NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU ĐỘC ĐÁO TRONG NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA CHÂN DUNG NHÂN VẬT CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

25.07.2011

NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU ĐỘC ĐÁO TRONG NGHỆ THUẬT KHẮC HỌA CHÂN DUNG NHÂN VẬT CỦA TRẦN ĐĂNG KHOA

ĐỖ THỊ CẨM NHUNG

Năm 1998, “thần đồng thơ” Trần Đăng Khoa bất ngờ cho ra đời tập Chân dung và đối thoại, và đã được người đọc đón nhận như một hiện tượng thứ hai trong cuộc đời ông. Cuốn sách đã in ra trên vạn bản, trở thành hiện tượng best-seller trong văn học thời gian gần đây. Người đọc gặp lại Trần Đăng Khoa “trong một vùng văn nghệ khác” không kém thú vị, nhưng cũng không ít sóng gió. Nhà văn Bùi Bình Thi thì cho rằng: “Tập Chân dung và đối thoại nó đã tự có một vai trò lịch sử bởi từ đây sẽ có những ai đã quen lối lí luận phê bình như đã viết và vẫn viết, buộc cuốn sách của Khoa đã là một cái mốc lớn trong sự phát triển của lịch sử văn học nước ta, chưa nói đến một vấn đề lớn hơn mà cuốn sách hàm chứa: đó là nó hết sức có ích cho những người sáng tác của thế hệ này và các thế hệ sau” (Văn Tuệ Quang (2000), Về một cách tiếp cận tác phẩm văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr.31-35). Và Trần Đình Sử cũng xác nhận: “Lâu nay phê bình có khuôn mặt quá nghiêm trang, lại có lúc bặm trợn, đằng đằng sát khí nữa. Bây giờ tiếng cười tạo một không khí vui vẻ hòa đồng. Anh dùng tiếng cười để nhìn lại các giá trị văn học đã xếp hạng (Về một cách tiếp cận tác phẩm văn học, tr.142).

Đã có rất nhiều ý kiến khen chê xung quanh cuốn sách này, nhưng bản lĩnh, cá tính thể hiện ở nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật thì không ai chối cãi được. Và để thành công trong nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật, Trần Đăng Khoa đã tỏ ra rất tài tình, điêu luyện trong cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu. Chất thơ, chất duyên của một nhà thơ; chất dân dã, hóm hỉnh của một anh nông dân Bắc bộ; và sự đa giọng điệu tạo nên sự thành công cao nhất cho Chân dung và đối thoại.

Cùng vớiChân dung và đối thoại, Trần Đăng Khoa còn dùng ngôn ngữ, giọng điệu để khắc họa chân dung nhân vật trong các tập Đảo chìm (In lần thứ 14, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2006), Người thường gặp (NXB Thanh niên, Hà Nội, 2001). Và nếu đọc kĩ, ngay cả trong thơ nhiều khi Trần Đăng Khoa cũng dùng cả nét bút ấy. Chân dung nhân vật của ông không chỉ là nhà văn, nhà thơ, văn nghệ sĩ, nhà văn hóa mà còn là những con người hết sức đời thường xung quanh chúng ta.

1. Chất thơ, chất duyên trong nghệ thuật khắc họa chân dung

Trần Đăng Khoa làmột nhàthơviết chân dung, nên điềuđộc đáo trong nghệthuật khắc họa chân dung củaông chính làngôn ngữgiàu chất thơ, giàu hình tượng. VũNho đã nhận xét: “Cócảm giác lànói vềthơca, mộtđịa hạt màTrầnĐăng Khoa sởtrường, hình như tác giả lại dè dặt hơn về văn xuôi. Tuy nhiên, Trần Đăng Khoa viết rất có nghề, tinh tế. Theo cách nói nôm na nhà quê thì Khoa viết cũng “bợm cực”” (“Khi nhà thơ viết văn xuôi”, Báo Tiền phong chủ nhật, (45), 08/11/1998). Chất thơ, chất duyên đó ta bắt gặp ở từng trang viết của Trần Đăng Khoa. Tuy nhiên, ở mở đầu của từng bài viết, ta đều thấy chất duyên của một nhà thơ viết văn. Ví dụ đọc phần mở đầu bài viết Ngày tết đọc 5 bài thơ lục bát:

Ngày Tết, người ta thường đến thăm nhau, chúc tụng nhau với cái bắt tay nồng nhiệt. Đấy là một cử chỉ thân thiện. Tôi cũng đến với bạn đây. Và sau lời chúc bạn một năm mới an khang thịnh vượng, tôi cũng tin cậy trao cho bàn bàn tay thân thiện của tôi. Đó là 5 bài thơ lục bát mà tôi rất đỗi yêu mến này. Nó là 5 ngón tay trên một bàn tay. Bởi vậy mới là 5. Chỉ 5 thôi, không thể 4, 3 hay 6. Ngày Tết, tin cậy và yêu mến nhau, không lẽ tôi lại trao cho bạn một bàn tay dị dạng. Nhưng tại sao tôi không chọn 5 bài ở các thể thơ khác nhau cho đa dạng, đỡ nhàm tẻ, mà lại cứ phải lục bát? Muốn bảo vệ thể thơ dân tộc này ư? Không! Lục bát chẳng cần tôi bảo vệ, lưu giữ, nó vẫn trường tồn… Tôi chọn lục bát, vì nó thân thuộc, gần gũi với người Việt ta. Nói như nhà thơ Nguyễn Đình Thi, lục bát là hơi thở của người Việt. Nó tự nhiên như hơi thở con người, bởi thế câu thơ mới so le, dài ngắn không đều. Hít vào thì ngắn. Thở ra thì dài. Lục bát là cái nhịp hít vào, thở ra ấy… Lục bát còn thử thách bút lực các thi sĩ. Nói một cách thông thái như nhà văn Nguyễn Tuân: Anh là nhà thơ việt Nam ư? Vậy anh hãy chiềng ra cho tôi mấy câu lục bát của anh, tôi sẽ nói ngay anh là hạng thi sĩ thế nào? (Trần Đăng Khoa, in lần thứ 14 có chỉnh lí, (2000), Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, Hà Nội, tr.205-207).

Kết thúc bài viết cũng để lại một dưâm khó quên trong lòng người đọc bằng cái duyên rất riêng của Trần Đăng Khoa:

Đến đây, chắc có bạn hỏi: Vì sao trong thơ lục bát Việt Nam, tôi lại chọn 5 bài thơ này? Cũng như 5 ngón tay trên một bàn tay, mỗi người sẽ có một cách giải thích khác nhau. Vì thế, mới sinh ra khoa bói tay. Chỉ có điều, tôi rất yêu bàn tay của mình. Và bạn ngắm lại xem, có thể cũng chính là bàn tay của bạn đấy. Còn nếu muốn ư? Tôi muốn các ngón tay đều thon thả búp măng, in những đường vân dành cho các đấng vua chúa... (Chân dung và đối thoại, tr.216-217).

Hay mởđầu bài viết vềĐại tướng Võ Nguyên Giáp, ông cũng tạo sự liên tưởng rất duyên, rất thơ:

Nhà thơĐaghextan nổi tiếng thế giới Raxun Gamzatov thật có lívàcũng thật sâu sắc khi ông cho rằng, khi anh đi ra thế giới rộng lớn, người ta muốn biết anh là người thế nào, thì anh có thể chìa chứng minh thư, chìa tấm hộ chiếu ra, trong đó đã ghi mọi điều cần thiết. Còn nếu khi có ai hỏi một dân tộc xem dân tộc đó thế nào, thì dân tộc đó cũng cần phải đưa ra giấy tờ của mình, là các nhà bác học, các nhà thơ, nhà văn, nhạc sĩ, hoạ sĩ, nhà hoạt động chính trị kiệt xuất hay các vị tướng lĩnh tài giỏi. Họ chính là giấy thông hành để dân tộc đó đi ra với thế giới rộng lớn. Có lẽ cũng vì thế chăng, mà có lần tham gia trong đoàn Việt Nam dự Festival thanh niên thế giới, tôi rất ngạc nhiên khi phái đoàn của ta vừa xuất hiện thì cả cầu trường vang dội những tiếng hô nồng nhiệt của cả một biển người trên hành tinh: Hồ Chí Minh - Giáp Giáp! Hồ Chí Minh - Giáp Giáp? Cùng với Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh, vị tướng huyền thoại ấy, cũng đã trở thành cái giấy thông hành để dân tộc ta có thể hiên ngang đi vào cõi mênh mông bát ngát của xứ người (Đảo chìm (In lần thứ 14), NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, tr.75-76).

Ngay cả khi tả cảnh và dùng đối thoại, ta vẫn rất thú vị với cách viết duyên dáng, vừa thơ, vừa duyên, vừa hóm hỉnh của Trần Đăng Khoa:

Mùa xuân. Gióse lạnh. Mưa bụi lay phay, ởmột góc công viên Thủ Lệ, nơi ngựcủa Chúa Sơn Lâm mà người nhàquêvẫn quen gọi Ngài là... Ông Ba Mươi - lúc nào cũng nườm nượp người. Những đứa trẻ lũn cũn theo mẹ, tay cầm chùm bóng màu, lấm lét nhìn Ngài. Một cặp trai gái đang yêu xoè ô che cho nhau, đi lướt qua. Hình như họ không biết có Ngài trên đời. Điều ấy lại làm cho Ngài cảm thấy dễ chịu. Thực tình. Ngài muốn nằm xả hơi sau bao nhiêu huyên náo, chộn rộn, thì ngoài cửa sắt lại thập thò một vị khách nữa, đó là Trần Đăng Khoa. Sự xuất hiện của anh ta, quả có làm cho Ngài khó chịu. Ngài định phất đuôi đi thẳng, nhưng rồi không hiểu nghĩ sao, Ngài lại không đi.

Ông Ba Mươi (Le lé nhìn máy ảnh, máy ghi âm, những đồ nề lỉnh kỉnh đeo trên vai Trần Đăng Khoa): Hừm... Hoàm...! Lại nhà báo chứ gì? Ta chẳng có việc gì phải gặp nhà báo cả. Hãy đi đi. Đi ngay khỏi đây đi!

Trần Đăng Khoa: Này, Ngài vừa nói gì thế? Ngài có biết Ngài đang vi phạm luật báo chí không? Điều luật đã được ghi rõ ràng đây này! (Đọc to) Không một ai có quyền ngăn cản nhà báo đang thi hành công vụ theo đúng pháp luật!

Ông Ba Mươi: Hừm! Đúng là nhà báo chính cống. Động một tí là lại giở thẻ ra doạ nạt. Nhưng ta là Hổ. Hổ còn hơn Báo đấy!

Trần Đăng Khoa: Phải! Ta biết Ngài là chúa tể rừng già. Nhưng rất tiếc, đây lại không phải rừng già. Ngài đang ở giữa xứ người, đang nằm khoèo trong cái cũi sắt ở vườn bách thú Thủ Lệ...

Ông Ba Mươi: Thế con tưởng con không ở trong cũi sao? Cái cũi của ta chỉ hơn chục bước chân thôi, còn cái cũi của con thì mênh mông đến... bốn phía chân giời (Chân dung và đối thoại, tr.325-326).

