Trần Quế Sơn “cõng mẹ đi chơi” - Hoàng Hương Việt

28.01.2016

Trần Quế Sơn “cõng mẹ đi chơi” - Hoàng Hương Việt

Trong một lần sinh hoạt nghệ thuật, tôi có may mắn gặp lại người nhạc sĩ trẻ "quy cố hương" Trần Quế Sơn. Lần đầu tiên Trần Quế Sơn chọn ra những ca khúc tiêu biểu của mình như Tình quê, Khi một mình, Tre Việt Nam, Cõng mẹ đi chơi... là những nhạc phẩm được Hội Nhạc sĩ Việt Nam trao giải cao từ năm 2004 đến nay, vào một đêm diễn mang tên "Tình Quê", cuối Xuân 2009 để tạ ơn đất Mẹ Quảng Nam nơi chôn nhau cắt rốn sau bao nhiêu năm dong ruổi, da diết nhớ quê, nhớ Mẹ.

Cái đêm thánh thiện ấy, giữa hàng ngàn khán giả hâm mộ đang say sưa đắm chìm trong thế giới âm thanh đậm chất dân ca, pha chút "tài tử" trong ngôn từ chắt lọc, nhưng không thiếu nét lãng mạn, trữ tình hiện đại, Trần Quế Sơn đã tự mình trình bày ca khúc "Cõng mẹ đi chơi". Phông sàn diễn là màn hình lớn hiện lên ngọn núi, dòng sông, cánh đồng, chiếc cầu tre, con đò, cánh cò, lũy tre chao nghiêng lã ngọn, có người Mẹ già ngồi tựa cửa trông con trong nhạt nhòa hoàng hôn lặng lẽ...

Cõng mẹ đi chơi

Dìu mẹ đi chơi

Mẹ và con đi chơi thênh thang

một cõi

Quên nhọc nhằn, quên hết dày vò

tâm can.

Việc Mẹ cõng con đi chơi là chuyện muôn đời, và cũng chỉ cõng, chỉ dắt dìu khi tuổi con còn thơ dại cần sự chở che, chăm sóc. Đằng này Trần Quế Sơn cõng Mẹ đi chơi khi Mẹ đã về già, đưa Mẹ đi vào một thế giới riêng tư vừa tưởng tượng, ước mơ mà cũng vừa có thật. Ấy là một cõi thiên thai nào đó không có khổ đau, hệ lụy, không bị dày vò, xao xát bởi cuộc sống, cuộc đời con vất vả làm đắng đót tuổi già lận đận.

Chỉ một chi tiết ấy thôi, nhưng là cái tứ lạ nhất, đắt nhất trong sáng tạo âm nhạc thành văn, thành lời, thành hình ảnh khá đặc biệt của Trần Quế Sơn. Theo tôi, đấy là một nét bản sắc đậm chất truyền thống nhân văn của dân tộc Việt - lấy nhân nghĩa, hiếu để làm trọng!.

