh phúc hơn rất nhiều người. Tôi không hề cô đơn.
Nhưng còn khung cửa gỗ kia… Khi tôi qua Mĩ cùng mẹ, nó có cô đơn không? Nó sẽ không buồn chứ? Ông bà nội tôi già rồi, lương hưu không nhiều. Khi tôi đi căn phòng nhỏ này sẽ được cho thuê. Cảm giác phải san sẻ một thứ đã thành thân thuộc thực sự không vui vẻ gì. Nhưng đành vậy. Là tôi đã lựa chọn, cho dù có là phải lựa chọn, thì đó cũng là lựa chọn của tôi rồi. Qua Mĩ, con đường tương lai của tôi sẽ dài hơn, xa rộng hơn, cuộc sống sẽ sung túc hơn. Ai cũng ủng hộ, chỉ có khung cửa gỗ là hình như có chút buồn…
3. Phong
Chiều chủ nhật, không có ca làm và cũng không có suất dạy thêm. Tôi tự thưởng cho mình một chiều được đạp xe quanh thành phố và chụp ảnh. Ở xứ sở bận rộn này, tìm được một nơi yên bình thật sự cũng… có khó khăn chút chút. Nhưng tôi đã tìm ra rồi. Nơi đó đấy thôi, căn hẻm nhỏ và khung cửa im lặng. Bức vẽ của tôi đã gần xong. Thật kì lạ khi tôi vẽ mãi vẫn chẳng ra được hình bóng của khung cửa đó dẫu cho chỉ là những nét gạch đơn giản. Không một nhành hoa, chỉ có bức tường và khung cửa. Vậy mà tôi vẽ mãi chẳng xong…
Hôm nay tôi lại hí hoáy chụp ảnh từ nhiều góc độ. Cũng sẽ là một chiều thật bình thường nếu cuối buổi ông bà chủ ngôi nhà đi ra. Nhìn từ góc độ nào, họ trông cũng thật hạnh phúc. Căn nhà hạnh phúc với những con người hạnh phúc.
Bà cụ mời tôi vào nhà chơi. Chúng tôi cùng trò chuyện một chút, về tuổi trẻ của ông bà, về những người con và đứa cháu. Tôi bất chợt hỏi về khung cửa gỗ tầng trên, có ai ở không mà chiều nào cháu đi qua cũng thấy chỉ có một khoảng không huơ hoác. Ông cụ bảo cháu nội của ông đang ở căn phòng trên đó. Khung cửa kia là người con đã mất tự tay làm cho cô bé.
“Nhưng nó sắp đi xa rồi. Cháu không thấy nó vì nó phải đi học nhiều cho những ngày cuối cấp. Rồi nó sẽ đi, đi với mẹ nó. Thương nó đến mấy, tụi ta cũng không có quyền ngăn cản.”
“Nó là một con bé có nghị lực. Nó đã phải học tập rất vất vả để theo đuổi ước mơ của mình. Ở bên mẹ, nó sẽ có được những điều nó muốn.”
Một thoáng, tôi hỏi ông bà về ý định cho thuê căn phòng. Đáp lại tôi là những nụ cười móm mém.
“Ta có thấy cháu mỗi lần qua đây chụp ảnh. Nếu cháu muốn, với người yêu thương khung cửa gỗ của con trai ta như vậy, thì ta sẽ lấy giá rẻ thôi. Nhưng phải đợi cháu gái ta đi đã. Mùa hè này cháu hãy dọn tới nhé.”
Vậy là, tôi sắp có được khung cửa kia cho mình. Về nhà, tôi gấp rút hoàn thiện bức vẽ, mong tặng được nó cho cô chủ nhân bí ẩn kia.
Đến khi tôi về tới phòng trọ của mình thì thấy ông ngoại đã tới thăm. Ông im lặng xem những bức vẽ và hình chụp của tôi. Tôi đứng như tượng nơi cửa phòng. Rồi ông bước tới, ôm chặt tôi và nói
“Hãy làm những gì con muốn. Tương lai đó là của con mà.”
Tôi có thể làm những gì tôi muốn được không?...
4. Linh
Vậy là cuối cùng tôi cũng sắp phải dời đi. Tối tối skype với mẹ, mẹ hồ hởi vì sắp được gặp lại tôi sau nhiều năm dài xa cách. Tôi hỏi mẹ có dượng ở đó không, khi mẹ nói không, tôi mới xoay màn hình laptop cho mẹ thấy khung cửa nhỏ, và hỏi mẹ có khi nào nhớ ba không?
“Luôn luôn, con gái ạ. Nhưng chúng ta phải sống, phải tiến về phía trước. Có những thứ mãi mãi không là cũ kĩ, như tình yêu mẹ dành cho ba, như tình yêu ba dành cho con. Nhưng sẽ không phải là ích kỉ nếu con rời xa và sống một cuộc sống mới. Mẹ nghĩ sống thật tốt mới thật sự là thương yêu.”
