Kỳ ảo hóa ngôn ngữ miêu tả cảm giác trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn

19.09.2011

Kỳ ảo hóa ngôn ngữ miêu tả cảm giác  trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn

 

                                   Nguyễn Thị Tịnh Thy

 

          1. Chữ "k” và yếu tố k ảo luôn là mạch ngầm nuôi dưỡng cảm hứng và bút pháp sáng tạo của các nhà tiểu thuyết Trung Quốc. Chữ "k” hấp dẫn người khác bằng sự mông lung, ma mị, huyễn tưởng: k ảo; sự phi thường, khác lạ: k dị; và cả sự bình thường, quen thuộc: vô k chi k. Mạc Ngôn cũng là nhà văn Trung Quốc "chính tông” khi nối tiếp dòng chảy của chữ "k” trong sáng tác của mình. Ở phương diện ngôn ngữ miêu tả, chữ "k” và yếu tố k ảo kết hợp với "chủ nghĩa cảm giác mới” của phương Tây hiện đại đã sản sinh ra một thứ ngôn ngữ cảm giác đậm màu sắc k ảo. Thứ ngôn ngữ ấy khiến cho mỗi sự vật trong tiểu thuyết của Mạc Ngôn đều trở nên có thông linh, tri giác; đầy ý nghĩa hình tượng và biểu cảm.

          2. Nhà văn Yasunary Kawabata – lữ khách lang thang đi tìm cái đẹp – được xem là người phát khởi phong trào "cảm giác mới” của văn chương Nhật Bản. Trong các tác phẩm của ông, đặc biệt là Người đẹp say ngủ, thấm đẫm cảm giác. Đó là cảm giác của ông già Eguchi v mùi hương, làn da, hơi thở… của năm cô gái trần truồng ngủ mê trong ngôi nhà chứa bí mật ở đn Subakidera nằm k ông trong suốt bốn đêm trường. Mỗi cảm giác đu đánh thức trong ông vô số hồi ức. Và chính cảm giác đã vẫy gọi dòng ý thức để cùng tuôn trào những kỷ niệm, nuối tiếc, xung động bản năng và cảm xúc thánh thiện. Đối với Kawabata, "cảm giác mới” gắn lin với cái Đẹp, việc phát hiện ra nó làm cho cuộc sống này mới mẻ từng giây, từng phút. Đối với Mạc Ngôn, "cảm giác mới” là sự lặn sâu vào trong cảm giác, cảm xúc của nhân vật, dùng bút pháp k ảo để diễn tả nó một cách tế vi, li k và quái đản. "Bằng bút pháp tả thực kết hợp với bút pháp tượng trưng, biến hình, huyn ảo, khoa trương… tác giả đã khiến cho một ánh mắt, một nụ cười, một tiếng thở dài, một cảm xúc nhỏ… cũng trở thành hình ảnh có hương có sắc có mùi có vị” [5, tr.389].

          Có ba đôi bàn tay được Mạc Ngôn miêu tả rất kỹ v hình dáng bên ngoài, cảm xúc bên trong của người sở hữu chúng lẫn cảm xúc của những đối tượng xung quanh v chính chúng. Đó là những đôi bàn tay của đao phủ Triệu Giáp (Đàn hương hình), bác sĩ sản khoa Vạn Tâm (ch) và Kim Đồng (Báu vật của đời).

 Đôi tay của Triệu Giáp "nhỏ xíu như tay loài yêu quái”, "nóng như lửa, mm như bún”, "để yên thì như con chim nhỏ, lúc cử động thì như đôi cánh, nhìn tay, càng cảm thấy ông không phải là người thường. Đánh chết thì anh cũng không tin đây là đôi bàn tay đã giết hàng vạn người” (tr.591). Khi Triệu Giáp ra phố, "chó dữ mấy cũng rúc trong xó nhà, ư ử như bị chọc tiết”. "Người ta nói rằng lão sờ vào cây liễu trên phố, cây liễu run lên bần bật, lá thảng thốt xào xạc” (tr.12). Tất cả những ham muốn bản năng của Triệu Giáp đã bị lão tự tiêu diệt. Làm đao phủ cần lạnh lùng, tỉnh táo, chuẩn xác đến tối đa. Muốn vậy, đao phủ phải dẹp bỏ tất cả, kể cả nhu cầu tình dục. Triệu Giáp đã đạt được "công phu” đó trong mấy chục năm độc thân sống ở kinh đô. Vậy là bao nhiêu khoái cảm của lão đu tập trung vào đôi bàn tay. Lão thích, lão cần, lão phải được ngâm tay trong nước lạnh giống như một kẻ nghiện cần thuốc phiện. Khi tay đói nước, "mắt lão tóe lửa”, lão "rên hừ hừ”. Khi tay được tắm nước, lão "nghiến răng ken két”, "mắt lim dim, hít không khí qua kẽ răng, giữ hơi một lúc lâu mới thở ra. Rõ ràng là cách thở của một anh nghiện”… Sau đó "lão thư giãn toàn thân, gân cốt chùng xuống, thỏa mãn cao độ”. Lúc thi hành án tùng xẻo Tin Hùng Phi năm trăm nhát cắt, thời gian kéo dài. Căng thẳng, chao đảo, rã rời, thiếu nước; bốn lần Triệu Giáp cảm thấy đôi bàn tay "nóng như chèm lửa”, "cháy khô”. Đó là lúc lão mất bình tĩnh nhất trong suốt cuộc đời hành ngh đao phủ.

