Suy nghĩ về xây dựng đất nước hiện nay
GS Nguyễn Văn Hạnh |
Trong một nghìn năm kể từ khi chuyển kinh đô Hoa Lư ra Thăng Long, và xa hơn nữa, từ khi “các vua Hùng có công dựng nước” đã mấy nghìn năm, đất nước ta đã kinh qua bao biến thiên, hoàn thành bao công việc vĩ đại, chung qui lại vẫn trên hai mặt trận lớn là tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước và xây dựng, phát triển đất nước tạo nên cơ đồ như chúng ta có ngày nay. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên các nhiệm vụ, các mục tiêu cần phải phấn đấu thực hiện ngay khi đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là : Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Với chiến thắng lịch sử năm 1975, các mục tiêu hòa bình, thống nhất, độc lập coi như đã đạt được, và chúng ta bắt đầu xây dựng đất nước trong khung cảnh hòa bình. Ít có nước nào trên thế giới phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh như nước ta, kể cả chiến tranh chống ngoại xâm và nội chiến. Và dân tộc Việt Nam đã thực sự được tôi luyện trong chiến tranh, đã bộc lộ bản lĩnh, những phẩm chất tốt đẹp trong chiến tranh như lòng yêu nước, ý chí ngoan cường, tài trí và mưu lược để đánh bại những kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Nhưng do chiến tranh liên miên, chúng ta ít có điều kiện thuận lợi để xây dựng đất nước trong hòa bình. Vào đầu những năm 80, khi tôi còn làm ở Ban văn hóa văn nghệ trung ương, có lần đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nói với tôi : Ta đã tổng kết được ông cha chúng ta đã làm chiến tranh như thế nào, nhưng chúng ta chưa tổng kết và do vậy cũng chưa biết rõ ông cha chúng ta đã sống và đã xây dựng đất nước trong hòa bình như thế nào. Quả đó là một việc ngày nay chúng ta phải làm để có thêm kinh nghiệm trong xây dựng đất nước. Với thành tựu và truyền thống giữ nước và xây dựng đất nước của ông cha qua hàng nghìn năm, với hiểu biết và kinh nghiệm chống ngoại xâm và phát triển đất nước từ sau Cách mạng tháng 8 /1945, bây giờ lại giành được hòa bình, thống nhất và độc lập trọn vẹn, chúng ta có được những cơ sở và thuận lợi rất căn bản để xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại mới.Tuy nhiên, đây là một sự nghiệp phức tạp và đầy khó khăn, vì chúng ta cùng một lúc phải tiến hành đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội, văn hóa, nhiều vấn đề còn rất mới mẻ đối với chúng ta. Trong hàng nghìn năm, về kinh tế, chủ yếu chúng ta chỉ duy trì sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, nuôi sống chật vật một dân số mới hơn hai mươi triệu người lúc Cách mạng tháng Tám, mà bây giờ phải xây dựng và phát triển nền kinh tế của một nước với số dân đã xấp xỉ chín mươi triệu người, làm sao huy động được mọi khả năng của họ, đáp ứng những nhu cầu sống chính đáng của họ về ăn ở, học hành, đi lại ? Từ kinh tế tự cung tự cấp bây giờ phải sản xuất hàng hóa theo luật cung cầu của thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong hoàn cảnh nước ta thật sự đã trở thành một bộ phận của thế giới đầy cạnh tranh và thách thức về mọi mặt. Ông cha ta từng nói “thương nhân đa trá “,đồng thời cũng nhấn mạnh “phi thương bất phú”. Tri thức thực tiễn đó bây giờ nên hiểu, nên vận dụng như thế nào cho thích hợp ? Kinh tế là cái xương sống của cơ thể xã hội, đòi hỏi biết bao nỗ lực và sáng tạo để biến một nước nghèo nàn, lạc hậu thành một nước giàu mạnh, văn minh, theo yêu cầu của cách mạng và như chúng ta mong muốn. Về chính trị, mặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể, nhưng chắc chắn có nhiều mặt phải hoàn thiện, phải thay đổi từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ sự sụp đổ của nhiều nước xã hội chủ nghĩa, và do quan hệ quốc tế đã thay đổi rất nhiều so với trước. Chính trị là lĩnh vực có vai trò chỉ đạo trong việc ổn định và phát triển của các quốc gia, cho nên nước nào cũng đều có sự quan tâm đặc biệt trong việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyển chọn những người tài giỏi nhất để quản lý, lãnh đạo đất nước. Chính trị sáng suốt, trong sạch, hợp lòng dân thì đất nước sẽ phát triển thuận lợi, tốt đẹp. Chính trị mà yếu kém, sai lầm, mất lòng dân thì sẽ là tai họa lớn cho đất nước. Chính trị nắm giữ quyền lực và bộ máy điều hành các cấp , cho nên yếu kém, sai lầm của những người làm chính trị có nhiều cách để biện minh, che đậy, khó bị phát hiện hơn ở các lĩnh vực khác.Vì vậy mà trong lĩnh vực chính trị, người ta thường gắn liền tài với đức, nhấn mạnh cách hành xử tỉnh táo, thận trọng, và ngày càng có yêu cầu cao về tính minh bạch, công khai, các chủ trương đưa ra phải được nghiên cứu, cân nhắc thấu đáo, có sự phản biện cần thiết trước khi ban hành. Chính quyền ở ta được gọi là của dân, do dân, vì dân, tồn tại là để phục vụ nhân dân. Nhưng thói cửa quyền, hành dân, nạn tham nhũng ở các cơ quan công quyền và ở những người có chức, có quyền còn khá phổ biến, làm cho nhân dân giảm sút lòng tin, bất bình. Để phát triển đất nước trong thời bình, lĩnh vực mà chắc chắn chúng ta phải đầu tư nhiều công sức nhất là văn hóa, mà cụ thể là giáo dục, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, đạo đức, lối sống. Chúng ta đã nêu rõ giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, nhưng thực tế cho thấy từ xác định đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục, có bao nhiêu vấn đề phải thực hiện về chính sách, về đầu tư, về tổ chức và điều hành sự nghiệp này mới mong đạt kết quả tốt được. Giáo dục từ mẫu giáo cho đến đại học, sau đại học đang gây nhiều lo lắng cho nhân dân ta hiện nay. Những kinh nghiệm, nền nếp về giáo dục ta có được trong thời gian trước đây, trong hoàn cảnh mới phần thì bị quên lãng, phần thì không còn thích hợp nữa. Việc đảm bảo sự công bằng trong giáo dục giữa các tầng lớp dân cư và vùng miền, giải quyết thỏa đáng vấn đề số lượng và chất lượng trong giáo dục bây giờ phát sinh nhiều khó khăn mới , mà trình độ tổ chức, quản lý giáo dục của ta chưa chuyển biến kịp. Giáo dục là nền tảng văn hóa, nền tảng trí tuệ của một nước.Trong giáo dục, các ngành giáo dục phổ thông, dạy nghề, đại học đều có tầm quan trọng riêng, đòi hỏi sự quan tâm thích ứng . Về đại học, chắc chắn ta còn phải cố gắng nhiều và phải có thời gian mới đạt được trình độ thế giới. Tôi nghĩ là để đại học phát triển nhanh chóng, đồng thời đủ sức đáp ứng nhu cầu học đại học của nhân dân, không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có trường đại học, mà nên tập trung sức xây dựng một số trung tâm đại học vùng vững mạnh với đội ngũ quản lý và giảng viên có năng lực , có cơ sở vật chất kỹ thuật xứng tầm, hiện đại . Về giáo dục phổ thông, nếu nhận thức rõ tầm quan trọng quyết định của giáo dục phổ thông đối với toàn bộ nền giáo dục và đời sống xã hội, có sự quan tâm đúng mức của trung ương và địa phương, và với chủ trương xã hội hóa như ta đang làm,ta hoàn toàn có thể xây dựng ngành giáo dục phổ thông tốt đẹp hơn hiện tại, đem lại niềm vui và hi vọng cho tuổi trẻ và mọi gia đình Việt Nam. Trong giáo dục phổ thông, cần đặc biệt chú ý cấp tiểu học, vì đây là cấp học sẽ tạo dựng nền móng nhân cách của con người, nơi trẻ em có những tình cảm, nhận biết rõ rệt đầu tiên và được vun đắp mỗi ngày về tình bạn, tình thầy trò, và về xã hội, quê hương, đất nước.Ta hoàn toàn có khả năng xây dựng ở các xã, phường những trường tiểu học khang trang, đẹp đẽ để các em bé trên mọi miền Tổ quốc được sung sướng đến trường, phụ huynh yên tâm và tiện lợi đưa con em đến với lớp học đầu đời tại trường tiểu học ở quê nhà, khỏi phải chạy chọt mướt mồ hôi xin cho con vào lớp một ở một trường có tiếng tăm ở xa như hiện nay. Đứng trước lĩnh vực giáo dục với qui mô rộng lớn và tính chất phức tạp như hiện nay, chắc chắn phải tổ chức nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn những vấn đề chiến lược mới, và tiến hành sự phân cấp quản lý giáo dục cần thiết từ trung ương đến địa