Tôi khóc. Đêm đó tôi lại ngồi trên thành cửa, khóc đến tận khuya với li cà phê đậm đặc. Tôi đã uống được hết nó, điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ là mình có thể làm được. Khi uống xong, tôi cũng ngưng không khóc nữa. Tôi nhìn quanh căn phòng. Những hộp bìa các-tông và hai chiếc vali to bự. Trống trải.
Tôi đưa tay chạm vào khung gỗ. Cảm giác y như lần đầu tiên được ba bế lên và đưa tay tôi chạm tới. Tôi biết mình nhớ ba, nhưng hơn lúc nào hết, tôi cũng biết mình cần cố gắng.
5. Họ
Sáng sớm của một ngày đầu hè, anh cầm bức vẽ khung cửa đã hoàn thành tới nhà ông bà hôm nọ. Họ bảo hôm nay cô bé ấy sẽ đi, nên anh muốn đem tặng bức tranh này cho cô bé. Nhưng cuối cùng tới nơi lại không gặp. Ông bà cụ bảo cô bé cũng vừa mới đi.
Anh thất thểu bước ra bến xe buýt gần đó đón xe về nhà. Chỗ đợi xe xuất hiện một cô gái lạ với hai chiếc vali to uỵch. Anh giúp cô khiêng đồ lên xe, rồi ngồi bên cạnh.
“Em đã bỏ lỡ tận hai chuyến xe. Em không biết sao em không dám đứng dậy và bước lên nữa, không phải vì hành lí nặng, mà vì em không nỡ rời xa. Thật may là anh đã đến và giúp em nâng đống này lên, em mới có động lực để bước lên xe.”
Anh phì cười. Cô bé ngốc nghếch.
“Em chuẩn bị đi đâu?”
“Em ra sân bay, sang Mĩ và đoàn tụ với gia đình. Còn anh?”
“Anh đi về, thu dọn hành lí chuẩn bị sang nơi ở mới và làm những công việc mới.”
“Anh muốn làm ngành gì?”
“Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, mặc dù anh thích vẽ hơn, nhưng anh cũng thích cái máy ảnh của bố anh nữa.”
“Bố anh là nhiếp ảnh gia?”
“Ừ, nhưng ông ấy mất rồi.”
“Bố em cũng mất rồi…”
“…”
“Em xem bức hình anh vẽ nhé?”
“Anh sẽ tặng nó cho em luôn, nhưng em phải đợi lên máy bay đã nhé.”
“Vì sao lại tặng nó cho em?”
“Vì anh định tặng cho một cô bé rất dễ thương, nhưng cô ấy bỏ đi mất rồi, mà em cũng rất dễ thương, nên anh…”
Cô cười khúc khích.
“Chung quy lại là anh chỉ thích những cô gái dễ thương.”
Anh không chối, vì hình như đúng thế thật, nhưng có nhiều thứ hấp dẫn anh hơn, cô bé ạ.
Anh xuống xe trước cô, băng qua rồi tay vẫn còn vẫy lại. Cuộc đời, có nhiều cuộc gặp gỡ… vô duyên mà có duyên thật. Như kiểu một chàng trai từ trên trời rơi xuống và bất chợt tặng cô một bức vẽ dẫu chỉ mới quen, chút chút đó cũng đủ khiến cô ấm lòng trước lúc lên sân bay tạm biệt nơi này.
Nhưng rồi cô đã không nghe lời anh. Cô đã không đợi lên máy bay mới mở bức tranh ra, mà mở nó ngay sau khi anh xuống xe được mấy phút.
Khung cửa gỗ.
Chính là nó. Hiện diện ngay trên bức vẽ. Khung cửa gỗ của cô nằm trên bức tranh của một người con trai xa lạ xuất hiện ngay đúng ngày cô rời đi.
“Định mệnh, chính là định mệnh mà.”
Cô tự nhủ rồi xuống xe bước về phía sân bay, môi vẫn nở một nụ cười.
6. Khung cửa gỗ
Cậu chủ mới dọn đến. Cậu cũng đi học cả ngày để được đậu vào một ngôi trường nào đó, y hệt cô chủ cũ. Đêm đến, cậu cũng pha cà phê, nhưng là cà phê đen, và cũng ngồi lên trên người tôi ngắm sao trời. Đôi khi, tôi nghe cậu lẩm bẩm, mọi thứ còn xa lắm, mọi thứ còn xa lắm…
Nhưng tôi nghĩ, mọi thứ giờ đã gần hơn nhiều rồi, khi cậu hú hét với ông bà rằng cậu vừa đậu lại đại học, rằng cậu sắp thực hiện được giấc mơ của mình. Đêm đó, cậu pha cà phê sữa và uống thật chậm. Cậu chạm vào tôi và nói, lâu lâu thử một chút cũng thấy hay hay, cái gì mới đều hay hay cả. Rồi đến tận khuya cậu mới uống xong và vào ngủ.