          Đôi bàn tay của Triệu Giáp được miêu tả một cách ly k bằng một tổ hợp những cảm giác: cảm giác sợ hãi của súc vật (con chó), sinh vật (cây liễu), cảm giác ghê tởm của con người (Mi Nương, Tin Đinh) và cảm giác thư thái lẫn quằn quại của chính bản thân lão.

          Ngược lại với cảm giác bỏng rát của đôi bàn tay Triệu Giáp là cảm giác dịu mát của đôi bàn tay Vạn Tâm – người bác sĩ đã từng đỡ đẻ cho hơn mười ngàn đứa trẻ ở Đông Bắc Cao Mật ra đời từ năm 1953 đến 1998. Bàn tay của bà "không giống với người thường”… "xuân hạ thu đông đu mm, đu mát”, mm như "trong gấm có ẩn kim, trong nhu có cương”, "mát nhưng không phải là cái mát của băng giá mà là… trong ấm ngoài mát, giống như lụa quý, cái mát của loại lụa bảo vệ cho trân châu bảo ngọc” (tr.33). Có thể thấy người kể chuyện đã phải chật vật, "thôi xao” lắm mới có thể tìm ra những từ ngữ giàu cảm giác để miêu tả, để "gọi tên đúng sự vật”. Cả hai đôi bàn tay của Vạn Tâm và Triệu Giáp đu được nhà văn k ảo hóa bằng ngôn ngữ cảm giác, biến chúng trở nên khác thường để trao cho chúng những sứ mệnh liên quan đến sự sinh tử của con người.

          Đôi bàn tay của Kim Đồng (Báu vật của đời) lại hết sức mẫn cảm, nhân vật này đã huy động tất cả các giác quan của mình v cư ngụ ở đôi tay. Được chọn làm "Công tử Tuyết” trong phiên chợ Tuyết của vùng Cao Mật, trong ngày họp chợ, Kim Đồng đã phải, bị, và được sờ khoảng hai mươi cặp vú của những người phụ nữ đến cầu tự và có những cảm nhận phong phú v chúng. "Tôi cảm thấy chóng mặt, qua hai bàn tay, luồng hơi ấm hạnh phúc lan khắp cơ thể tôi… Hai bầu vú mm mại như đôi chim bồ câu chững lại một thoáng rồi tuột khỏi tay tôi” (tr.410). Cặp vú thứ hai "xinh xắn và rất đàn hồi, không mm cũng không rắn, như chiếc màn thầu mới ra lò, không nhìn rõ chúng nhưng tôi biết chúng rất trắng, rất mịn”. Cặp vú thứ ba "lõng thõng như hai cái bị… Tôi sờ chúng, chúng không chịu, kêu trong họng như con gà mái, mặt da nhăn lại”. Cặp vú thứ tư "tính tình bạo liệt như con diu hâu, lông cánh màu nâu, mỏ cứng, cổ ngắn lại khỏe. Cái mỏ cứng của chúng cứ mổ vào lòng bàn tay tôi”. "Bên trong cặp vú thứ năm hình như có cả một tổ ong vò vẽ. Tay tôi vừa sờ vào, bên trong lin nổi lên những tiếng vù vù. Do va đập của lũ ong, nên b mặt của vú nóng hôi hổi. Tay tôi rân rân như kiến bò”. Và chiếc vú cuối cùng dũng mãnh "như một con tê giác húc lung tung, nóng bỏng như da con gà trống bị bệnh đậu…, như một con trâu xông vào vườn rau, dẫm đạp tất cả” (tr.411- 413).

