VƯỢT QUA SỐPHẬN BẰNG TÌNH YÊU THI CA

25.07.2011

VƯỢT QUA SỐPHẬN BẰNG TÌNH YÊU THI CA

Tôi biết Trần Phước Ninh thật tình cờ. Câu chuyện bắt đầu từ một cuộc điện thoại lạ, có giọng nói rất khó nghe. Đại khái tôi chỉ biết loáng thoáng người gọi tôi là Trần Phước Ninh quê ở Duy Xuyên. Sở dĩ Ninh biết tôi là qua bài thơ: "Mẹ ơi hoa cải vàng rồi" và "Mười năm sông cũ" đăng trên tạp chí Xuân của huyện Duy Xuyên. Vì có chút tình cảm với bài thơ nên em tìm gọi tôi để chia sẻ. Đó là chuyện bình thường, nhưng thú thật sau nhiều cuộc gọi, tôi cũng chẳng hiểu rõ Ninh còn muốn nói với tôi điều gì hơn thế? Vì giữ phép lịch sự tôi đành trả lời lấp lửng. Nhưng sau đó cứ mãi phân vân ngờ ngợ thế nào... Tôi đem câu chuyện này kể với một người quen ở Duy Xuyên, mới biết rằng Trần Phước Ninh có một hoàn cảnh khá đặc biệt. Cha mẹ Ninh chia tay, khi Ninh chưa rõ mặt cha. Năm vừa mười tám, đột nhiên em bị bệnh não, việc Ninh nói năng không tròn vành rõ chữ là di chứng của căn bệnh quái ác này.

Cho dùbiết bệnh tình khókhỏi hẳn, nhưng Ninh không muốn trởthành gánh nặng trênđôi vai người mẹ, đành phải từ giả quê hương vào tận thành phố Hồ Chí Minh để đi bán vé số, hàng rong tự lực mưu sinh. Từ đây em tập làm thơ, viết văn. Cuộc đời Ninh có chút gì giống với một phần tuổi thơ tôi, tôi xem đó là "duyên nợ". Sau đó không lâu, một chiều trong quán vắng, Ninh chìa cho tôi xem tập bản thảo thơ: "TẠ LỖI CÙNG QUÊ". Nhìn dáng ngồi nghiêng đổ và tấm thân gầy guộc của Ninh khiến tôi không khỏi chạnh lòng. Nhưng cũng thật bất ngờ vì những bài thơ rất "thơ" qua tập bản thảo đầu tay này. Một người bệnh tật khó khăn như Ninh lại có một tâm hồn rất phong phú. Có tình yêu mãnh liệt với quê hương, với mẹ và với cả người tình, mà không hẳn mọi người lành lặn nào cũng có được.

"Giữa Sài Gòn có kẻsống xa quê

Chiều Ba mươi khóc thầm nơiđất khách

Giờ giao thừa chỉcòn trong khoảnh khắc

Chuyến tàu về, con hẹn chuyến tàu sau

Tết năm nay con không về kịpđâu

Thương đôi mắt mẹgiàmòn mỏi đợi

Giữa phố xáđông người con chới với

Đành nhủlòng... phải kiếm sống mẹ ơi!"

Cái kẻtừng sống xa quê,mưu sinh bằng lời rao lạc giọng giữa chợ đời, từng hốt hoảng đến chới với giữa phố xá đông người trước giờ giao thừa nơi đất khách. Giờ đang ngồi đối diện với tôi giữa một chiều tháng tư đầy nắng. Chẳng biết đang giấu điều gì trong đáy mắt xa xăm? Còn tôi... tôi có cảm giác mình đang đi trên cánh đồng ký ức, quang gánh nỗi nhọc nhằn lao khổ tuổi hoa niên...

Con người đứng trước nỗi bểdâu vàniềm đau thân phận thường tìm một góc khuất nơi tâm hồn, tựan ủi vỗvề, tìm chút bình yênđể tiếp tục cuộc hành trình... Trần Phước Ninh đôi khi cũng muốn tìm nơi ẩn trú để chay tịnh tâm hồn mà dứt đời tìm đạo, như Ninh đã từng bộc bạch: "Đêm rằm trăng nở đầy tay / Dứt đời tầm đạo ở ngay tay mình?"

Nhưng rồi! Muốn dứt màchưa "dứt" được, muốn thoát màchưa "thoát" được, bởi hình bóng người mẹ già đang mòn mỏi chốn quê nhà và trái tim mang dòng máu thi ca đã níu kéo Ninh ở lại với đời thường để... góp với đời bằng giọng hát của loài chim nhỏ sau mùa bão tố.

