Nét tinh tế trong bài thơ“Chuyện ởTrường Sa”của Thuận Hữu

25.07.2011

Nét tinh tế trong bài thơ“Chuyện ởTrường Sa”của Thuận Hữu

Thơ và lời bình

Hôm ấy, chúng tôi ai cũng cảm thấy buồn

Mất tấmảnh vẫn treo giữa góc nhàtiểu đội

Tấmảnh cắt ra từtrang họa báo

Cô gái mặc áo dài đứng hát say sưa

(Khoảng dịu mát giữa dữdằn nắng gió)

Cảtiểuđội rất thân dùchưa gặp bao giờ

Làđiệu lýquêhương, làcâu hò xứ sở

Hơn một năm nay giữa nước vàtrời

Xa đất liền nhớtiếng người con gái

Tấmảnh hát ngọt ngào trong tưởng tượng chúng tôi

Ở đâu san hô được nâng niu trong phòng khách

Ởđây san hôhóađất đai che chởcho người

Đời lính thủy cóbiển trời, hào phóng

Chỉthiếu cái dịu dàng để chở che thôi

Tiểuđội trưởng của chúng tôi tâm sự:

“Tấmảnh mất, thôi khỏi phải tìm

Chắc tiểuđội bên lại nghe côấy hát

Nghệ thuật mà, chung cho mọi trái tim’’

Trái tim lính –thủy chung vàcao thượng

Côgáiđi mấy hôm cảtiểuđội tôi buồn

Nhưng chúng tôi cómộtđiều an ủi:

Nếu cô ấy trở về, bao đồng đội buồn hơn.

NhàthơThuận Hữuđã hóa thân trong cái tôi trữtình của tâm trạng, cảm xúc những người lính đảo Trường Sa. Bài thơlàmột câu chuyện lòng, mởra từ tình huống:

“ Hôm ấy chúng tôi ai cũng thấy buồn

Mất tấmảnh vẫn treo giữa góc nhàtiểu đội’’

Với bao người, chuyện mất một tấmảnh“ cắt ra từ trang họa báo’’ có lẽ không có gì nên chuyện. Nhưng với những người lính đảo trong bài thơ này thì thật là một nỗi buồn rất sâu nặng, bởi bức ảnh ấy là hình con gái, lại đang “đứng hát say sưa’’! Giữa một vùng dữ dội, dư thừa nắng gió và bão tố như Trường Sa, cô gái trong ảnh đã mang đến cả một trời dịu mát, nên thơ... Hơn thế, cô không chỉ làm vơi nỗi nhớ những giọng nữ yêu thương ở quê nhà mà còn cất lên những điệu ca, “ điệu lý quê hương, câu hò xứ sở’’ nơi chôn rau, cắt rốn của các anh. Nhà thơ thật ý nhị và sâu kín khi ngầm so sánh cành san hô với hình người con gái! San hô biển cũng như hình thiếu nữ vận áo dài đang hát, đều là cái đẹp. Nhưng sự ái mộ và lẽ sử dụng thì khác xa nhau giữa đời thường và người lính đảo Trường Sa:

“Ởđâu san hôđược nâng niu trong phòng khách

Ở đây san hô hóa đất đai che chở cho người

Đời lính thủy cóbiển trời, hào phóng

Chỉthiếu cái dịu dàng để chởche thôi’’

Với các anh, san hô nổi, san hôngầm, cóngày hóađất đai rộng mở,chở che vùng sinh cư núm ruột quần đảo Trường Sa, rộng xa hơn, cho giang sơn Tổ Quốc Việt Nam ta. Với các anh , những người lính đảo, sở hữu không gian mênh mông, hào hùng và hỗn mang, thật cần cái dịu dàng hình người con gái, dẫu chỉ là bức ảnh thôi!

“ Thơ hay là thơ chân thực, giản dị và ám ảnh’’ ( Trần Đăng Khoa), “Câu thơ khép lại, một chân trời mới mở ra’’ ( Nguyễn Đình Thi). Tiếp nhận “ Chuyện ở Trường Sa’’, mở ra trong ta bao ám ảnh, nghĩ suy, điệp đến vô cùng. Thương cảm cuộc sống các anh, xa đất liền mọi bề vất vả, nhất là thiếu thốn tình cảm đến thèm khát một bóng hình con gái. Nhưng càng cảm mến và càng xúc động hơn khi nhà thơ bất ngờ đưa ta đến một nghĩ suy cao quý mang đậm đà tình cảm, đạo lý người lính đảo Trường Sa Việt Nam:

“Tấmảnh mất, thôi khỏi phải tìm

Chắc tiểuđội bên lại nghe côấy hát”

Và:

“Nhưng chúng tôi cómộtđiều an ủi :

Nếu cô ấy trở về, bao đồng đội buồn hơn’’

Các anh đã lấyngười làm thước đo niềm vui của mình noi theo đạo lý dân tộc ta: Thương người như thể thương thân. Không như cách ứng xử của những kẻ tham lam luôn muốn vơ vào những gì tốt đẹp cho mình. Ta đã có thơ đẹp về tình đồng đội trong kháng chiến chống Pháp ở “ Đồng chí’’ của Chính Hữu, “ Tây tiến’’ của Quang Dũng, trong kháng chiến chống Mỹ ở “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính’’ của Phạm Tiến Duật... Đến bài thơ này của Thuận Hữu, ta bắt gặp một tứ thơ tinh tế về sự sẻ chia, nhường nhịn một niềm vui, một sở thích, một hạnh phúc ... về tinh thần ở người chiến sĩ.

Bài thơđi qua, ởlại trong lòng ta bao cảm nhận, nghĩ suy đến khôn cùng vềngười lính Trường Sa, về hảiđảo –một phần “ đất đai hương hỏa của ông cha’’ đang hàng ngày đối mặt với bão tố thiên nhiên và kẻ thù rình rập...

 

Lê Thái Phong