Chất duyên TrầnĐăng Khoa còn thểhiệnở sựtriết línhẹnhàng nhưng sâu sắc về cuộc đời, về con người qua mỗi trang viết nặng tấm lòng của ông. Khi viết về sự thiếu may mắn của đời văn Phù Thăng, với cái tâm ấm áp, Trần Đăng Khoa lại cho đó là sự may mắn:

Nói một cách văn vẻnhư một nhàthơtrẻ, thì đấy lànhững con rồng trong mây, lúc ẩn, lúc hiện, khi phô khúc đen, khi xoè khúc trắng, nom thật ngoạn mục, thật kì vĩ. Nhưng đến lúc bày ra giấy rồi mới hay nó chỉ là những con chạch chấu gầy gò teo tóp. Giá không được may mắn ấy, có khi lại may mắn hơn, bởi trong tâm trí người đọc, biết đâu người ta vẫn nghĩ anh là một con rồng, có khi còn hơn cả con rồng. Phù Thăng cũng lại nằm ngoài sự may rủi ấy. Biết đâu, đấy lại chẳng là một điều hay cho ông (Chân dung và đối thoại, tr.72).

Vì vậy, nói vềchất duyên trong ngôn ngữ dựng chân dung của Trần Đăng Khoa trong Chân dung và đối thoại, có lẽ ý kiến của Trần Ninh Hồ nhận xét sắc sảo nhất: “Tôi đã đọc một mạch tập sách của Trần Đăng Khoa. Có đôi bài tôi đã đọc lại, không phải vì sự sâu sắc giản dị, mà còn vì sự quyến rũ của giọng văn. Gọi là lí luận phê bình chi chi thì trước tiên cũng cứ phải là có văn cái đã! Không có văn thì dẫu có trích dẫn Đông Tây kim cổ gì, thì cũng cứ là quên cho… nhanh!” (Trần Ninh Hồ, “Khi Trần Đăng Khoa viết phê bình”, Báo Văn nghệ quân đội, (24), 12/1998).

2. Chất dân dã, hóm hỉnh trong nghệthuật khắc họa chân dung

Trần Đăng Khoa xuất thân làmột nông dân, nên chất dân dã, hóm hỉnh cũng làsởtrường củaông. “Đọc TrầnĐăng Khoa, tôi lại hình dung ra anh là một lão nông dân nặng nợvớiđất đai, đồng áng, không phải chỉ lo thu hoạch ngày mùa, mà anh đau đáu lo từng khâu từ cày cuốc đến phân gio, gieo cấy, nước nôi, mưa nắng. Tóm lại là cái nỗi nhọc nhằn của anh nhà văn cày cuốc trên những thửa ruộng giấy trắng, thật cũng trần ai khoai củ nhỉ” (Trung Trung Đỉnh, “Nhập nhằng thay cuốn sách mới của Trần Đăng Khoa”).

Chất hóm hỉnh làkết quảcủa một con người thông minh, màTrầnĐăng Khoa tiêu biểu cho điều đó. Khi ông dành hơn 50 trang viết vềlão Chộp, biết chắc người đọc sẽcólời ra tiếng vào, nên mở đầu bài viết cuối cùng về lão Chộp, ông rào đón ngay bằng một đoạn hóm hỉnh:

Ôi dào ôi! Tưởng gì, hoá ra lại chuyện lão Chộp. Cái thằng cha này đúng là gà quèăn quẩn cối xay. Quê hắn hoá ra cũng nghèo nàn, xơ xác lắm. Chỉ có mỗi đặc sản là...lão Chộp, nên đi đâu cũng khoe ra rả. Biết rồi. Lão Chộp bắt phi công Mĩ. Lão Chộp kết nghĩa anh em với Đại sứ Mĩ. Lão Chộp làm thơ về cà dái dê. Bà con nông dân cứ theo thơ lão thì có tiền. Biết rồi, khổ lắm, nói mãi! (Đảo chìm, tr.219).

