HẾT ĐÓI - Truyện ngắn của Phạm Phát

25.07.2011

HẾT ĐÓI - Truyện ngắn của Phạm Phát

Anh bạn làm bảo tàng một hôm bảo tôi: Anh từng sống dưới chếđộ cũ, coi thử còn giữđược hiện vật gì hay cho bọn này xin với. Ảnh nói như chơimà tôi thì nghĩ thật. Ước gì có thể gởi cho ảnh cái cặp tre, đồ nghề của người xóm Bãi làng tôi hay là chín hạt gạo cuối cùng trong đời một bà lão cũng ở cái xóm ấy!

Chắc chắn, đó sẽlànhững “hiện vật biết nói” trong gian trưng bày vềcuộc sống bi thảm của dân mình trước cách mạng.

Thuở đó, làng tôi nghèo lắm. Ngoài mấy hộởxóm Trong cónhàngói, xe đạp, màhồiđó chỗtôi gọi là… xe máy, còn ra thìnghèo xơ nghèo xác.

Nghèo mạt rệp làdân xóm Bãi. Người xóm này sống bằng cái nghềmàngày nay nghe lại phát rùng mình: nghề lượm phân người. Phân lượm về, phơi khô, đập vụn, mang đổi khoai, đổi gạo. Cứ mỗi người một đôi quang sọt, mo cơm khoai buộc ở đầu gánh, cái cặp bằng tre trên tay, vừa để gắp phân, vừa làm vũ khí tranh đấu với… loài chó. Người xóm Bãi có câu cửa miệng: làm cái nghề này chỉ thấy mặt chó, chẳng thấy mặt người. Thì trời còn tối đất đã đi, tha thẩn đầu cồn cuối bãi, đến nhọ mặt người mới về tới nhà.

Mà cơkhổ, nhàđâu córa nhà. Cứlà lụp xàlụp xụp khắp lượt: mái rạ, phên nan trát cứt trâu, bước vô nhà là hôi rình rình.

Nhưng cái mùi nhàđó chừng nhưlại hợp với cảnh người lớn, mỗi người chỉmỗi cáiáo lành, thường làcáiđã váquàng, điđâu mới xỏtay. Thường ngày, đi làmđi lụng thìvá chồng váchắp. Còn trẻcon íà, lớn tồng ngồng vẫnởtruồng dồng dỗng.

Và cái mùi khốn khổ đó cũng rất hợp với những bữa ăn: giữa chiếc chiếu cũ trải trên nền đất là rổ khoai đặt cạnh nồi canh rau nấu mắm. Để ăn cho mau no, người già nuốt đỡ nghẹn.

Ở đây, gạo mới đúng là hạt ngọc của trời. Ngày thường dễ chi thấy. Phải đợi đến ngày giỗ ngày tết, may ra mới ngửi được hơi cơm. Có được lưng lon gạo, đổ re re vào cái niêu đất bằng trái bưởi. Cơm chín, bới ra hai chén, chập lại vừa được một chén cơm in, cắm đôi đũa đặt lên bàn thờ. Hết tuần hương, bưng chén cơm cúng xuống, xẻ đều cho cả nhà để ai cũng được hưởng lộc.

Nhưng lộc cómấyđời bén tới nhàkhó!

Nghèo khónhất xóm Bãi phải kểđến nhàbà Dện. Tên thực làVện mànói theo giọng Quảng nên nghe ra vậy (chịruột của bàtên làMực, chết lâu rồi). Nhàchỉcóhai bàcháu. Bàthìđã giàlắm, lưng còng riết. Mỗi lần ra đường, hai cánh tay cứ thỏng xuống, ve vẩy, ngón vừa chạm đất, đi mà ngó như bò. Đứa cháu gái nghe nói đã bộn tuổi mà người thấp xịt, ngực bằng thín y chang con trai.