Hầu như các nhạc sĩ ở ta đều có tác phẩm viết về Mẹ bằng những ca từ như rút ruột mình ra mà bày tỏ, mà tình tự. Đơn cử như Phạm Duy có Bà mẹ phù sa - "Mẹ già bấm đốt ngón tay / Xóm tuy là xóm đổi thay đã nhiều", Bà mẹ Gio Linh - "Mẹ già cuốc đất trồng khoai / Nuôi con đánh giặc đêm ngày quản chi", rồi Bà mẹ quê - "Mẹ quê, mẹ quê vất vả trăm chiều / Nuôi đàn con nhỏ chắt chiu tháng ngày"... Y Vân có Lòng mẹ - "Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào / Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào"... Trịnh Công Sơn có Ca dao mẹ - "Mẹ ngồi ru con đong đưa võng buồn / Mẹ ngồi ru con mây qua đầu ghềnh lạy trời mưa tuôn / Mẹ ngồi ru con tiếng nói quê hương / Mẹ nhìn con đi phút giây bàng hoàng", rồi Huyền thoại mẹ - "Mẹ về đứng dưới mưa, che đàn con nằm ngủ, canh từng bước chân thù / Mẹ ngồi dưới cơn mưa"... Phạm Minh Tuấn, Tạ Hữu Yên có Đất nước - "Ba lần tiễn con đi / Hai lần khóc thầm lặng lẽ / Các anh không về lòng mẹ lặng yên"... Văn Thành Nho có Đất nước lời ru - "Ru con, mẹ ru con, tiếng ru từ cuộc đời / Ru con, lời ru cất lên từ ngàn đời", Hoàng Hiệp, Dương Hương Ly có Đất quê ta mênh mông - "Mẹ đào hầm từ lúc tóc còn xanh / Nay mẹ đã phơ phơ đầu bạc", "Tiếng cuốc năm canh nặng tình đất nước / Hầm mẹ giăng như lũy như thành"... Nguyễn Văn Tý có Mẹ yêu con - "Mẹ thương, con có hay chăng / Thương từ khi thai nghén trong lòng / mấy nắng sớm mưa chiều / Ròng chín tháng so chín năm gian khó không cùng"... và Tấm áo chiến sĩ mẹ vá năm xưa: - "Tấm áo ấy con quý hơn cơm gạo / Đời mẹ nghèo trông áo rách nên thương"... Thuận Yến có Người mẹ miền Nam tay không đánh giặc - "Gieo lúa trồng khoai ngày qua ngày gặt hái nuôi con / Mẹ những mong ấm lành mảnh áo".... Trần Long Ẩn, Nguyễn Kim Ngân, có Người mẹ Bàn Cờ - "Có người mẹ Bàn Cờ / Tay gầy tóc bạc phơ / Chuyền cơm qua vách cấm / Khi ngoài trời đổ mưa"... Vinh Sử có Bài thơ dâng mẹ - "Mẹ là mùa Xuân vĩnh cửu / Cho con sức sống dạt dào"... Lư Nhất Vũ viết Hãy yên lòng mẹ ơi! Nguyễn Ngọc Thiện lặng đi khi bên mẹ  - "Ôi tóc mẹ màu mây trắng / Hôn lên đôi mắt hằn chân chim" v.v... Khó mà kể ra hết các ca khúc thấm đẫm tiếng Mẹ sâu nặng yêu thương ngày ngày vang vọng tới mọi trái tim tâm hồn người nghe. Một đôi dòng về các nhạc sĩ trên đây làm sao diễn đạt tận cùng những cung bậc tình yêu đối với Mẹ.

 

Trở lại với Trần Quế Sơn "Cõng mẹ đi chơi", tôi có bộc bạch mấy lời tại đêm diễn, khi MC (người dẫn chương trình) tình cờ ngỏ ý hỏi tôi cảm tưởng khi nghe bài hát. Tôi thật sự xúc động thưa rằng: "Mỗi lần nghe lại ca khúc này tôi cảm thấy xao lòng, bởi người nhạc sĩ mang tên mảnh đất quê mình - Quế Sơn - đã nói hộ cho nhiều người về Mẹ của chúng ta. Anh ấy đâu chỉ cõng mẹ bằng xương bằng thịt, mà cõng tình mẫu tử, cõng sự dãi dầu nhọc nhằn, cho dù muộn mằn, nhưng cũng là cử chỉ đền đáp, báo hiếu bằng việc làm nhỏ nhoi của một đứa con không thấm vào đâu so với công lao trời biển của Mẹ".

Nhạc sĩ cõng mẹ, dìu mẹ đi dưới nắng hồng, gió thơm, qua những cánh đồng hoa hương sắc, những con suối trong mát ngọt ngào, và cả những khuôn mặt người tinh khôi để khua cả vòm trời cao rộng, cho đến:

Rồi vài mươi năm sau đi qua trần thế

Con cõng Mẹ về, con cõng Mẹ về thiên thai!

Là thế, trong bao nhiêu hạnh phúc hiện hữu ấy cũng không thể vượt qua được quy luật chìm nổi của thời gian. Sự mất còn là hữu hạn. Nỗi lo sợ không còn mơ hồ, qua cảm thức tiên liệu về một cõi riêng, Trần Quế Sơn như thấy lòng mình chúng xuống trong nỗi niềm:

Hôm nay cõng Mẹ đi chơi

Một mai ngồi khóc bên trời

Hôm nay cõng Mẹ đi chơi

Một mai Mẹ bỏ con rồi

Mẹ để con mồ côi

Rồi xa con rồi!...

Rồi anh đã nhận ra, có cõng Mẹ dìu Mẹ đi đâu và đi bao lâu, cũng chỉ là cuộc lãng du của ước mơ, khát vọng vậy thôi. Bởi "Cuối đời là trò chơi, trờ chơi lên trời!".

Một cái kết có hậu đầy hoan lạc. Sự yêu thương được thể hiện dưới mọi hình thức nào đó đi nữa, cũng không bằng tình yêu Mẹ - Con, là cái còn lại đắm sâu, chảy mãi và chảy đỏ trong máu thịt con tim, tâm thức chúng ta. Vì thế "Cõng mẹ đi chơi" là một tình khúc đẹp, vượt thoát, sang trọng như một khúc dân ca thấm đẫm tình người hiếm thấy trong nhiều ca khúc viết về Mẹ của nhiều thế hệ nhạc sĩ chiếm được sự đồng cảm, chia sẻ của những người thưởng thức âm nhạc cả nước hiện nay.

