Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn: Anh đã trở về quê mẹ - Trương Đình Quang

28.01.2013

Nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn: Anh đã trở về quê mẹ - Trương Đình Quang

Từ miền Nam Caliphocnia, trong thư ghi ngày 20-5-1998, nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn viết về cho Lưu Bạch Đàn[1]

                                    … … …

"Trước khi đi, mình có nói với một số bạn hữu là xem như mình đã chết rồi. Mà đúng vậy, mình đã chết khi bỏ đất nước ra đi...

Và có mơ ước một ngày nào đó, thân xác mình sẽ được nằm trong lòng đất của quê hương. Thương nhớ vô cùng và sầu xứ nặng nề!"

... ... ...

Nhưng, ông không đạt đến ước mơ. Sau một cơn bạo bệnh, ông qua đời ngày 9-1-2004.

Theo nguyện vọng của ông trước khi qua đời, gia đình đưa ông trở về quê hương – phố cổ Hội An.

Tại Tịnh xá Ngọc Cẩm ở phía trên bến ô tô cũ của thành phố, ở gian thờ ký tự, có đặt  bài vị và ảnh của nhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn. Gương mặt trong sáng, đôi mắt dịu hiền, nụ cười rất tươi.

Nhớ về anh một buổi sáng đầu mùa đông, phố cổ se se lạnh, tôi đến thăm anh – người thân của gia đình.

*

*    *

Mùa xuân năm 1950, hưởng ứng phong trào văn nghệ sĩ cả nước đi lính, chuẩn bị Tổng phản công, Chi đoàn nhạc sĩ Liên khu 5 vào quân đội.

Số lính mới ấy là: Phan Huỳnh Điểu, Lê Trọng Nguyễn, Vân Đông, Vũ Mạnh Sồ và tôi. Chúng tôi về tiểu ban văn nghệ thuộc Ban tuyên huấn, Phòng chính trị Bộ tư lệnh quân đội Liên khu 5.

Bấy giờ, ở tiểu ban, do Phan Quang Định làm trưởng tiểu ban, tổ nhạc đã có Dương Minh Ninh, Phạm Thế Mỹ, Dương Minh Viên, Dương Minh Hòa, Phạm Sĩ Lộc, Cao Xuân Trứ, Thái Hào Quyên, Nguyễn Tư Điềm, Lê Văn Đích, Lưu Bạch Đàn.

Một nhóm chúng tôi đi với Trung đoàn 84 Mtr'anglong, phục vụ chiến dịch Nguyễn Huệ trên chiến trường Nam Tây Nguyên.

Sau chuyến đi, Lê Trọng Nguyễn, Vũ Mạnh Sồ và tôi ở hẳn với Tổ văn nghệ - báo chí của Trung đoàn.

Hăng hái, nhiệt tình viết về người lính, mùa thu năm 1950, Lê Trọng Nguyễn theo một đơn vị lên chiến trường với đại đội trưởng Giáp Văn Cương. Trên đường hành quân, Lê Trọng Nguyễn viết và tập cho lính hát Anh binh nhì ca:

Ta băng qua đồng lên non đánh Pháp

nghe sau xa đưa tiếng ngạ của trâu làng

Ta vui trên đường núi suối đèo mây

Trên thân áo xám hoen đầy máu Tây

... ... (từ trổ I của bài hát)

Được tin chiến thắng biên giới, ông viết ngay Nhịp bước phản công:

Non Tây Nguyên, xác sói lang lấp hố tối

Trong mây lam Hải Vân, khói chất ngất

Trên Sông Lô, sóng núi ca chiến thắng vang

Giương cao cờ, quân dân rộn niềm vui

... ... (từ trổ II của bài hát)

Văn nghệ sĩ cả nước lên đường ra mặt trận. Cái hào hùng, cái ý chí dựng lên với:

Đời lên, ôi ngan ngát thanh bình thơm nắng mai

Bao người say sưa bước siết tay xây tương lai

Vui tin, ta lên đường, gươm bút hàng tiền phong

Thơ phất reo cung đàn, màu thét chân oai hùng

... ... (từ trổ I của Bài ca của Đoàn văn nghệ lời của Nguyễn Mạnh Hào[1]

Với tâm  hồn trong sáng, hiều dịu ở Trăng lại sáng (lời ca: Hồ Vân Tương) Bướm trắng, Lời chim non v.v... tiếp nhận từ tân nhạc trước Cách mạng tháng Tám và ca khúc lãng mạn của nhạc sĩ sáng tác đương thời ở Liên khu 4 và ở Việt Bắc, Lê Trọng Nguyễn viết Sóng hờn, Quán bên đường v.v...

Quán bên đường thể hiện tình cảm thắm thiết quân dân:

Đây quán bên đường, mái khói lên chạnh nỗi lòng

Đây quán bên đường, chờ mong khách trong niềm thương

Nếp quán xinh xinh, thương anh áo xám ra đi cứu nước

 bụi nặng vai đời.

