Nhớ tiếc nhạc sĩ PHẠM THẾ MỸ
Từ năm 1947 đến cuối năm 1949, Phạm Thế Mỹ và tôi làm văn nghệ ở Bình Định. Gắn bó với Chi hội văn nghệ Liên khu 5 và Chi đoàn nhạc sĩ kháng chiến; cùng lứa tuổi 17, 18, chúng tôi với Đoàn Hữu Công (nay là Thuận Yến) và Nguyên Mộc (Khương Thế Hưng) vừa biểu diễn ca nhạc, vừa tập tành sáng tác ca khúc.
Vào đầu năm 1950, sau một thời gian là phóng viên báo Vệ quốc quân và tạp chí Áo xám, Phạm Thế Mỹ về Đội văn công - tiền thân của Đoàn văn công quân đội thuộc Tiểu ban văn nghệ Phòng chính trị Bộ tư lệnh Liên khu 5.
Sau hiệp định Giơne, theo sự sắp xếp của ban chấp hành Chi hội, để hoạt động hợp pháp đấu tranh cho hòa bình, Phạm Thế Mỹ rời Qui Nhơn vào Sài Gòn. Ông theo học ở Trường quốc gia nhạc kịch nghệ. Ở đất mới này, không được yên ổn hoạt động, Phạm Thế Mỹ lánh về Đà Nẵng, dạy nhạc và văn ở các trường tư thục Tây Hồ, Nguyễn Công Trứ.
Trong cao trào chống Mỹ, Phạm Thế Mỹ là phó chủ tịch ủy ban đấu tranh thanh niên sinh viên học sinh Đà Nẵng, là chủ bút báo Sức mạnh, cơ quan tranh đấu của Hội đồng nhân dân cứu quốc Đà Nẵng. Vào thời kỳ này, tuổi trẻ yêu mến các trường ca nồng nàn lòng yêu nước, yêu dân tộc của ông, như Lửa thiêng, Trang sử mới, Con đường trước mặt và kịch hát Sắc lụa Trữ La.
Viết cho phong trào đấu tranh, Phạm Thế Mỹ có ca khúc Người về thành phố, thể hiện trái tim thiết tha ước mơ ngày Đất nước thống nhất:
Từ biển xa lên non cao,
Máu các anh thấm vào ruộng sâu
thấm trong tim tươi ngọn lúa mới
Nụ cười trên môi em thân yêu
Trên nẻo đường quê em tàn hoang
Trên đất khô đã trở thành ruộng vàng
Ruộng đồng ơi! Thị thành ơi!
Trời Việt
Nhà của ta, ruộng của ta
Cánh tay ta xây lại đời ta
Ở Thương quá Việt
Em nghe gì không, hỡi em, con chim nó hót vang đầu hè
Em thấy gì không, hỡi em, con chim nó múa trên cành tre
Hót đi chim, hót đi chim, hót cho mặt trời hồng quê ta
Hót đi chim, hót đi chim, hót cho đời nhọc nhằn trôi xa.
Và, lời nhắn nhủ: Chim trong hồn, chim trong tim
Ôi, thương quá, tiếng chim Việt
Trên báo Le monde ngày 11/2/1972, Mireille Gansel ghi nhận:
"Những ca khúc ấy đã đánh thức lương tâm của tuổi trẻ và lòng nhiệt thành của họ. Tất cả cơ đồ của "lối sống Mỹ" đã bất lực, không thể bóp nghẹt tiếng nói của thế hệ trẻ sinh ra dưới những trận mưa bom, và chưa bao giờ họ được biết gương mặt của hòa bình".
Sau một thời gian ở Đà Nẵng, Phạm Thế Mỹ lại trở vào Sài Gòn. Những năm 1963, 1964, bị chế độ Sài Gòn bỏ tù. Ra tù, Phạm Thế Mỹ tiếp tục hoạt động và sáng tác, là đoàn trưởng văn nghệ sinh viên đại học Vạn Hạnh. Và, những ca khúc chống Mỹ lại vang lên với phong trào đấu tranh:
Dù ánh trăng đêm nay hoen màu
Dù xác ai đang phơi trên cầu...
Hoa vẫn nở trong đêm sương
Hoa vẫn nở trên đường quê hương
... ... ... (từ Hoa vẫn nở trên đường quê hương)
Ngày hội lớn của dân ta,
Ngày bạn bè gặp lại
Ngày đất nước trong tay,
Cờ kết lá tung bay
... ... ... (từ Vườn dâu lá mới)
Trò chuyện về nghề trên báo Sài gòn giải phóng (số ra ngày 28/10/2001), Phạm Thế Mỹ cho rằng "Tôi thật sự không thích nói về những gì mình đã có, tất cả những sáng tác của tôi chỉ được bộc phát bằng sự say mê của chính mình. Tôi quan niệm ca khúc mang âm hưởng tính dân tộc không phải chỉ ở giai điệu, mà trong từng lời ca cũng phải rất tượng hình. Tượng hình trong ngôn ngữ văn chương giúp cho hình tượng âm nhạc trong ca khúc rõ nét, giúp người nghe hình dung được sự thể hiện tình cảm và hình ảnh mà tác giả muốn vẽ lên".
Trước tháng 5/1975, Phạm Thế Mỹ đã có 2 tập tuyển ca khúc được xuất bản: Hòa bình ơi, hãy đến! (1969) và Trái tim Việt
Sau ngày Đất nước thống nhất, Phạm Thế Mỹ vào Hội nhạc sĩ Việt
Nhà xuất bản âm nhạc (Bộ VHTT) đã xuất bản tập tuyển ca khúc Cho trái đất này vui (1990) và Tập trường ca Phạm Thế Mỹ (1996).
Ngày sinh: 15/11/1930, quê quán: xã Thanh Liêm, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ngày mất: 3 giờ 16/1/2009 tại Sài Gòn.
TRƯƠNG ĐÌNH QUANG