Khai thác kỹ xảo ngôn ngữ múa dân tộc - NSND Lê Huân

19.12.2013

Khai thác kỹ xảo ngôn ngữ múa dân tộc - NSND Lê Huân

Đất nước ta có một nền múa dân gian của cácdân tộc vô cùng phong phú. Từ sau ngày chiến thắng giặc Pháp xâm lược, khi mới chỉ miền Bắc được giải phóng công tác nghiên cứu, sưu tầm múa dân gian, dân tộc đã được Nhà Nước ta đề ra, khuyến khích các cơ quan văn hóa có chức năng từ Trung ương tới các địa phương; đến những người làm công tác múa đi khảo sát, thu thập những vốn quý báu còn truyền giữ trong dân gian.

Cho đến nay ngành nghệ thuật múa đã có tương đối đầy đủ vốn múa dân gian của các dân tộc trong cả nước kể cả múa trong sân khâu chèo, tuồng, múa cung đình Huế. Ngôn ngữ múa dân gian, dân tộc đã được trường múa Việt Nam, các thế hệ giáo viên chỉnh biên, quy nạp thành từng hệ thống giảng dạy hoặc lưu trữ trong tư liệu nhà trường.

Ở phạm vi bài viết này, người viết chỉ xin đề cập tới khía cạnh "khai thác kỹ xảo ngôn ngữ múa dân tộc" để các nhà biên đạo, lưu ý trong các sáng tác tác phẩm của mình nhằm thúc đẩy việc tô đậm bản sắc dân tộc nghệ thuật múa nước nhà.

Trên sân khấu múa chuyên nghiệp, nhiều năm qua cho tới hôm nay, nhiều tác phẩm múa đã được các nhà biên đạo xử dụng ngôn ngữ kỹ xảo kỹ thuật cần thiết cho việc thể hiện nhân vật múa của mình, họ vận dụng và tiếp thu nhiều động tác kỹ xảo của múa cổ điển Châu Âu, của múa hiện đại các nước kể cả Hiphop, của Breakdance nhưng lại ít chú trọng đến việc này có thể do chưa ý thức việc đề cao xây dựng bản sắc ngôn ngữ múa dân tộc hoặc chưa nắm được hết về kho tàng ngôn ngữ múa dân gian, dân tộc!

Theo tôi, có 3 loại kỹ xảo múa dân gian, dân tộc:

Thứ nhất là động tác kỹ xảo - kỹ thuật như quay, nhảy, lăn, lộn vv…

Trong múa dân gian Tây Nguyên có động tác uốn lưng (Sơgơl), mài đầu (Đver), múa mèo (Hơ mông) nam có một số các động tác quay tại chỗ, quay di động, quay đứng, quay ngồi, nhảy đá vệt chân.Trong hệ thống ngôn ngữ múa tuồng khá nhiều động tác kỹ xảo kỹ thuật của quay, lật, nhảy lớn, bê, xiến, lĩa…vv

Loại kỹ xảo thứ hai là kỹ xảo phong cách, có thể coi động tác guộn ngón của múa dân gian dân tộc Kinh như thuộc thể loại này vì nó khá độc đáo so với các loại động tác guộn cổ tay của nhiều nước trên thế giới nhất là múa Đông Nám Á. Kỹ xảo phong cách gặp nhiều ở dáng nét tạo hình và luật động khá đặc biệt trong múa cung đình dân tộc Chăm. Trong một lần đi giao lưu với hội nghệ sỹ múa Trung Quốc, có một nhà biên đạo của bạn đã đánh giá về múa Chăm (cung đình) là ngôn ngữ múa độc đáo nhất của Việt Nam, còn các động tác lắc mông, rung bụng, rung đầu của múa dân gian Tây Nguyên cũng thể hiện phong cách của người Tây Nguyên với vẻ đẹp hồn nhiên, phóng khoáng.