Mời anh vệ quốc, tay đưa bát nước, nghe sao quý mến,

 bao nhiêu nồng thắm...

... ...  (từ trổ I của bài hát) ...

Và, nối tiếp Mừng chiến thắng biên giới, Mùa vui, Bước lên chiến dịch v.v... đi vào đời sống xã hội, cuộc kháng chiến. Viết trên đường hành quân, viết tại đơn vị bộ đội, Lê Trọng Nguyễn dạy họ hát, hỏi ý kiến họ, và cố gắng làm cho giai điệu hay mà dễ hát. Các hành khúc đều gọn, khúc thức hoàn chỉnh, có bài phát triển gắn bó với thang âm dân tộc Việt.

*

*     *

Lê Trọng Nguyễn, tên thật là Lê Trọng, sinh ngày 01 tháng 5 năm 1926 tại xã Minh Hương, phố cổ Hội An. Năm 1946, bắt đầu sáng tác, thêm Nguyễn là họ của mẹ. Ở thời học sinh, ông tự học nhạc lý và đàn.

Cách mạng tháng Tám nổ ra trên quê hương. Ông vào ban nhạc của Ty Thông tin tuyên truyền tỉnh Quảng Nam, trong Đoàn ca múa nhạc kịch Cương quyết, chơi bănggiô antô và pianô.

Vào cuộc kháng chiến I, ông làm việc ở xưởng in tín phiếu – một loại giấy bạc riêng của Liên khu 5.

Năm 1948, lúc dạy môn nhạc lý ở trường trung học phổ thông tư thục công giáo (Gia Hựu thị xã Tam Quan, bắc Bình Định), trường có nhiều sách nhạc của tác giả người Pháp (Kơtsơlin, Đuyboa, Vanhxăng Đanhđi, Giăng Đerơ v.v...), ông tiếp tục tự học các môn tác khúc, hòa âm và đối vị, chơi óccgơ. Năm 1949, ông về Đoàn nghệ thuật của Liên đoàn văn hóa kháng chiến Miền Nam Trung bộ với Vân Đông, Trương Đình Quang, Dương Minh Hòa, Trần Như Ngọc, La Thiều, rồi làm trưởng Chi đoàn nhạc trực thuộc Chi hội văn nghệ Liên khu 5.

Thời cả nước tạm thời chia đôi, sống ở miền Nam, ông tiếp tục sáng tác, dạy nhạc lý ở các trường trung học, mở lớp dạy tư về sáng tác, hòa âm, đóng đàn măngđôlin, guita. Gắn bó với nhạc sĩ Bích Sơn, nhạc sĩ Dương Minh Ninh, đã cộng tác với nhau từ Chi đoàn nhạc sĩ kháng chiến Liên khu 5, ông theo cách học từ xa với Xaxem (SACEM)[2] ở Paris, các môn sáng tác, đối vị, rồi trở thành hội viên của tổ chức này.

Ở ông, niềm say mê khí nhạc bộc lộ khá rõ từ những ca khúc đầu tiên vào con đường sáng tác: Sóng hờn, Gió trong rừng thông... Cùng lúc với việc sáng tác ca khúc, Lê Trọng Nguyễn viết khí nhạc.

Khí nhạc phong cách thính phòng: Cây đàn ghita của tôi, Tạm biệt những hoàng hôn thân thương, Dạ khúc yêu thương, Cơn bão tố, những rômăngxơ không lời, prêluyt (préludes) v.v...

Giai điệu về tình yêu không sầu thương, mà trong sáng, dịu hiền, đem đến cho người nghe chất men say mê yêu đời, có thể nhắc đến: Thuyền lãng tử, Hương một đêm trăng, Một nét Tô Châu, Mùa hoa nở, Tím cả cuộc đời, Tình cao đẹp, Chiều bên giáo đường, Nắng chiều v.v...

Ca khúc Nắng chiều nổi tiếng ở trong và ngoài đất nước ta, được dịch lời ca ra tiếng nước ngoài, tái bản nhiều lần, in đĩa hát, vào chương trình của nhiều ca sĩ nổi tiếng, được người nghe và giới báo chí cả nước khen.

*

*      *

Vì hoàn cảnh riêng, mãi đến năm 1983, ông sang Mỹ, sống với gia đình.

Cuối năm 2001, vào tháng 10 âm lịch Tân Tị, ông về thăm quê mẹ Hà My (Điện Dương, Điện Bàn), như là ở ẩn. Trò chuyện nhiều nỗi đau lòng với cô con gái cả Lê Ngọc Uyển. Gần 20 năm xa cách quê hương, trở về với nơi chôn nhau cắt rốn, hẳn ông nhiều mong ước, luyến tiếc.

Vào Sài Gòn, trước khi chia tay với nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu, các bạn đã một thời hoạt động nghệ thuật với mình: Dương Minh Ninh, Dương Minh Hòa, Vũ Mạnh Sồ, Lưu Bạch Đàn, Ngô Anh Giang, Lê Văn Đích, Dương Minh Viên, Lê Trọng Nguyễn chia sẻ nỗi niềm riêng tư của mình, cái ước mong được trở về sống ở Phố Hội sông Hoài, trong những năm cuối đời.