phương. Tôi nghĩ Bộ nên sớm giao một số công việc cụ thể mà địa phương, cơ sở đã đủ sức đảm nhận hiện nay, như thi tốt nghiệp phổ thông hay tuyển sinh đại học, để tập trung lo những vấn đề lớn ở cấp vĩ mô. Và cũng đã đến lúc nên có chủ trương rõ ràng về việc giao cho các sở giáo dục quản lý ngành giáo dục phổ thông, và giao quyền tự quản cho các trường đại học. Về khoa học công nghệ, thì vai trò của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã quá rõ ràng, nhưng hiểu biết, khả năng của chúng ta trong lĩnh vực này phải nói là còn nhiều hạn chế, cần có chính sách và đầu tư xứng đáng để phát triển khoa học công nghệ, chắc chắn lúc đầu nên chú trọng ứng dụng các tiến bộ và thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới, nhằm giải quyết các vấn đề do thực tiễn nước ta đặt ra. Đối với khoa học xã hội và nhân văn vốn gắn nhiều với thực tế đất nước và dân tộc,và chúng ta cũng tương đối có khả năng, cần có quan niệm đúng đắn trong chỉ đạo và thực hiện, tránh khuynh hướng chính trị hóa và can thiệp thô bạo vào lĩnh vực này như đã xảy ra ở nhiều nước xã hội chủ nghĩa từ trước đến nay, và làm cho khoa học xã hội và nhân văn ở đây trở thành một sự minh họa thụ động và nhạt nhẽo chủ nghĩa Mác Lê nin, do đó mà chậm phát triển và tụt hậu. Nhân đây, tôi muốn nhắc lại một ý kiến của F.Engels trong thư gửi Werner Sombart ngày 11/ 3/ 1895 về chủ nghĩa Mác: “Nhưng toàn bộ quan điểm triết học của Mác (Bản tiếng Nga dịch là “toàn bộ thế giới quan của Mác”) không phải là một học thuyết mà là một phương pháp ; nó không đưa ra những giáo điều định sẵn, mà cung cấp những điểm xuất phát và phương pháp để tiếp tục nghiên cứu” (1) Trong một bức thư khác gửi cho Paul Lafargue ngày 2/8/1884, Engels lại nhắc nhở: “Mác chắc sẽ phản đối “lý tưởng chính trị” mà anh gán cho ông. Nếu như đang nói về “một người của khoa học”, khoa học kinh tế, thì ở ông ta không thể có lý tưởng, ông ta tìm ra những kết luận khoa học ; nếu thêm vào đó, ông ta còn là người của đảng,thì ông ta sẽ phấn đấu sao cho những kết luận đó được ứng dụng vào thực tế. Con người có lý tưởng không thể là người của khoa học vì ông ta sẽ xuất phát từ những định kiến có sẵn”. Văn học nghệ thuật của chúng ta, cổ điển cũng như hiện đại, có những thành tựu rất đáng trân trọng. Có thể tìm thấy trong văn học nghệ thuật chúng ta cả tình cảm, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, triết học, ngôn ngữ,lịch sử, sức sống của dân tộc. Người Việt Nam từ nghìn xưa đã hết sức quí trọng văn học nghệ thuật của mình, đặc biệt là thi ca, cho nên không phải ngẫu nhiên mà Ngô Thì Nhậm gọi nước ta là một “nước thơ”. Từ Cách mạng tháng 8 / 1945, chính quyền cách mạng cũng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho văn học nghệ thuật phát triển, có đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm và tinh tế, nơi mà tài năng và cá tính sáng tạo có vai trò quyết định, cho nên phải có cách ứng xử thích hợp từ các cơ quan có trách nhiệm ; nếu không, văn học nghệ thuật sẽ khó vận động một cách bình thường, thậm chí có thể xảy ra những vụ án văn học nghệ thuật mà ta đã chứng kiến trước đây ở các nước xã hội chủ nghĩa. Dân tộc ta từ nghìn xưa có lối sống giản dị, biết quí trọng những giá trị tinh thần, có nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. Bây giờ đời sống vật chất đã khá hơn, giao lưu quốc tế rộng mở, con người có những nhu cầu khác trước, có nhiều khả năng lựa chọn trong lối sống, nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng thực dụng. Do vậy, mà càng phải chú ý vấn đề đạo đức trong lối sống, bắt đầu trong nhà trường từ tiểu học trở đi, duy trì được thuần phong mỹ tục truyền thống. Trong mọi hoạt động, các cấp chính quyền và các cơ quan có trách nhiệm chắc phải lưu tâm nhiều vấn đề yên dân. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Khi được vua Thái Tôn nhà Lê giao cho soạn nhã nhạc, Nguyễn Trãi đã nói: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn… Hòa bình là gốc của nhạc… Dám mong bệ hạ rủ lòng thương yêu và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận, oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc” (2) Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng lưu ý : “Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ khó khăn, chỉ sợ lòng dân không yên”. Hiện nay, vì nhiều lý do, do ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, do sự suy thoái về đạo đức trầm trọng trong xã hội, do mất dân chủ, do nạn tham nhũng kéo dài chưa được giải quyết như mong đợi, dân tình hiện nay rất không yên. Tình hình đòi hỏi phải dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật “ để có những biện pháp giải quyết có hiệu quả. Ngày trước, những người hiền nêu khẩu hiệu yên dân, mong những người cầm quyền hãy chăm lo, thương yêu muôn dân, như vậy là quí lắm rồi. Bây giờ chúng ta yêu cầu người cầm quyền phải tôn trọng dân, tin dân, do dân, vì dân, phục vụ dân, làm đầy tớ cho dân. Những tư tưởng đó phải được thể chế hóa, được thực thi, được kiểm tra, giám sát việc thực thi, nếu không thì chỉ là những từ ngữ đẹp đẽ, nói cho có, cho hay, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo. Trong hoàn cảnh hòa bình, khi các mục tiêu độc lập và thống nhất cơ bản đã được giải quyết, ta hoàn toàn có lý khi nhấn mạnh các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ những lý tưởng cao cả cuộc cách mạng của chúng ta và từ tình hình thực tế, tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh các mục tiêu đồng thời là các động lực tinh thần lớn : dân chủ, tự do, hạnh phúc. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã nêu cao các lý tưởng độc lập. tự do, hạnh phúc. Và không phải ngẫu nhiên mà mở đầu Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sau hòa bình, thời gian đầu ta có phân vân khi nói đến dân chủ. Nhưng rồi, chỉ ít lâu sau đó, ta đã thấy cần phải nêu rõ mục tiêu dân chủ . Tuy nhiên, trên thực tế, dân chủ là một mục tiêu mà chúng ta phải phấn đấu nhiều để hoàn thiện về quan niệm và thực hiện có kết quả hơn. Dân chủ là sức mạnh của thời đại, cũng chính là sức sống của chế độ, của đất nước chúng ta. Về tự do, ta cũng còn không ít e ngại khi đề cập đến nó, ngại bị hiểu sai, bị lợi dụng. Nhưng ngay Tuyên ngôn của đảng cộng sản, năm 1848, đã khẳng định hùng hồn rằng “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Nhân loại văn minh từ nhiều thế kỷ đã hiểu đúng và đã biết cách khai thác sức mạnh của tự do để đạt được những thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, khoa học công nghệ, văn hóa. Mục tiêu hạnh phúc được nêu ra từ những ngày đầu cách mạng, nhưng một phần do chiến tranh, một phần do chưa quán triệt ý nghĩa lớn lao, sống còn của mục tiêu hạnh phúc, cho nên trên phương diện tư tưởng, lý luận, cũng như trong hoạt động thực tiễn, ta không mấy khi nhắc đến mục tiêu này. Nhưng hạnh phúc là mục tiêu bao trùm cần phải chú ý không chỉ về lâu dài mà thường xuyên, thường nhật. Đến bây giờ tôi vẫn còn giữ ấn tượng sâu đậm về buổi làm việc của đồng chí Lê Duẫn với lãnh đạo Ban văn hóa văn nghệ trung ương trước Đại hội Đảng lần thứ V. Trong suốt buổi làm việc đó, đồng chí chỉ tập trung nói về vần đề hạnh phúc. Có thể đồng chí cho rằng hạnh phúc là vấn đề đáng quan tâm nhất của văn hóa văn nghệ, hay đồng chí nghĩ đã đến lúc Đảng phải đặc bệt quan tâm đến hạnh phúc của nhân dân sau chiến thắng lịch sử năm 1975 ? Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, có ý thức cộng đồng sâu sắc, nhạy cảm, thông minh, chịu thương chịu khó, có thể tạo nên một cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc, nếu được yên ổn làm ăn, được huy động mọi khả năng và tiềm năng để xây dựng đất nước, chăm lo cho gia đình và cuộc sống của bản thân, đưa đất nước đã trải qua một nghìn năm Thăng long lên một tầm cao mới. TP. HCM, tháng 7 năm 2010 Nguyễn Văn Hạnh Viện phát triển bền vững Vùng Nam Bộ |
Suy nghĩ về xây dựng đất nước hiện nay |