          Đôi bàn tay của Kim Đồng đã trở thành mắt, thành tai, thành trái tim và não bộ để có thể nhìn thấy, nghe thấy, đọc thấy và cảm thấy hình dáng, tính chất và tính tình của các bầu vú, của chủ nhân chúng lẫn người sở hữu chúng trong thoáng chốc. Nhờ ngôn ngữ miêu tả thấm đượm cảm giác, qua phiên chợ Tuyết diễn ra trong một ngày, người kể chuyện đã mang đến cho người đọc một cuộc triển lãm v vú. Đó là một k tích được lập nên bằng những "k ngôn”.

          Màu sắc k ảo trong ngôn ngữ miêu tả cảm giác còn được thể hiện ở sự tương thông giữa con người và vạn vật. Bằng sự mẫn cảm thần diệu, con người có thể trở thành tri âm của những sự vật vô tri.

          Sĩ quan Tin Hùng Phi (Đàn hương hình) nuôi chí dùng súng ám sát Viên Thế Khải để trả thù cho sáu vị quân tử. Với anh, súng là mẹ, là vợ, là người tình. "Cầm hai khẩu súng trong tay mà máu sục sôi trong huyết quản!” (tr.364). Tâm trạng, cảm xúc của anh luôn hòa nhịp với súng. Súng hiểu sứ mệnh vẻ vang nhưng nguy hiểm của anh và bọn chúng. Lần đầu tiên Hùng Phi chạm tay vào, "anh cảm thấy súng run rẩy, nghe thấy súng rên rỉ, cảm nhận được súng có tình với mình”, và anh cũng rất hạnh phúc khi được "làm chồng” của chúng. Lúc đứng chờ Viên Thế Khải, hồi hộp, căng thẳng, súng "lạnh như băng”. Anh vuốt ve, cổ vũ chúng: "đừng sợ!”, chúng "ấm dần lên”. Viên Thế Khải đến, "chúng run rẩy như chim non bị bắt”. Cái đầu tròn xoay của Viên Thế Khải lộ ra, "anh cảm thấy hai khẩu súng trong tay lại run lên.” Lửa căm thù thiêu đốt trái tim anh, anh rút súng, bóp cò. Cả hai khẩu súng đu không nổ. Anh quẳng súng, chửi: "Chúng mày là đồ con đĩ!”. Súng không còn là mẹ, là vợ, là người tình nữa. Súng đã phản bội anh, ngoại tình với Viên Thế Khải, để cho hắn rút hết đạn mà anh không h hay biết. Anh bị án tùng xẻo năm trăm miếng.

          Trong ba trang viết từ 277 đến 279 trong nguyên tác, Mạc Ngôn dùng ba lần từ "感觉 ” (cảm giác) và hai lần từ "感到” (cảm thấy) để thể hiện cảm giác của Tin Hùng Phi v súng. Ngôn ngữ đậm sắc màu cảm giác đã giúp nhà văn thổi hồn vào những vật vốn được lấy làm cái chuẩn để ví với sự cứng rắn và lạnh lẽo (cứng như sắt, lạnh như tin (đồng)), khiến chúng trở nên có làn da, đôi cánh, trái tim, sinh mệnh và cả sự phản trắc. Từ cảm nhận v súng, ta nghe được sự hồi hộp, căng thẳng, hiểu được sự hiểm nguy và thấy được đức chính trực, dũng cảm của Tin Hùng Phi.