Kỹ xảo thể hiện là kỹ xảo thứ ba trong hệ thống múa mỗi dân tộc thường trong hệ thống giáo trình nhà trường ít ai đề cập loại kỹ xảo này bởi nó không phải là động tác cụ thể mà là chiều sâu thể hiện ở tâm hồn tình cảm. Kỹ xảo thể hiện nội tâm thuộc về sự khai thác khám phá của các nhà biên đạo, thuộc về tri thức thẩm mĩ của người huấn luyện và đạo diễn ví dụ trong tác phẩm "Những cô gái Việt Nam" của NSND Chu Thúy Quỳnh, khán giả cảm nhận được diễn viên thể hiện được sự duyên dáng, cái duyên kín đáo, e ấp, nồng thắm chỉ có ở người con gái Việt Nam qua từng cử chỉ động tác qua từng nét cười, khóe mắt.

Thông qua ngôn ngữ múa là sự thể hiện tình cảm của mỗi dân tộc có những biểu đạt khác nhau. Người dân tộc Chăm khác với người Kinh, người Thái. Người Tây Nguyên của Việt Nam khác với người của các dân tộc khối Ả Rập, Châu Phi.

 Gần đây khi xem một số tác phẩm múa của biên đạo trẻ Trần Ly Ly dàn dựng cho đoàn Đắc Lắc tôi cứ ngờ ngợ về sự thẻ hiện hơi quá mức hoang dã của người Tây Nguyên trên đất việt, biên đạo Trần Ly Ly là biên đạo tài năng, có rất nhiều hứa hẹn vươn lên phía trước của sự nghiệp nghệ thuật nhưng trong các sáng tác và múa Tây Nguyên của Ly Ly nên chăng có sự điều chỉnh về biểu hiện như NSND Y Browm, hoặc NSND Xuân La những biên đạo Tây Nguyên chính gốc đã làm để góp phần xây dựng nền văn hóa nghệ thuật tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Bài viết của tôi nhằm để các bạn đồng nghiệp tham khảo, có thể có những điều đúng hoặc chưa đúng nhưng xuất phát từ tâm huyết nghề nghiệp làm thế nào để chúng ta cùng khai thác kỹ xảo ngôn ngữ múa dân tộc để nghệ thuật múa Việt Nam đáp ứng được yêu cầu thời đại.

 

                                                                                                            L.H      

Bài viết khác cùng số

Vinh dự từng là chiến sỹ QĐND của Đại tướng - Trần Trung SángMiệt quê - Trần Huy Minh Phương Vật thờ của vương quốc - Nhụy Nguyên Tiếng trưa - Nguyễn Nhã TiênNhững ngày áp thấp - Lê Thanh MyĐường ta đi dài theo đất nước - Nguyễn Thị Thu SươngThơ Nguyễn Hưng HảiLính cũ - Phan Thành MinhKhúc tháng Chạp - Trần Thiên ThịThơ Lê Hoàng LêThơ Trác MộcCuối năm chào núi ta về - Vĩnh ThôngKý ức mùa thu - Nguyễn Đức Phú ThọChiều cuối năm - Đinh Thị Như ThúyTrở lại quê xưa - Nguyễn Đức MinhThơ viết cho con - Mai Hữu PhướcNợ ! - Nguyễn Ngọc NhânCó lẽ… Lê Huy HạnhGiờ học sử - Thanh Trắc Nguyễn Văn Huyền thoại chiến mã - Nguyễn Văn Thanh Hát xạo trong hò khoan xứ Quảng - Đinh Thị HựuTư liệu địa bạ vùng Đà Nẵng - Đinh Thị ToanKhai thác kỹ xảo ngôn ngữ múa dân tộc - NSND Lê HuânVài cảm nhận từ nhiếp ảnh phim đến nhiếp ảnh số - Đặng Đăng KhoaGiấc mộng trạng nguyên trong thơ cha tôi - nhà thơ Nguyễn Bính - Nguyễn Bính Hồng CầuNghe Huệ đen độc ca - Nguyễn Thụy KhaHình tượng mẹ Thứ bằng văn học - Lưu Phương ĐịnhNgười lính Trường Sa qua bài thơ “ĐỢI MƯA TRÊN ĐẢO SINH TỒN ”của Trần Đăng Khoa - Nguyễn Thị Thu ThủyMỹ thuật Đà Nẵng từ mùa xuân 1975 - Hoàng Đặng