Trong một nghìn năm kể từ khi chuyển kinh đô Hoa Lư ra Thăng Long, và xa hơn nữa, từ khi “các vua Hùng có công dựng nước” đã mấy nghìn năm, đất nước ta đã kinh qua bao biến thiên, hoàn thành bao công việc vĩ đại, chung qui lại vẫn trên hai mặt trận lớn là tiến hành các cuộc kháng chiến để bảo vệ nền độc lập tự chủ của đất nước và xây dựng, phát triển đất nước tạo nên cơ đồ như chúng ta có ngày nay. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu lên các nhiệm vụ, câc mục tiêu cần phải phấn đấu thực hiện ngay khi đang tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là : Hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Với chiến thắng lịch sử năm 1975, các mục tiêu hòa bình, thống nhất, độc lập coi như đã đạt được, và chúng ta bắt đầu xây dựng đất nước trong khung cảnh hòa bình. Ít có nước nào trên thế giới phải trải qua nhiều cuộc chiến tranh như nước ta, kể cả chiến tranh chống ngoại xâm và nội chiến. Và dân tộc Việt Nam đã thực sự được tôi luyện trong chiến tranh, đã bộc lộ bản lĩnh, những phẩm chất tốt đẹp trong chiến tranh như lòng yêu nước, ý chí ngoan cường, tài trí và mưu lược để đánh bại những kẻ thù mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Nhưng do chiến tranh liên miên, chúng ta ít có điều kiện thuận lợi để xây dựng đất nước trong hòa bình. Vào đầu những năm 80, khi tôi còn làm ở Ban văn hóa văn nghệ trung ương, có lần đồng chí Nguyễn Văn Linh đã nói với tôi : Ta đã tổng kết được ông cha chúng ta đã làm chiến tranh như thế nào, nhưng chúng ta chưa tổng kết và do vậy cũng chưa biết rõ ông cha chúng ta đã sống và đã xây dựng đất nước trong hòa bình như thế nào. Quả đó là một việc ngày nay chúng ta phải làm để có thêm kinh nghiệm trong xây dựng đất nước. Với thành tựu và truyền thống giữ nước và xây dựng đất nước của ông cha qua hàng nghìn năm, với hiểu biết và kinh nghiệm chống ngoại xâm và phát triển đất nước từ sau Cách mạng tháng 8 /1945, bây giờ lại giành được hòa bình, thống nhất và độc lập trọn vẹn, chúng ta có được những cơ sở và thuận lợi rất căn bản để xây dựng và phát triển đất nước trong thời đại mới.Tuy nhiên, đây là một sự nghiệp phức tạp và đầy khó khăn, vì chúng ta cùng một lúc phải tiến hành đồng bộ các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, xã hội, văn hóa, nhiều vấn đề còn rất mới mẻ đối với chúng ta. Trong hàng nghìn năm, về kinh tế, chủ yếu chúng ta chỉ duy trì sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp, nuôi sống chật vật một dân số mới hơn hai mươi triệu người lúc Cách mạng tháng Tám, mà bây giờ phải xây dựng và phát triển nền kinh tế của một nước với số dân đã xấp xỉ chín mươi triệu người, làm sao huy động được mọi khả năng của họ, đáp ứng những nhu cầu sống chinh đáng của họ về ăn ở, học hành, đi lại ? Từ kinh tế tự cung tự cấp bây giờ phải sản xuất hàng hóa theo luật cung cầu của thị trường, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trong hoàn cảnh nước ta thật sự đã trở thành một bộ phận của thế giới đầy cạnh tranh và thách thức về mọi mặt. Ông cha ta từng nói “thương nhân đa trá “,đồng thời cũng nhấn mạnh “phi thương bất phú”. Tri thức thực tiễn đó bây giờ nên hiểu, nên vận dụng như thế nào cho thích hợp ? Kinh tế là cái xương sống của cơ thể xã hội, đòi hỏi biết bao nỗ lực và sáng tạo để biến một nước nghèo nàn, lạc hậu thành một nước giàu mạnh, văn minh, theo yêu cầu của cách mạng và như chúng ta mong muốn. Về chính trị, mặc dù chúng ta đã đạt được những tiến bộ rất đáng kể, nhưng chắc chắn có nhiều mặt phải hoàn thiện, phải thay đổi từ chiến tranh chuyển sang hòa bình, từ sự sụp đỗ của nhiều nước xã hội chủ nghĩa, và do quan hệ quốc tế đã thay đổi rất nhiều so với trước. Chính trị là lĩnh vực có vai trò chỉ đạo trong việc ổn định và phát triển của các quốc gia, cho nên nước nào cũng đều có sự quan tâm đặc biệt trong việc phát hiện, bồi dưỡng, tuyển chọn những người tài giỏi nhất để quản lý, lãnh đạo đất nước. Chính