          La Tiểu Thông và La Kiu Kiu (41 chuyện tầm phào) có thể nhìn thấy vẻ mặt, nghe được tiếng nói của thịt, hiểu được nỗi lòng khao khát tri âm, chọn mặt gửi vàng của lũ thịt. Với La Tiểu Thông, thịt có cuộc sống riêng, có tư tưởng, có tình cảm, có linh hồn và biết cách biểu cảm. Chúng vẫy gọi Tiểu Thông: "Chúng em yêu anh, anh hãy ăn chúng em! Được anh ăn, chúng em chẳng khác người con gái được người mình yêu cưới làm vợ… Hãy hành động đi, hãy xé chúng em ra, hãy nhai ngấu nghiến chúng em đi” (tr.336). Lời mời mọc thiết tha ấy của lũ thịt khiến "Tiểu Thông rớt nước mắt, cậu nhẹ nhàng cầm một miếng thịt lên, trong khoảnh khắc nghe thấy nó rên lên vì sung sướngánh mắt của thịt lấp lánh như lửa lân tinh.” Tiểu Thông xúc động trào nước mắt làm "lũ thịt càng xót xa, khóc rũ rượi, khiến chiếc đĩa rung lên bần bật” (tr.337). Những xúc cảm của lũ thịt ở 41 chuyện tầm phào không chỉ là hiệu quả của thủ pháp nhân hóa mà còn là hiệu quả của thứ ngôn ngữ miêu tả cảm giác đầy ảo diệu của nhà văn. Cảm giác thèm thịt, khát thịt, tham thịt được đẩy lên tận cùng để bật thành tiếng nói, nụ cười, nước mắt, hạnh phúc, khổ đau của lũ thịt. Đó là bút pháp miêu tả cảm giác vô tin khoáng hậu của "quái tài” Mạc Ngôn.

          Trong Rừng xanh lá đỏ, tác giả đã miêu tả cảm giác của loài động vật nhả ngọc cho đời, đó là loài trai ngọc. Phải chịu đau đớn trong bảy trăm ngày, những con trai ngọc bị nhét vật lạ vào sâu trong thịt "còn đau hơn những cô gái trinh bị làm nhục”. Vào những đêm khuya thanh vắng, người ta có thể nghe thấy tiếng "rên rỉ xót xa” của chúng. Những cảm giác đớn đau rồi sẽ kết tinh thành ngọc. "Biết bao sự vật trên đời kết tinh từ đau khổ?” (tr.230). Ở đây, ngôn ngữ cảm giác đã biến thành ngôn ngữ triết lý thâm trầm.

          Tiếng kêu của loài ếch vào đêm rằm tháng bảy trong tiểu thuyết cùng tên đã cho bác sĩ Vạn Tâm "cảm nhận được thế nào là sợ hãi”. Dàn âm thanh hỗn độn của chúng "giống như tiếng khóc của hàng nghìn, hàng vạn đứa hài nhi cùng cất lên một lúc”. Trong tiếng kêu ấy có sự oán hận, có sự rên rỉ như tinh linh của hơn hai ngàn tám trăm đứa trẻ bị hại trong phong trào kế hoạch hóa gia đình đang khóc than cho số kiếp ngắn ngủi của mình. Đàn ếch kêu gào, chen chúc nhau như một dòng nước lũ cuồn cuộn nhảy xổ vào tấn công Vạn Tâm, bu kín bà. "Tôi cảm thấy sợ hãi… Sợ vì làn da bụng nhơn nhớt của chúng tiếp xúc với da thịt khiến tôi có cảm giác rờn rợn, nhớp nhúa không thể nào chịu nổi” (tr.355). Cảm giác khiếp hãi ấy ám ảnh nữ bác sĩ trong suốt phần đời còn lại khiến bà có một năng lực thần k là có thể mô tả tỉ mỉ gương mặt của hơn hai ngàn tám trăm đứa hài nhi (đúng hơn là thai nhi) để người chồng bà nặn thành một thế giới búp bê bằng đất sét. Quả thật, "cảm giác không chỉ là những điu cảm nhận bên ngoài mà nó còn là sự dung hợp giữa tri giác và tình cảm” [4, tr.91], những đặc điểm đó được khúc xạ qua từng lăng kính của cảm quan k ảo đã đẩy ngôn ngữ miêu tả cảm giác của Mạc Ngôn đạt đến độ xảo diệu.

3. Mạc Ngôn cho rằng, gen di truyền, hoàn cảnh sống thời thơ ấu, những tầng lớp xã hội mà nhà văn tiếp xúc, sự giáo dục mà họ tiếp nhận đã quyết định phong cách ngôn ngữ của họ. Điều đó lý giải vì sao ông lại có sở trường kỳ ảo hóa ngôn ngữ miêu tả cảm giác, khiến cho ngôn ngữ của tiểu thuyết bao giờ cũng có hình, có sắc, có thanh, có âm, in đậm dấu ấn cá tính sáng tạo của tác giả. Từ ngôn ngữ, giọng điệu, có thể hiểu hơn về một Mạc Ngôn vừa rất "tiên phong” nhưng cũng vừa rất hoài cổ và khao khát "tầm căn”.

 

                                                                                                                    N.T.T.T