Thường thấy hai bàcháu dắt nhau đi mót. Khắp xóm Bãi này, ngólại chỉ có nhà này là không “đi phân”. Hơi sức đâu mà kham cho nổi cái nghề trời hành này: bà thì đã quá già, cháu lại còn quá bé. Đành đi mót đi máy sống qua ngày. Cứ sáng ra, kéo cái chà gai rấp cổng, hai bà cháu lách người ra. Bà thì nón cời, áo vá, vá kín vải. Cháu thì tay liềm vai bị, mưa nắng chi cũng giơ cái đầu trọc, mình trần thui lũi, bốn mùa chỉ độc cái xà-lỏn ngắn cũn cỡn dính trên người. Vừa ra khỏi cổng, bà đã à ừ nói như người ta đọc kinh:

-Thiên hạai chẳng đi mót, người mót cái này kẻmót cáikhác. May mà Trời Phật còn cho bà cháu mình được mót máy các cái sạch. Chớ còn, con coi…

Như an ủi mình. Nhưdỗdành cháu. Nhưng đứa cháu lại gắt“Cứnói miết chừng nớ!”. Bà la lại: “Thìkệtao!”Rứa làngày đi mót của hai bàcháu bắtđầu. Mùa nào mót nấy. Ai gặt lúa, tới mót lúa. Ai giở khoai, tới mót khoai. Ai tát đìa, tát ao thì mót tôm, mót tép. Ngày không có chi mót thì lần vô xóm Trong, có ai sai làm chi thì làm, kiếm cơm. Là nói vậy, chứ ở cái xứ moi được củ khoai dưới đất lên đã chảy máu mắt thì kiếm được cái đưa vào miệng đâu có dễ. Vậy nên, quanh năm suốt tháng, hai bà cháu cứ đói xanh xương, vàng mắt.

Tới bữa nọ, bọn con nít xóm Trong ýới gọi nhau: Bà Dện chết, đi coi đi bay ơi. Tôi cũng chạy theo. Tới nơi, chỉ dám thập thò ngoài hàng rào gai, ghé mắt vào. Trong căn lều tối thui, bà Dện nằm trên chõng, đắp chiếu. Chiếc chiều thảm không phủ kín người, để thòi ra hai bàn chân. Chao ôi, đôi bàn chân người chết ngó bắt kinh: mu bàn chân thì đen nhẻm, gan bàn chân lại vàng ệnh như sáp. Không thấy vắt cơm, quả trứng với ngọn đèn lu lu đặt ở đầu chõng. Chỉ thấy ông Mười Sang, người chuyên đi liệm người chết, đứng chống nạnh nhìn cái chõng. Không hiểu sao đã đi làm cái nghề này, mà ổng lại có cái tên nghe kì vậy. Ổng cứ đứng lắc đầu, dường như chưa biết xoay xở thế nào. Rồi nghe như có tiếng khóc, khóc mà cứ khò khử trong cổ họng như con mèo hen. Nhìn kĩ mới thấy đứa cháu gái đang cuộn mình như con cuốn chiếu, ôm chặt lấy cái chân chõng mà khóc, làm như cái chõng ọp ẹp sắp tha bà nó đi không bằng.

Nghe tiếng khóc, ông Mười thong thả bước tới, cúi sát xuống nói nhỏ “Đừng khóc nữa con, để bà con đi cho nhẹ nhàng”. Rồi ông đứng thẳng người lên, nói như ra lệnh:

-Thôi, nínđi, coi thửcóchi đưa theo cho bàmi không?

Nghe ông Mười nói, đứa cháu nhưsực nhớvội giở chiếu, thò tay vào ngực bà, lần mò hồi lâu mới lôi ra được một cái túi hình vuông bằng nửa bao diêm, khâu bằng vải cũ, có đính hai sợi chỉ. Có lẽ, hồi còn sống, bà hắn vẫn thường đeo cái túi đó trước ngực, như đeo bùa. Hắn nâng cái túi nhỏ xíu đó lên, nói lí nhí:

-Bà cháu dặnđưa cái này cho ông…

Ông Mười cầm cái túi, nắn nhẹ xem thử rồi đưa ra ngoài sáng, cẩn thận khui ra. Chợt ông sững người, đổ mấy hột gạo ra lòng bàn tay, dùng đầu ngón tay gạt nhẹ từng hột, lẩm nhẩm đếm. Một, hai, ba, bốn,…Đếm đén hạt thứ chín, ông rên khẽ một tiếng, ngửa mặt lên trời, lầm rầm gì đó trong miệng không nghe rõ, rồi chậm rãi bước vào. Hai bàn tay từng rửa ráy, gói ghém cho hàng trăm người chết, giờ bỗng run bần bật, thận trọng nhét từng hạt gạo vào miệng bà Dện*.

Xong đâu đấy, ông lùi một bước, phủi tay nhè nhẹ rồi chắp lại trước ngực, vái hai vái, thầm thì khấn như chỉ đủ cho mình bà Dện nghe:

-Nam môa di đà…rứa làtừnay hếtđói rồiđó, bàhỉ!!...

P.P