SÁCH VÀ NÓ - Huỳnh Viết Tư

25.07.2011

SÁCH VÀ NÓ - Huỳnh Viết Tư

Làng Cẩm nằm giữa lòng sông sông Thu Bồn, từthuở xa xôi chỉlàmột cồn bãi, người dân quanh đó, ban đầu đến trồng, tỉa, cào hến và đánh bắt tôm, cá để kiếm ăn. Dần dần phù sa mỗi năm tụ lại một nhiều và cao dần lên, để thuận tiện cho việc làm ăn, sinh sống, họ định cư lại đây, rồi sinh con, đẻ cái biến thành làng sau nhiều đời sinh sống.

Làng đã nghèo, mỗi năm lại một mùa lũ, hết lũ lớn kéo ra đến lũ nhỏ kéo vào, nhà cửa cả làng phần lớn làm bằng cây tre và lá dừa nước, đây là những loại cây có sẵn trong làng. Các nền nhà đều được đắp đất cao nhưng không sao tránh được nước vào khi mỗi lần lũ về, mỗi năm làng sống chung với lũ một mùa. Có năm, lũ cứ đùa dai với làng, nên chẳng còn cây gì để ăn khi nước rút đi, mươi mười ngày sau, chỉ có loại rau quéo chui từ lớp đất bùn dày trồi lên. Thế là đủ để bọn trẻ, già tranh nhau đi hái về lụt ăn, hái thì nhiều, cả bộng to nhưng khi lụt lại chỉ còn một dúm. Rau quéo lụt chấm với mắm cái thật là khoái khẩu trong những ngày rả lụt.

Đất nước trong thời có chiến tranh, làng ở trong vùng chiến sự, một vùng xôi đậu, ban ngày bên này, ban đêm bên kia, có lúc hai bên giao chiến ngay trong làng. Tiếng súng đã nổ, đạn pháo lớn rồi đến bom giặc đã rơi xuống làng, nhiều người dân lương thiện và hiền như cục đất, củ khoai đã ngã xuống, máu đã thấm trên đất làng, lớp trai trẻ lại lên đường cầm súng chống giặc, bỏ lại ước mơ đèn sách.

Thiên tai rồiđến địch họa lại giáng xuống làng!

Người lớn cần cùmột nắng hai sương vẫn chưađủ, ban đêm cònđiđánh bắt cá, tômđể kiếm cáiăn, cái mặc, vất vảquanh năm suốt tháng. Được cái lànhànào cũng lo cho con cháu học hành kiếm cái chữ. Trong hoàn cảnh còn nghèo khó đó, người làng Cẩm đã chung tay, góp sức gầy dựng được một trường tiểu học từ rất sớm, để bầy trẻ có điều kiện đến trường.

Chắc cũng vìthực tếđó, các cụđặt tên làng làCẩm, theo nghĩa Hán-Việt cónghĩa là“gấm”, gởi lại khát vọng tương lai cho con cháu biến vùng đất nầy giàu đẹp như gấm, như hoa.

Hồi đó sách giáo khoa không thay đổi xoành xạch như bây giờ, anh học xong để dành lại cho em, cứ vậy mà tiếp tục …Nó là anh đầu của một gia đình có tám anh em, nó giữ sách như một gia tài để có cái mà “thừa kế” lại cho đàn em. Nên khi có lũ về ở triền sông, việc đầu tiên là đem tất cả sách vở bỏ vào bao, buộc lại rồi treo lên sà nhà, trước khi bơi ghe đi bắt dế về chơi và vớt củi đem về chụm. Khi cơn lũ ra, nó lại nới dây buột đưa bao sách trở xuống, đặt lại vào kệ sách. Có những lúc lũ dâng lên cao quá, nó mang bao sách bỏ xuống ghe, cùng cả nhà bơi đến trú tạm ở những nhà cao hơn. Nó là người rất ham đọc sách và quý sách, được quyển nào nó giữ quyển nấy, quyển nào hay nó đọc đi, đọc lại nhiều lần. Phải chăng, vì thấy nó mê sách, muốn nó có thói quen đọc sách hay vì chẳng có tiền nhiều để mua các thứ khác, ba nó thường cho nó sách, phần lớn là sách cũ mà ông tìm được.

Khi nóvào lớp năm, một hômđến giờvăn cô giáo ra đề“lời tâm sựcủa một cuốn sách cũ”. Đây là bài văn theo thể nhân hóa được làm ở nhà rồi mang đến lớp nộp. Nó mang tất cả những kỷ niệm, những hình ảnh, những cảm xúc chân thành của nó đối với những quyển sách cũ, gắn liền với quê nhà và hoàn cảnh của nó như máu thịt. Sách theo nó đi ra đồng, ngồi trên lưng bò, xuống dưới hầm sâu hay những đêm yên ắng cùng với ngọn đèn tù mù, lúc theo ghe trôi trên dòng nước khi lụt về… rồi chắt lọc gửi gắm qua lời tự tình của quyển sách cũ thân yêu, xong, đem nộp bài cho cô giáo.