Trần Đăng Khoa quảrất hóm hỉnh trong cách đối thoại, đọc mà cứ tủm tỉm cười vì cách trả lời hóm hỉnh, thông minh quá. Tôi rất thích đoạn ông đối thoại với nhân viên ở Đại sứ quán Mĩ để làm visa trong bài Đi qua nước Mĩ:

  • Thế ông có quen ai bên Mĩ không?
  • Rất tiếc là tôi chẳng biết ai cả, kể cả ông Kevin, người đã mời tôi, tôi cũng chưa một lần được chiêm ngưỡng dung nhan.
  • Thế ông có định ở lại Mĩ không?
  • Tôi ở lại Mĩ làm gì, thưa ông? Tiếng Anh nửa chữ không biết. Kinh doanh buôn bán lại rất tồi. Ở Mĩ, tôi xét thấy mình chỉ mỗi một khả năng…
  • Khả năng gì?
  • Làm tổng thống!
  • Ô hố…!
  • Thế nhưng cái việc mà tôi hi vọng có thể làm được ấy, ông Bill Clinton đã làm rồi và làm rất giỏi. Thế thì tôi còn có việc gì nữa mà ở lại Mĩ! (Chân dung và đối thoại, tr.313).

Hay viết vềnỗiđau của PhùThăng khi rời hẳn làng văn về với ruộng đồng, Trần Đăng Khoa lại viết với chất giọng hóm hỉnh, coi nỗi buồn như một niềm vui của lão nông này:

Và rồi từđóông quan tại gia cứ sáng sáng vắt vẻo cái que tre buộc toòng teng mấy rảnh láchuối khô, lùa vịt ra đồng. Dưới cái gậy chỉ huy của ông, hàng trăm tên lính xung kích sẵn sàng xông trận. Chỉ khẽ vẫy tay là cái đạo quân ấy rùng rùng chuyển động, nom tếu như một cái chăn khổng lồ bị giời xé. Khi đoàn quân ấy đã chiếm lĩnh trận địa rồi, ông mới lụi cụi phạt bờ cuốc góc. Trông chẳng ai biết đấy là một ông quan (Chân dung và đối thoại, tr.67).

Chất hóm hỉnh đó phát huy cao độ với hai con người cũng hóm hỉnh không kém làLêLựu vàIvan Novitxki. Người đọc thực sựthúvịvới anh bạn học Nga Ivan Novitxki, đồng hương vớiSôlôkhôp. Trần Đăng Khoa và Ivan thân nhau rất nhanh: “Có lẽ chính cái chất nông dân quê kiểng đã giúp chúng tôi sớm “bắt” nhau. Tôi ở sông Kinh Thầy, còn Ivan ở sông Đông” (Chân dung và đối thoại, tr.142). Dù không biết tiếng Việt, nhưng anh đã tự mua được một tập thơ của Trần Đăng Khoa giữa Matxcơva. Anh hồ hởi khoe:

  • Tớ mua những 9 côpêch cơ đấy!
  • Đó, cậu thấy không? Tớ viết chật vật suốt mười năm mới được có 9 côpêch, trị giá bằng một quả trứng gà loại ba…
  • Thế là quá đắt đấy! – Ivan lại cười hích hích – Tập thơ cậu bằng 9 côpêch, 9 côpêch mua được 9 bao diêm. Mà chỉ một que diêm thôi cậu đã đốt được cả Matxcơva rồi!... (Chân dung và đối thoại, tr.146).

Chỉ vài câuđối thoại, ta đã nhận ra chân dung của một anh bạn nông dân cũng thông minh, hóm hỉnh, tếu táo, lém lỉnh không khác gì Trần Đăng Khoa.