trị sáng suốt, trong sạch, hợp lòng dân thì đất nước sẽ phát triển thuận lợi, tốt đẹp. Chính trị mà yếu kém, sai lầm, mất lòng dân thì sẽ là tai họa lớn cho đất nước. Chính trị nắm giữ quyền lực và bộ máy điều hành các cấp , cho nên yếu kém, sai lầm của những người làm chính trị có nhiều cách để biện minh, che đậy, khó bị phát hiện hơn ở các lĩnh vực khác.Vì vậy mà trong lĩnh vực chính trị, người ta thường gắn liền tài với đức, nhấn mạnh cách hành xử tỉnh táo, thận trọng, và ngày càng có yêu cầu cao về tính minh bạch, công khai, các chủ trương đưa ra phải được nghiên cứu, cân nhắc thấu đáo, có sự phản biện cần thiết trước khi ban hành. Chính quyền ở ta được gọi là của dân, do dân, vì dân, tồn tại là để phục vụ nhân dân. Nhưng thói cửa quyền, hành dân, nạn tham nhũng ở các cơ quan công quyền và ở những người có chức, có quyền còn khá phổ biến, làm cho nhân dân giảm sút lòng tin, bất bình. Để phát triển đất nước trong thời bình, lĩnh vực mà chắc chắn chúng ta phải đầu tư nhiều công sức nhất là văn hóa, mà cụ thể là giáo dục, khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật, đạo đức, lối sống. Chúng ta đã nêu rõ giáo dục và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu, nhưng thực tế cho thấy từ xác định đúng đắn tầm quan trọng của giáo dục, có bao nhiêu vấn đề phải thực hiện về chính sách, về đầu tư, về tổ chức và điều hành sự nghiệp này mới mong đạt kết quả tốt được. Giáo dục từ mẫu giáo cho đến đại học, sau đại học đang gây nhiều lo lắng cho nhân dân ta hiện nay. Những kinh nghiệm, nền nếp về giáo dục ta có được trong thời gian trước đây, trong hoàn cảnh mới phần thì bị quên lãng, phần thì không còn thích hợp nữa. Việc đảm bảo sự công bằng trong giáo dục giữa các tầng lớp dân cư và vùng miền, giải quyết thỏa đáng vấn đề số lượng và chất lượng trong giáo dục bây giờ phát sinh nhiều khó khăn mới , mà trình độ tổ chức, quản lý giáo dục của ta chưa chuyển biến kịp. Giáo dục là nền tảng văn hóa, nền tảng trí tuệ của một nước.Trong giáo dục, các ngành giáo dục phổ thông, dạy nghề, đại học đều có tầm quan trọng riêng, đòi hỏi sự quan tâm thích ứng . Về đại học, chắc chắn ta còn phải cố gắng nhiều và phải có thời gian mới đạt được trình độ thế giới. Tôi nghĩ là để đại học phát triển nhanh chóng, đồng thời đủ sức đáp ứng nhu cầu học đại học của nhân dân, không nhất thiết tỉnh nào cũng phải có trường đại học, mà nên tập trung sức xây dựng một số trung tâm đại học vùng vững mạnh với đội ngũ quản lý và giảng viên có năng lực , có cơ sở vật chất kỹ thuật xứng tầm, hiện đại . Về giáo dục phổ thông, nếu nhận thức rõ tầm quan trọng quyết định của giáo dục phổ thông đối với toàn bộ nền giáo dục và đời sống xã hội, có sự quan tâm đúng mức của trung ương và địa phương, và với chủ trương xã hội hóa như ta đang làm,ta hoàn toàn có thể xây dựng ngành giáo dục phổ thông tốt đẹp hơn hiện tại, đem lại niềm vui và hi vọng cho tuổi trẻ và mọi gia đình Việt Nam. Trong giáo dục phổ thông, cần đặc biệt chú ý cấp tiểu học, vì đây là cấp học sẽ tạo dựng nền móng nhân cách của con người, nơi trẻ em có những tình cảm, nhận biết rõ rệt đầu tiên và được vun đắp mỗi ngày về tình bạn, tình thầy trò, và về xã hội, quê hương, đất nước.Ta hoàn toàn có khả năng xây dựng ở các xã, phường những trường tiểu học khang trang, đẹp đẽ để các em bé trên mọi miền Tổ quốc được sung sướng đến trường, và phụ huynh yên tâm và tiện lợi đưa con em đến với lớp học đầu đời tại trường tiểu học ở quê nhà, khỏi phải chạy chọt mướt mồ hôi xin cho con vào lớp một ở một trường có tiếng tăm ở xa như hiện nay. Đứng trước lĩnh vực giáo dục với qui mô rộng lớn và tính chất phức tạp như hiện nay, chắc chắn phải tổ chức nghiên cứu một cách kỹ lưỡng hơn những vấn đề chiến lược mới, và tiến hành sự phân cấp quản lý giáo dục cần thiết từ trung ương đến địa phương. Tôi nghĩ Bộ nên sớm giao một số công việc cụ thể mà địa phương, cơ sở đã đủ sức đảm nhận hiện nay, như thi tốt nghiệp phổ thông