Nhiều người con ly hương xem mảnh đất màmình đang sống làquêhương thứ hai... Nhưng có một miền quê trong tâm thức mà khi chết con người còn muốn ngoảnh đầu về cố xứ, cúi lạy đất trời, tạ lỗi với tổ tiên. Đó là nơi chôn nhau cắt rốn, là lời ru đầu đời từ chiếc nôi tre, là bóng mẹ hình cha tảo tần hôm sớm, là cây đa bên nước, con đường tuổi thơ... và nơi đó bao giờ cũng mở rộng vòng tay đón những người con lưu lạc trở về - và Ninh đã về:

"Ta vềtạlỗi cùng quê

Hôn vạt cỏdại bờđê cuối làng

Tạ ơn sông núi mây ngàn

Cho ta uống giọt thi đàn trăm năm

Đưa tay níu ánh trăng rằm

Phố rêu hoài cổthăng trầm cùng ta..."

Chính vìthương một tâm hồn nhưthếmàtôi tìm vềthăm Ninh, thăm miền quênhưNinh giới thiệu: " Quê tôi đó bên dòng sông bến Gía - Từng lũy tre soi bóng những đêm hè - Có một dòng sông như thế đã thành thơ - Ươm lớn tuổi thơ tôi thuở chăn bò, cắt cỏ”. Và nơi mà: "Thu vẫn xanh một khoảng trời ký ức - Em có còn nhặt lá vàng rơi... " Và nơi có người mẹ liêu xiêu trong lều quán, đón chào tôi bằng nụ cười hiền lấm láp nỗi áo cơm! Người mẹ như Ninh nói: "Một chữ bẻ đôi mẹ tôi không hề đọc rõ - Nhưng mẹ tôi không mù chữ bao giờ". Với chừng ấy chữ nghĩa Trần Phước Ninh đã khắc họa một cách đặc sắc về "Người mẹ quê" cho dù mù chữ nhưng nào có mù đời và còn biết "hát lời ca dao".

Chẳng cógìngạc nhiên khi Ninh cũng có những mối tình trong thơ đầy thi vị. Có chăng là sự bất ngờ. Vì thơ tình của Ninh giàu âm điệu hồn nhiên, lãng mạn và có khi dữ dội: "Có một lần khi anh nói yêu em - Biển dậy sóng và cánh buồm lộng gió". Có lúc lại quay quắt đến cháy lòng: "Ngày chia tay em buồn rơi nước mắt...". Dù có thể những cuộc tình đi qua đời Ninh như cơn gió thoảng, như bóng mây trôi, nhưng với Ninh đó là sự phôi thai cho hồn thơ thắp lửa. Và: "CA DAO RU NGƯỜI TÌNH CŨ" phải chăng là nhã khúc Ninh tự ru mình trong những lúc cô đơn?

"Ru em một sợi tình buồn

Có con bươm bướm trong vườn bay qua

Mười năm trọ chốn phồn hoa

Mongngàyvềlạiquênhàgặpem

Mười năm nỗi nhớ dày thêm

Rưng rưng nước mắt trong đêm tình cờ

Mười năm phố lạ bơ vơ

Xa nhau từ độ câu thơthìthầm

Mười năm. Ta hẹn mười năm

Giã từ phố thị về thăm quê nghèo

Mười năm mang gió trăng theo

Nỗi trôi theo những bọt bèo long đong

Mười năm tay bế tay bồng

Ngây thơ một chút... Em sang sông rồi!

Mười năm bến lỡ sông bồi

Ru người tình cũ nghẹn lời ca dao"

(ca dao ru người tình cũ)

Nỗi lòng của người xa xứ những mười năm "tay bế tay bồng". Hoài vọng về một tình yêu nơi quê nhà... Để rồi ngày trở về thì... em đã sang sông! Chỉ vì một chút ngây thơ "Ngây thơ một chút... Em sang sông rồi!" Thì còn chỗ nào dung chứa cho hết nỗi buồn? Ca dao ru người tình cũ là khúc ru người trong "Tháng tư" thuở áo trắng hồn trong thơ ngây và lãng mạn: "Tháng tư mang chút tình lãng mạn - Em giấu tình yêu trong hộc bàn". Hay trong "Niệm khúc": "Mùa thu ấy em thôi mười bảy - Tóc cài hoa áo trắng thôi bay" . Hoặc có khi "Từ giã sân trường tôi đi - Bỏ lại mùa thu - Những con đường có hoa hoàng điệp - Ngày chia tay em buồn rơi nước mắt..." (Thu xưa). Trong cõi tình sâu nặng trong lòng tác giả mang vẻ đẹp và buồn thanh cao cho những cuộc tình đã lỡ, đâu phải riêng gì cho mỗi một Phước Ninh? Chính điều đó đã tạo nên cảm xúc đa chiều và khó quên trong tâm hồn người đọc.

Phan Minh Mẫn