Sau khi chấm bài xong, đến giờ văn cô giáo trả bài cho lớp, bài văn của nó cô giáo giữ lại và đọc cho cả lớp nghe. Cả lớp lặng thinh xúc động và nó là ngưòi xúc động nhất, đây là lần đầu tiên kể từ khi đi học nó có giờ văn hạnh phúc nhất. Sau khi đọc xong bài văn, cô gọi nó lên bảng, nhưng thật bất ngờ, cô làm nó choáng váng khi kết luận:

- Đây không phải bài văn của em, ởtuổi em không thể cócảm xúc nhưngười lớnđược, ai làm giúp em bài này?

Ai cóthểgiúp nó? Ba nóđi làm thợở xa, mánóphải chạy chợtừsáng sớm tinh mơcho đến tối mịt mới về, phải vất vả lắm mới nuôi nổi lũ con. Vả lại, cả hai người cũng chỉ tự học để biết đọc, biết viết mà thôi. Nó chưa có tuổi thơ theo nghĩa đầy đủ, mới học lớp năm nhưng ở nhà nó đã quán xuyến việc gia đình, dạy cho các em học, vườn tược, lợn, gà… Nó đã trở thành người lớn khi tuổi còn con nít. Nghĩ vậy nên nó oà khóc, không một lời thanh minh.

Bài văn chưađược chấmđiểm, cho đến mấy ngày sau, côgiáo bất ngờđến thăm nhànó. Nó đang cặm cụi sắp xếp những quyển sách cũ, với tâm trạng như muốn chia sẻ lại những những điều gặp trên lớp với chúng. Hôm sau giờ văn lại đến, cô giáo nói lại với lớp học những cảm nhận khi đến thăm nhà nó, cô cho những điều nó mô tả trong bài văn rất thực, những xúc cảm như vậy là rất chân thành, “cái gì xuất phát từ trái tim sẽ đi tới trái tim” cô giáo dẫn chứng. Nó từ trạng thái rất sung sướng đến khổ đau và bây giờ là niềm vui và nổi buồn lẫn lộn… Cô cho bài văn nó điểm chín và cũng không quên trừ bớt điểm thiếu sạch sẽ, một số điểm cao nhất trong cả một thời học tiểu học (thời đó chưa bao giờ thầy cô cho trên điểm chín môn tập làm văn). Chẳng hiểu lúc đó vì thương cho hoàn cảnh nó mà động viên cho nó học tập, hay vì lý do nào trong sâu thẳm, cô giáo phán như đinh đóng cột :

- Nếu tiếp tục cốgắng em sẽtrởthành nhà văn.

Nó còn cóbao nhiêu trách nhiệmđối với gia đình, ba mánóđặt nhiều kìvọng cho đứa con trai đầu lòng. Mánókểrằng khi đến ngày thôi nôi, bànội nóbỏdưới giường nằm đủ thứđồ chơi trẻcon, các dụng cụhọc tập, dụng cụthôsơcủa một sốnghề mộc, nghề nề…, bảo nó bò vào chọn một thứ lấy ra, nó đã chọn cây thước. Má nó bảo nó sẽ trở thành thầy giáo, ba nó bảo nó có năng khiếu về kỹ thuật, ông bà nó bảo sẽ trở thành thầy thông, thầy ký. Bà con nó, ai có ước vọng gì mà chưa làm được thì gán hết cho nó, nhưng chẳng ai bảo nó trở thành nhà văn, nhà thơ cả.

Hè nămđó, nólàmột trong sốít học sinh được chọnđi thi học sinh giỏi toàn tỉnh và thi hết cấp, nóđỗ vào một trường phổthông trung học công lập trên thịxã, một ngôi trường códanh tiếng. Nó mừng lắm, vì có thể tiếp tục được đi học, nếu không đỗ thì phải học trường tư, nhà nghèo lấy tiền đâu ra mà đi học? Những năm học ở trường trung học phổ thông, nó thích các môn khoa học tự nhiên bởi câu nói: “Toán học là chìa khoá mở cửa tất cả các ngành khoa học”.

Sau quátrình học tập, nóđã lập thân, lập nghiệp bằng các nghềkhác nhau, ngoại trừnghềvăn. Thếmàkhi đã bước vào cái tuổi thành đạt của mộtđời người, nhưmột lời nguyền, một cái nghiệpởđời đã vay, phải trảmà côgiáo nóđã phán truyền, nó lại khởi nghiệp cầm bút…

H.V.T