Chân dung LêLựuđược Khoa dựng còn hài hước, hóm hỉnh vàấn tượng hơn nữa trong bàiBruce Weigl. Ngắm Bruce Weigl, Trần Đăng Khoa nhớ một lần đến nhà Lê Lựu, khi anh đang tiếp chuyện với một cô nhà báo xinh đẹp. Lê Lựu cố làm đỏm trước người đẹp, nhưng trông ông buồn cười quá: “Áo com-lê đen trũi. Cổ thắt cà-vạt màu nơ hồng, áo len quấn trùm lên đầu, quấn cả mấy vòng quanh cổ. Dưới vận quần ngủ kẻ sọc. Chân sục trong đôi tất sù. Lê Lựu như bức tranh biếm họa. Hay nói đúng hơn, anh như một mụ nạ dòng đang ở cữ, phải kiêng khem gió máy” (Chân dung và đối thoại, tr.154-155).

Khi đọc những dòng này, LêLựu cũng phải cười và thốt lên: “Một sốchi tiết Khoa viết vềtôi cólẽlàbịa. Nhưng chính vìhắn nắm được hồn vía của tôi nên hắn bịa như thật. Thật đến nỗi chính tôi cũng nghĩ rằng mình… đã như thế hoặc sẽ có lúc như thế. Cái thằng tài thật! (Về một cách tiếp cận tác phẩm văn học, tr.11).

Còn Trung Trung Đỉnh thìphải bật lên lời khen: “Cứ xem cách tảchân dung hai ông nhà văn một ta là Lê Lựu và một tây là Ivan của anh thì rõ. Anh toàn tả cái xấu xí, cái lôi thôi nhếch nhác mà đọc lên nó mới dậy mùi Lê Lựu, dậy mùi Ivan làm sao! Cái mùi ấy trở thành hương, thành duyên của nghệ thuật mà hai nhà văn đặc sắc này tạo nên qua tác phẩm của mình. Trần Đăng Khoa luôn luôn “chộp” được vẻ đẹp ẩn phía sau dung nhan, phía sau cả tính cách của đối tượng. Dù hay, dù dở, anh vẫn tìm được lối nói dân dã, hóm hỉnh để khắc họa tính cách, đặc biệt là cá tính sang tạo của từng người (“Nhập nhằng thay cuốn sách mới của Trần Đăng Khoa”).

3. Sự đa giọng điệu trong nghệ thuật khắc họa chân dung

Vũ Nho nhậnđịnh: “Sức hấp dẫn của cuốn sách còn ởchỗtính chất văn chương, cái giọng điệu, cung cách viết của TrầnĐăng Khoa. Tất cảlàm cho những chuyện bình luận trở nên mềm mại, tươi tắn, trong hình thức thân mật, tếu táo” (Vũ Nho, “Khi nhà thơ viết văn xuôi”, Báo Tiền phong chủ nhật, (45), 08/11/1998). Sự đa giọng điệu tạo nên sự phong phú, đa dạng và hấp dẫn cho từng trang viết của Trần Đăng Khoa. Có lúc ông dùng giọng nghiêm trang, triết lí, trầm buồn vì thế sự; có lúc ông bông đùa, hóm hỉnh, hài hước trước những vấn đề rơi nước mắt; cũng có lúc ông bỗ bã, chất phác như một anh nông dân thực thụ. Điều này quả thật thú vị và cuốn hút người đọc. Chẳng hạn như đoạn này ông trầm giọng triết lí rất nghiêm túc, tâm huyết:

Nhân đây, tôiđề nghị các bạnđồng nghiệp và các nhàchức trách không nên dùng chữ phảnđộng để quy chụp các nhà văn, những người phận mỏng cánh chuồn, tay yếu ruột mềm, chẳng cóquyền bính gì hết. Họ chỉ có duy nhất một năng lực. Đó là phơi ruột gan mình, phơi tâm can mình ra trước cái pháp trường trắng, là cái trang giấy trắng đến rợn người (Chân dung và đối thoại, tr.175).

Hay đoạnnày trong bài Tản mạn xung quanh giải thưởng Hội nhà văn năm 1993: “Tình trạng phê bình năm qua và hiện nay, tôi thấy chia ra hai khuynh hướng, một là bốc thơm nhau, phê bình lẫn với quảng cáo, còn khuynh hướng thứ hai là trù dập. Cả hai khuynh hướng này, tôi thấy đều không lành mạnh và không lương thiện, gây ra rối ren, khiến những nhà văn đứng đắn người ta chán nản!” (Chân dung và đối thoại, tr.181).