hay tuyển sinh đại học, để tập trung lo những vấn đề lớn ở cấp vĩ mô. Và cũng đã đến lúc nên có chủ trương rõ ràng về việc giao cho các sở giáo dục quản lý ngành giáo dục phổ thông, và giao quyền tự quản cho các trường đại học. Về khoa học công nghệ, thì vai trò của nó trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đã quá rõ ràng, nhưng hiểu biết, khả năng của chúng ta trong lĩnh vực này phải nói là còn nhiều hạn chế, cần có chính sách và đầu tư xứng đáng để phát triển khoa học công nghệ, chắc chắn lúc đầu nên chú trọng ứng dụng các tiến bộ và thành tựu khoa học kỹ thuật thế giới, nhằm giải quyết các vấn đề do thực tiễn nước ta đặt ra. Đối với khoa học xã hội và nhân văn vốn gắn nhiều với thực tế đất nước và dân tộc,và chúng ta cũng tương đối có khả năng, cần có quan niệm đúng đắn trong chỉ đạo và thực hiện, tránh khuynh hướng chính trị hóa và can thiệp thô bạo vào lĩnh vực này như đã xảy ra ở nhiếu nước xã hội chủ nghĩa từ trước đến nay, và làm cho khoa học xã hội và nhân văn ở đây trở thành một sự minh họa thụ động và nhạt nhẽo chủ nghĩa Mác Lê nin, do đó mà chậm phát triển và tụt hậu. Nhân đây, tôi muốn nhắc lại một ý kiến của F.Engels trong thư gửi Werner Sombart ngày 11/ 3/ 1895 về chủ nghĩa Mác: “Nhưng toàn bộ quan điểm triết học của Mác (Bản tiếng Nga dịch là “toàn bộ thế giới quan của Mác”) không phải là một học thuyết mà là một phương pháp ; nó không đưa ra những giáo điều định sẵn, mà cung cấp những điểm xuất phát và phương pháp để tiếp tục nghiên cứu “ ([1]) Trong một bức thư khác gửi cho Paul Lafargue ngày 2/8/1884, Engels lại nhắc nhở: “Mác chắc sẽ phản đối “lý tưởng chính trị” mà anh gán cho ông. Nếu như đang nói về “một người của khoa học”, khoa học kinh tế, thì ở ông ta không thể có lý tưởng, ông ta tìm ra những kết luận khoa học ; nếu thêm vào đó, ông ta còn là người của đảng,thì ông ta sẽ phấn đấu sao cho những kết luận đó được ứng dụng vào thực tế. Con người có lý tưởng không thể là người của khoa học vì ông ta sẽ xuất phát từ những định kiến có sẵn”. Văn học nghệ thuật của chúng ta, cổ điển cũng như hiện đại, có những thành tựu rất đáng trân trọng. Có thể tìm thấy trong văn học nghệ thuật chúng ta cả tình cảm, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, triết học, ngôn ngữ,lịch sử, sức sống của dân tộc. Người Việt Nam từ nghìn xưa đã hết sức quí trọng văn học nghệ thuật của mình, đặc biệt là thi ca, cho nên không phải ngẫu nhiên mà Ngô Thì Nhậm gọi nước ta là một “nước thơ”. Từ Cách mạng tháng 8 / 1945, chính quyền cách mạng cũng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho văn học nghệ thuật phát triển, có đóng góp xứng đáng vào thắng lợi chung trong thời gian qua. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm và tinh tế, nơi mà tài năng và cá tính sáng tạo có vai trò quyết định, cho nên phải có cách ứng xử thích hợp từ các cơ quan có trách nhiệm ; nếu không, văn học nghệ thuật sẽ khó vận động một cách bình thường, thậm chí có thể xảy ra những vụ án văn học nghệ thuật mà ta đã chứng kiến trước đây ở các nước xã hội chủ nghĩa. Dân tộc ta từ nghìn xưa có lối sống giản dị, biết quí trọng những giá trị tinh thần, có nhiều phong tục tập quán tốt đẹp. Bây giờ đời sống vật chất đã khá hơn, giao lưu quốc tế rộng mở, con người có những nhu cầu khác trước, có nhiều khả năng lựa chọn trong lối sống, nhưng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi tư tưởng thực dụng. Do vậy, mà càng phải chú ý vấn đề đạo đức trong lối sống, bắt đầu trong nhà trường từ tiểu học trở đi, duy trì được thuần phong mỹ tục truyền thống. Trong mọi hoạt động, các cấp chính quyền và các cơ quan có trách nhiệm chắc phải lưu tâm nhiều vấn đề yên dân. Trong Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi đã viết : “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Khi được vua Thái Tôn nhà Lê giao cho soạn nhã nhạc, Nguyễn Trãi đã nói: “Thời loạn thì dùng võ, thời bình thì dùng văn… Hòa bình là gốc của