Mừng cho Trần Quế Sơn, một nhạc sĩ trẻ của đất Quảng đã tìm cho mình một phong cách sáng tác với những chi tiết đề tài "Chân quê" gần gũi nhưng không thiếu sự cách tân hiện đại, thể hiện trong Tình quê, Khi một mình, Tre Việt Nam, Cõng mẹ đi chơi... là những nhạc phẩm để đời của anh và để đời trong chúng ta khi nghĩ về Mẹ, qua ca khúc thiết tha này./.

H.H.V 

Bài viết khác cùng số

Ngày xuân, nghĩ về người Đà Nẵng - Dân HùngTết - Trần Huy Minh PhươngCó những “Người Đà Nẵng” đến từ nơi xa... - Trần Trung SángGiấc mơ phố - Nguyễn Thị Anh ĐàoBong bóng cá mùa xuân - Liêu NhiGiữa mùa chán chết - Nguyễn Ngọc TưKhúc hát của dòng sông - Nguyễn Quang ThiềuQuà Tết - Huỳnh Viết TưMơ hồ ánh lửa Bích Câu - Nguyễn Nhã TiênVạt áo cưới của mẹ - Tường LinhCội phương mai - Lương Hoàng HạcĐếm ngược thời gian - Thi AnhTết - trong ký ức tuổi thơ tôi - Nguyễn Văn HọcCần thiết - Thái Bảo - Dương ĐìnhXuống dốc - Quốc LongDự cảm - Nguyễn Xuân TưẤm dấu chân xưa - Nguyễn Hoàng SaBác xích lô chiều 30 Tết - Nguyễn Thành LongKhông đề - Lê Huy HạnhNhư là nỗi nhớ - Mai Hữu PhướcGió nhớ - Nguyễn Nho Thùy DươngTặng người một ánh rằm xuân - Trịnh Bửu HoàiSáng nay - Trương Điện ThắngTình như bèo dạt - Nguyễn Miên ThượngNét phố - Thuận TìnhLiên tưởng - Trần Trúc TâmMùa xuân - Nguyễn Đông NhậtChào xuân trên biển - Đoàn Văn MậtLạt mềm mùa xuân - Lê HòaNgẫm - Nguyễn Hoàng ThọTiếng thì thầm - Phan HoàngLàm sao vịn được giao thừa - Nguyễn Ngọc HạnhĐọc Kiều - Lê Minh QuốcTự xuân - Thùy AnhTrong những lời yêu thương - Đinh Thị Như ThúyMùa xuân trên đảo - Trần Mai HươngMùa xuân nào quay bước? - Tần Hoài Dạ VũĐêm hoa nở - Mai Văn PhấnThơ Phạm PhátĐã quen - Nguyễn Minh HùngHương thanh trà - Vạn LộcTrần tình với mùa xuân - Nguyễn Kim HuyCon bướm xinh/ Con bướm đa tình(*) - Đỗ Thượng ThếTrầm tích từ ký ức xanh - Trương Đình ĐăngTrôi về phương cũ - Trần Văn HuyTiếng chim xuân - Tăng Tấn TàiRượu và thơ - Lê ĐàoGửi đến núm ruột mình nơi đảo xa - Phan Thành MinhMưa biển - Hải VânCâu đối xưa nói về ca nhạc và sân khấu - Phan Lý Lệ Vân (sư tầm)Khỉ trong thành ngữ, ca dao - Minh Lê (sưu tầm)Về mong ước được đổi đời trong cổ tích Việt - Bùi Văn TiếngTheo chân các nhà khảo cổ học Nhật Bản đi tìm dấu tích Dinh Chiêm - Châu Yến LoanNgười làm lịch độc bản - Văn Thành LêTrần Quế Sơn “cõng mẹ đi chơi” - Hoàng Hương ViệtBuson - thi sĩ mùa xuân trong vườn thơ Haiku - Chế Diễm TrâmHình tượng khỉ trong nền điêu khắc Champa và khỉ thần Hanuman của sử thi Ramayana - Trần Kỳ PhươngThời gian, rượu và thi ca - Lê Huỳnh LâmVẻ đẹp của tiểu thuyết không hư cấu - Thanh TânNgày xuân kể về một nhân cách lớn của đất Quảng - Vân TrìnhMột bàn chân nhỏ bé giữa mùa xuân - Trần TâmBên chén rượu đầu năm - Thanh Quế