Hay trong Vài phút với Nguyễn Quang Sáng, khi suy ngẫm về chất lượng sách của nền văn học Việt Nam, Trần Đăng Khoa đã phơi bày những sự thật khiến mỗi chúng ta phải giật mình: “Thời gian là sự sang lọc khủng khiếp mà cuốn sách nào cũng phải phơi mình ra trước nắng gió thời gian. Nước lã sẽ bay đi, chỉ muối mặn mới kết tinh lại. Một đất nước có biển vây bọc, đi đâu cũng gặp biển mà hóa ra lại thiếu muối” (Chân dung và đối thoại, tr.187). Đó là suy nghĩ của một con người đầy trách nhiệm, nhiều trăn trở với một tấm lòng, một tình yêu đất nước, yêu văn học Việt Nam sâu sắc.

Đoạn khác, Trần Đăng Khoa lại tạo cho người đọc sự tò mò với giọng nửa đùa nửa thật, nửa úp nửa mở:

- Này, gớm thật, LêThanh Minh như mụphùthuỷ. Nó cóthểbiến chai lọ vỡthành vàng...

Tôi tròn mắt kinh ngạc. Trịnh Bá Đĩnh lànhàphê bình nghiên cứu thứthiệt, lại ăn nói nghiêm túc, chứđâu có đùa cợt vàbông lơn như mình. Đĩnh bảo:

- Ông không tin thì cứ đến nhà thằng Minh mà xem. Nó cứ ngủ suốt ngày. Lúc nào đói lại vác chai lọ vỡ hay mấy con chuồn chuồn kim đi bán. Mà bán đắt. Hàng quốc cấm cũng chẳng đắt được hơn thêm.

Trịnh BáĐĩnh thửlàm một bài toán vui. Anh hạch toán theo kiếu một bàhàng xén nhà quê. Mới hay Minh lãi khủng khiếp: Giấy dó Minh mua một nghìn một tờ. Màu khoảng hai nghìn. Vị chi tất cả vốn Minh bỏ ra mới có ba ngàn đồng. Anh bán 300 đô, có cái đến 500 đô.

Lê Thanh Minh trợn mắt lên:

- Ơ, mấy cái lão nàyđiên thật rồi. Tớ bán tranh, bán trí tuệ, nghệ thuật, chứ có bán màu với giấy dó giá cao đâu mà các cậu bảo đắt? (Trần Đăng Khoa (2001), Người thường gặp (ghi chép), NXB Thanh niên, Hà Nội, tr.155-156).

Đoạn ông lại vào vai một nàng thơ lẳng lơ để liếc mắt đưa tình, mà bẫy người đọc vào cái bẫy chữ nghĩa đầy hấp dẫn của ông. Vì vậy, biết là ông bịa mà người đọc vẫn tin răm rắp:

Thơ ca đồng nghĩa với cáiđẹp, thuộc về pháiđẹp. Bởi vậy, người ta gọi nó lànàng thơ. Tôi cứ hình dung nàng làmột người đàn bàkiều diễm và lẳng lơ. Đã thế, nàng còn có đôi mắt lác ướt át. Chính con mắt lác này đã làm khổ người đời. Bởi anh nào theo đuổi nàng, cũng ảo tưởng ngỡ nàng liếc mắt đưa tình với mình, ngỡ nàng ngắm mình đắm đuối lắm. Thực tình, nàng chỉ là một mụ đỏng đảnh ích kỉ, nhưng rất có ý thức về cái nhan sắc đẹp đến bí hiểm của mình. Nàng núng nính đi giữa giới mày râu, con mắt lác lúng liếng tự ve vuốt hai bờ vai thon thả, óng nuột của chính mình. Nàng tự yêu mình đấy. Vậy mà gã si nào cũng ảo tưởng là đang được nàng yêu. Ấy thế mới khổ. Khối anh hoá thân tàn ma dại vì đeo đuổi nàng (Người thường gặp, tr.185).