nhạc… Dám mong bệ hạ rủ lòng thương yêu và chăn nuôi muôn dân khiến cho trong thôn cùng xóm vắng không có một tiếng hờn giận, oán sầu. Đó tức là giữ được cái gốc của nhạc “([2]) Thời kỳ đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng từng lưu ý :” Không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng; không sợ khó khăn, chỉ sợ lòng dân không yên”. Hiện nay, vì nhiều lý do, do ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, do sự suy thoái về đạo đức trầm trọng trong xã hội, do mất dân chủ, do nạn tham nhũng kéo dài chưa được giải quyết như mong đợi, dân tình hiện nay rất không yên. Tình hình đòi hỏi phải dũng cảm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật “ để có những biện pháp giải quyết có hiệu quả. Ngày trước, những người hiền nêu khẩu hiệu yên dân, mong những người cầm quyền hãy chăm lo, thương yêu muôn dân, như vậy là quí lắm rồi. Bây giờ chúng ta yêu cầu người cầm quyền phải tôn trọng dân, tin dân, do dân, vì dân, phục vụ dân, làm đầy tớ cho dân. Những tư tưởng đó phải được thể chế hóa, được thực thi, được kiểm tra, giám sát việc thực thi, nếu không thì chỉ là những từ ngữ đẹp đẽ, nói cho có, cho hay, nói không đi đôi với làm, nói một đằng làm một nẻo. Trong hoàn cảnh hòa bình, khi các mục tiêu độc lập và thống nhất cơ bản đã được giải quyết, ta hoàn toàn có lý khi nhấn mạnh các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Từ những lý tưởng cao cả cuộc cách mạng của chúng ta và từ tình hình thực tế, tôi đặc biệt muốn nhấn mạnh các mục tiêu đồng thời là các động lực tinh thần lớn : dân chủ, tự do, hạnh phúc. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã nêu cao các lý tưởng độc lập. tự do, hạnh phúc. Và không phải ngẫu nhiên mà mở đầu Tuyên ngôn độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn lại lời bất hủ trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Sau hòa bình, thời gian đầu ta có phân vân khi nói đến dân chủ. Nhưng rồi, chỉ ít lâu sau đó, ta đã thấy cần phải nêu rõ mục tiêu dân chủ . Tuy nhiên, trên thực tế, dân chủ là một mục tiêu mà chúng ta phải phấn đấu nhiều để hoàn thiện về quan niệm và thực hiện có kết quả hơn. Dân chủ là sức mạnh của thời đại, cũng chính là sức sống của chế độ, của đất nước chúng ta. Về tự do, ta cũng còn không ít e ngại khi đề cập đến nó, ngại bị hiểu sai, bị lợi dụng. Nhưng ngay Tuyên ngôn của đảng cộng sản, năm 1848, đã khẳng định hùng hồn rằng “Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”. Nhân loại văn minh từ nhiều thế kỷ đã hiểu đúng và đã biết cách khai thác sức mạnh của tự do để đạt được những thành tựu lớn trong tất cả các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, khoa học công nghệ, văn hóa. Mục tiêu hạnh phúc được nêu ra từ những ngày đầu cách mạng, nhưng một phần do chiến tranh, một phần do chưa quán triệt ý nghĩa lớn lao, sống còn của mục tiêu hạnh phúc, cho nên trên phương diện tư tưởng, lý luận, cũng như trong hoạt động thực tiễn, ta không mấy khi nhắc đến mục tiêu này. Nhưng hạnh phúc là mục tiêu bao trùm cần phải chú ý không chỉ về lâu dài mà thường xuyên, thường nhật. Đến bây giờ tôi vẫn còn giữ ấn tượng sâu đậm về buổi làm việc của đồng chí Lê Duẫn với lãnh đạo Ban văn hóa văn nghệ trung ương trước Đại hội Đảng lần thứ V. Trong suốt buổi làm việc đó, đồng chí chỉ tập trung nói về vần đề hạnh phúc. Có thể đồng chí cho rằng hạnh phúc là vấn đề đáng quan tâm nhất của văn hóa văn nghệ, hay đồng chí nghĩ đã đến lúc Đảng phải đặc bệt quan tâm đến hạnh phúc của nhân dân sau chiến thắng lịch sử năm 1975 ? Nhân dân ta giàu lòng yêu nước, có ý thức cộng đồng sâu sắc, nhạy cảm, thông minh, chịu thương chịu khó, có thể tạo nên một cuộc sống ấm no, văn minh, hạnh phúc, nếu được yên ổn làm ăn, được huy động mọi khả năng và tiềm năng để xây dựng đất nước, chăm lo cho gia đình và cuộc sống của bản thân, đưa đất nước đã trải qua một nghìn năm Thăng long lên một tầm cao mới. TP. HCM, tháng 7 năm 2010 N.V.H |