Ước mong của nhạc sĩ không thành.

Ở Caliphocnia, gia đình và bạn bè chăm lo lễ tang của Lê Trọng Nguyễn rất trọng thể.

Nhạc sĩ Nguyễn Hiền viết lời giới thiệu chan chứa yêu thương Lê Trọng Nguyễn với tuyển tập ca khúc

"Cố nhân đã đi rồi

gặp gỡ để chia phôi

Cuộc đời như gió thoảng

còn chút tình trong tôi..."

Và, "Một bài thơ nhỏ" của Du Tử Lê, "Nói chuyện với Lê Trọng Nguyễn" của Nguyễn Phúc trên Đặc san Quảng Đà "Nhớ thương Lê Trọng Nguyễn" của Trương Duy Cường trên Tin thư Hè thu 2004..., thể hiện tình cảm thắm thiết dành cho nhau của những nghệ sĩ chân chính yêu dân tộc, yêu quê hương.

Ở Sài Gòn, Đà Nẵng, Hội An, nhạc sĩ Dương Minh Ninh, nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển, nhà văn Trần Trung Sáng, các nhạc sĩ Hoàng Tú Mỹ, Đinh Trầm Ca, dành cho Lê Trọng Nguyễn những lời thân thương, quý mến trên báo chí, ở những buổi ca nhạc tưởng nhớ.

Anh Lê Trọng Nguyễn, anh yên nghỉ trên đỉnh bình yên!

 

T. Đ.Q




[1] Nguyễn Mạnh Hào, bút danh Hạo Nhiên, người gốc Huế, sinh ra và trưởng thành ở thành phố Hội An – nhà thơ, nhà nghiên cứu (1925 – 15/11/2000, mất ở Hà Nội

[2] Viết bọn từ tiếng Pháp, có nghĩa là: Hội của tác giả, nhạc sĩ sáng tác, người làm xuất bản âm nhạc.



[1] Lưu Bạch Đàn, quê: Minh Hương – Hội An (1930 – 2010) đạo diễn điện ảnh, mất ngày 20-8-2010 ở Sài Gòn.

Bài viết khác cùng số

Tết cũ - Nguyễn Đức DũngTrái quả ngọt ngào - Nguyễn Nhã TiênNhà văn quèn & đạo diễn lừng lanh - Trần Nhã Thụy Uống cà phê và lai rai trên đất Mỹ - Mai Hữu PhướcLụa – Trần VănChợ quê ngày tết – Lý Thị Minh ChâuMẹ kể cùng con những tết xa - Ngô Thị Thục TrangKhoảng lặng tinh tươm – Huỳnh Văn QuốcTôkyô - một tối Mùa Xuân – Bùi Công MinhKhuôn mặt sớm mai - Quế HươngMùa xuân – Kỳ vọng và ngọn lửa – Nguyễn Đình AnMùa xuân ấy, chúng tôi... - Thanh QuếNhớ mẹ! - Võ Duy DươngXuân nghĩa trang – Nguyễn Thành LongLạc giữa thời gian – Bùi Mỹ HồngNhững ngọn tháp xưa – Ngân VịnhAnh lại nhớ… - Lê Huy HạnhĐà Nẵng xuân – Nguyễn Nho Thùy DươngTết muộn – Phan ChínChút riêng – Hoàng Thanh ThụyCâu thơ mắc cạn – Nguyễn Ngọc Hạnh Với Xuân – Nguyễn Xuân TưGửi em cô gái làng La (*) – Đỗ Văn ĐôngGiọng quê – Phụng LamGiai điệu xuân - Nguyễn Tường VănBay ngược – Nguyễn Minh HùngKhát vọng – Tóc NguyệtĐất mẹ cành xuân – Nguyễn Công ToànKhát khao xanh – Tăng Tấn TàiBên hồ sen – Nguyễn Hoàng SaChiều muộn – Nguyễn Kim Huychất vấn thói quen – Phan HoàngDáng em cuối chiều – Nguyễn Đăng KiênLẽ nào… - Mai Mộng TưởngNgôi nhà của những đám mây – Nguyễn Đông NhậtBến sông – Nguyễn Đức NamBiển đêm – Lê Thanh MyMùa màng – Nguyễn Ngọc PhúChân trời màu lam – Lê Khánh MaiBản tuyên ngôn của tình yêu – Nguyễn Quang ThiềuGọi về xa thẳm - Bùi Thanh TruyềnNhạc sĩ Lê Trọng Nguyễn: Anh đã trở về quê mẹ - Trương Đình QuangHappy new year & huyền thoại ABBA -Trương Văn KhoaKho tuồng cổ để lại của nhà văn Nguyễn Văn Xuân - Trần Trung SángVài suy nghĩ về hiện đại trong sáng tác múa - Lê Huân Ngày xuân thử nghe lại “tiếng gà gáy” trong truyện Kiều - Vân Trình