Có thểnói, dựng chân dung văn học bằng một thứ ngôn ngữ, giọng điệu của riêng mình, không thểlẫn với người khác làmột nétđặc sắc, một thế mạnh tạo nên sức hấp dẫn của Trần Đăng Khoa. Ngay cả những trường hợp đã biết bao người gọi tên, khắc họa, Trần đăng Khoa vẫn có được một cách dùng từ vừa quen, vừa lạ. Ví dụ khi nói về Nguyễn Tuân, người đọc thấy thú vị với “đứa trẻ con cao tuổi này”: “Cái ông nhà văn vẫn có tiếng là khụng khiệng này, hóa ra lại rất hồn nhiên. Hồn nhiên như trẻ con. Lúc đó Nguyễn Tuân thực sự là một đứa trẻ con cao tuổi” (Chân dung và đối thoại, tr.135).

Hay khi nói vềbài thơViệt Bắc của Tố Hữu, Trần Đăng Khoa mạnh dạn nói điều mà người khác cũng có thể nghĩ những ngại dùng từ kiểu vậy: “Việt Bắc là một kiệt tác, dù còn lẫn mấy câu vè” (Chân dung và đối thoại, tr.21). Hoặc khi tả nhà thơ Xuân Diệu sống và lao động hết mình: “Xuân Diệu bò xoài trên trang giấy. Có lẽ bố tôi cày ải, chạy bão cũng không cực nhọc, khốn khổ như Xuân Diệu “cày” trên cánh đồng giấy của mình” (Chân dung và đối thoại, tr.26). Còn đây là ngôn ngữ tự trào khi tự họa chân dung chính mình: “Tôi là một gã cua đồng, với cái mặt ngô nghê như mặt chú Tễu…” (Chân dung và đối thoại, tr.314).

Khi nói vềhiện tượng Trần Mạnh Hảo, TrầnĐăng Khoa cócách nói rấtđộc đáo, mới mẻ:

Nhà thơTrần Mạnh Hảo bỗng nhảy thách lên thành một nhàphêbình sắc lẻm…vừa đánh trống gõmõ, vừa hò hét tựcổđộng mình. Và với một sựphẫn uất như đãđược tích tụ từ hàng chục năm, anh cứ huỳnh huỵch bê từng chảo lửa, hắt quyết liệt vào cái mà anh gọi là phản thơ, đặng muốn thiêu tất cả những gì phi thơ ra tro bụi. Dân làng văn được một phen tao tác (Chân dung và đối thoại, tr.249).

Phải nói rằng không cóbản lĩnh, không có một vốn từ thật uyển chuyển phong phú thì không thể có những lớp ngôn ngữ và giọng điệu gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc như vậy! Do đó Hoàng Hà nhận xét: “Trần Đăng Khoa có lối dẫn dụ, rê dắt điệu nghệ. Lúc thì anh trực tiếp đóng vai cái “tôi”, khi lại ở vai người được phỏng vấn. Độc đáo và thú vị là những đoạn đối thoại với… ma và hổ để bàn về văn chương! Trần Đăng Khoa bảo anh muốn làm ra một món “lẩu thập cẩm”, mỗi thứ một tí, mỗi thứ một kiểu, để ai cũng thưởng thức được. Tôi thì thấy rằng, Trần Đăng Khoa đã phủ vào địa hạt phê bình – vốn được coi là khô khan – một luồng gió trong mát, tươi rói” (Hoàng Hà, “Nhà thơ Trần Đăng Khoa muốn tháo “cây thánh giá…”?”, Báo Văn hóa chủ nhật, 06/12/1998).

Đ.T.C.N.