Có một lần, cậu bất chợt hỏi tôi.
“Cô chủ cũ của nhà ngươi là người như thế nào nhỉ?”
May là cậu không cần câu trả lời, chứ thật sự tôi cũng chẳng biết phải trả lời sao. Cô chủ cũ của tôi ấy à? Ùm, thiệt là, tôi cũng không biết phải nói sao, nhưng chẳng rõ hai người đã gặp nhau bao giờ chưa, mà lại giống nhau đến ngạc nhiên như thế…
7. Gặp lại.
Mùa hè của năm đầu tiên, Linh về thăm ông bà nội. Mặc dù chi phí đắt đỏ, mặc dù dự định là xong đại học rồi mới về, nhưng bức tranh treo trong phòng thôi thúc cô phải đi, để làm gì cô cũng không chắc nữa, nhưng cô phải đi thôi, vì cô nhớ lắm rồi, những đêm ngồi vắt vẻo trên thành gỗ.
Cô đứng im một lúc lâu ngắm nhìn khung cửa gỗ trước khi vào nhà. Nó vẫn vậy, vẫn bình yên và vững chãi như lần đầu tiên cô nhìn thấy. Người chủ mới… liệu có yêu thương nó bằng cô không?
“Ông bà ơi, cháu về rồi…”
Giọng cô lảnh lót, át đi giọng trầm của cậu con trai đằng sau.
“Cháu mới đi học về…”
Mắt chạm mắt.
Có những mối duyên lạ kì như thế.
Khung cửa tủm tỉm cười. Không lâu nữa đâu, rồi sẽ có ngày li cà phê đen đặt cạnh bên li cà phê sữa. Và khung cửa gỗ rồi cũng sẽ hết cô đơn.
Đ.Q.N
Bài viết khác cùng số
Tháng năm dài lắm - Nguyễn Văn TámKhung cửa gỗ - Đinh Quỳnh NhưGấu bông của mẹ - Trần Thị HuyềnKhoảnh khắc bạn bè - Kịch ngắn Phan Toàn Phía bên kia - Nguyễn Đông NhậtMưa rào đầu hạ - Truyện ngắn Đỗ Kim CuôngTruyện ngắn Đinh Thị Như ThúyHồi ức những ngày đầu kháng chiến chống Pháp - Trần Trung SángThư Ban biên tập Nhân kỷ niệm 45 năm “di chúc” của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Lời Di chúc gửi êm bên gối” - Nại Hiên5 Năm – Nhìn lại và đi tới - Bùi Công MinhVăn học, nghệ thuật thành phố Đà Nẵng – những chặng đường phát triển - Thanh QuếHội nghệ sĩ sân khấu nâng cao chất lượng sáng tác, biểu diễn - Trường HoàngNhìn lại một chặng đường - Võ Văn HòeHội nhiếp ảnh nghệ thuật Đà Nẵng: Hòa nhịp cùng hơi thở cuộc sống - Đặng Văn NởTạp chí Non Nước và tạp chí Đất Quảng song hành trên con đường văn học, nghệ thuật - Hồ Duy LệLá thư Trường Sa - Ngô Thế Lâm Giữ biển - Xuân HiệuThơ Đặng Hiển Thơ Lê Thị MâyĐiều chưa hình dung - Tăng Tấn TàiNói với giấc mơ - Bùi Mỹ HồngThơ Vạn LộcTình xưa gặp lại - Xuân ThànhSương trắng Bà Nà - Phú ThiệnChiều thu - Nguyễn TưTình thu - Nguyễn Công ToảnNhớ Hà Nội - Nguyễn KhôiThăm lại nghĩa trang -Lê ĐàoHồn Quê - Đỗ Như ThuầnThơ Mai Văn PhấnThơ Mai Thanh VinhThơ Ngân Vịnh“Chất Quảng” – dấu ấn riêng trong ngôn từ nghệ thuật của Nguyễn Văn Xuân - Trương Thanh ThủyMột gia đình xứ Nghệ đã đóng góp cho đất Quảng hai vị Đốc học - Châu Yến LoanThêm một cứ liệu để lí giải địa danh: Sơn Trà hay Sơn Chà? - Trần Xuân AnTheo dấu bằng chứng chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa (tt) - Trần Đức Anh Sơn Tính nhân bản và tính công dân thơ ca Cách mạng giai đoạn 1964 -1975 - Bằng Việt Nâng cao chất lượng hoạt động của các Hội chuyên ngành - những vấn đề còn trăn trở…Đọc lại những trang viết mùa hè - Trần Trung Sáng