Nghệ sĩ múa Đà Nẵng hòa cùng nhịp điệu phát triển của thành phố - Lê Huân

22.12.2016

Nghệ sĩ múa Đà Nẵng hòa cùng nhịp điệu phát triển của thành phố - Lê Huân

Hai mươi năm nhịp thời gian

Tỏa soi bóng nước sông Hàn lung linh.

Hội Nghệ sĩ múa Đà Nẵng thuộc Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng trong những năm qua rất tự hào đã đặt nền móng phát triển cho nghệ thuật múa Đà Nẵng. Hai mươi năm qua nghệ thuật múa của thành phố luôn gắn liền với nhịp điệu phát triển của thành phố, có lúc dồn dập, khẩn trương, dứt khoát, có lúc nhẹ nhàng, sâu lắng, trữ tình.

Hội Nghệ sĩ múa Đà Nẵng hiện nay có hơn 80 hội viên, trong đó phân nửa là hội viên Trung ương, được Nhà nước vinh danh 1 nghệ sĩ nhân dân: Lê Huân và 6 nghệ sĩ ưu tú: Hoàng Mai, Thiện Tâm, Minh Vân, Hồng Hà, Minh Tâm, Alăng Hoa. Hội Nghệ sĩ múa Đà Nẵng là một trong bốn hội múa có hoạt động và ảnh hưởng tích cực trong cả nước: Các Hội Nghệ sĩ múa thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ đã cùng kết nối, đồng hành cùng Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam để giao lưu, học hỏi và nâng cao nghệ thuật múa Việt Nam.

Năm 2000, Liên hoan nghệ thuật kịch múa Việt Nam lần thứ Nhất tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Hội Nghệ sĩ múa thành phố Đà Nẵng tham dự vở kịch múa “Huyền tích Ngũ Hành Sơn”, là địa phương duy nhất xây dựng được thể loại nghệ thuật múa đỉnh cao để tham gia và đạt được giải thưởng chính thức của cuộc liên hoan.

Tiếp theo năm 2005 vở kịch múa “Một thời và mãi mãi”, là 1 trong 4 vở của ngành múa Việt Nam biểu diễn chào mừng đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 10, ghi dấu mốc sự thành công về nghề nghiệp và tâm huyết của nghệ sĩ múa Đà Nẵng. Các nghệ sĩ múa của thành phố đang là nòng cốt xây dựng các đơn vị ca múa nhạc chuyên nghiệp: Đoàn ca múa nhạc TP Đà Nẵng, Đoàn văn công Quân khu 5, Nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh và trong công tác giảng dạy, đào tạo của Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật. Trong những năm qua các nghệ sĩ múa không ngừng sáng tạo và có nhiều thành công trong dàn dựng, biểu diễn một số tác phẩm múa tiêu biểu như:  NSƯT Hồng Hà với “Sóng lửa”, “Dũng Sĩ Núi Thành”; NSƯT  Minh Tâm với “Mộ gió”, “Tiếng đàn buôn em”; Thu Hoài với “Hoa ven sông”; NSƯT Thiện Tâm với “Nước thiêng”... NSND Lê Huân tác giả, tổng đạo diễn các vở kịch múa “Huyền tích Ngũ Hành Sơn”, “Một thời và mãi mãi” và tác phẩm múa ngắn như “Học trò xứ Quảng”, “Thủ Thiệm giả quan”.

Phong trào nghệ thuật múa quần chúng của Đà Nẵng cũng được xếp vào hàng nổi bật trong nước, bởi ngoài những tác phẩm của các nghệ sĩ, biên đạo múa chuyên nghiệp tham gia dàn dựng, còn kể tới vai trò các hội viên đảm trách các bộ môn Khiêu vũ, Break dance, Hip hop như Văn Tâm, Hoàng Châu, Nhật Huy, Tường Vy, Thái Minh... họ đều là những vũ sư có tay nghề và nhiệt thành với nghệ thuật quần chúng. Những nghệ sĩ múa Đà Nẵng còn phát huy khả năng sáng tạo và xây dựng nghệ thuật múa cho các địa phương như Quảng Nam, Hội An, Huế, các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên...

Nghệ sĩ múa Đà Nẵng còn đóng góp vào công việc sáng tác, dàn dựng một số chương trình biểu diễn chào mừng những ngày lễ lớn, những ngày kỷ niệm quan trọng của thành phố tiêu biểu như: Đại lễ kỷ niệm 25 năm ngày giải phóng Đà Nẵng tại Quảng trường 2 tháng 9 với chủ đề “Đào mai tụ hội, Năm rồng bay lên”, kịch bản, tổng đạo diễn NSND Lê Huân. Nhóm biên đạo NSƯT Thiện Tâm, NSƯT Hoàng Ngọc Chiến, NSƯT Hồng Hà với các chương trình kỷ niệm 35 năm, 40 năm thành phố giải phóng.

Chương trình khai mạc văn hóa du lịch biển lần thứ 1. Kịch bản: Hồ Hải Học, tổng đạo diễn NSND Phạm Thị Thành, NSND Lê Huân tổ chức bên bờ sông Hàn, trước Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm, quy tụ sức sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật của toàn thể anh chị em hội viên Hội Nghệ sĩ múa Đà Nẵng.

20 năm xây dựng phát triển nghệ thuật múa theo nhịp điệu thành phố, chúng tôi ghi nhận sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo thành phố, của lãnh đạo Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật thành phố và Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam. Đặc biệt là sự quan tâm của đồng chí Nguyễn Bá Thanh dành cho vở kịch múa “Huyền tích Ngũ Hành Sơn” để Hội Nghệ sĩ múa Đà Nẵng là thành phố duy nhất có vị trí trong cuộc liên hoan kịch múa Việt Nam lần đầu tiên năm 2000 tại thủ đô Hà Nội.

Hội nhập trong nền kinh tế thị trường, nghệ thuật múa cũng như các bộ môn nghệ thuật biểu diễn sân khấu khác đang phải vật lộn vất vả với kinh phí để tạo nên những tác phẩm mới. Đầu tư cho sáng tác, dàn dựng và biểu diễn một tác phẩm múa rất tốn kém. Nếu không có sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo thành phố, ngành nghệ thuật múa chắc chắn khó có thể có những tác phẩm có giá trị trên sân khấu múa chuyên nghiệp.

Những nghệ sĩ múa Đà Nẵng dù còn nhiều vất vả, gian nan nhưng chúng tôi sẽ vượt qua và hòa cùng nhịp điệu phát triển của thành phố với thiên chức của người nghệ sĩ, góp phần xây dựng đời sống văn học, nghệ thuật của thành phố Đà Nẵng mến yêu.

L.H

Bài viết khác cùng số

Nước mắt khô - Quế HươngNgười yêu cũ - Thanh QuếCâu chuyện Đà Nẵng - Thái Bá LợiBí mật Sơn Trà - Nguyễn Nhã TiênĐà Nẵng trong trái tim tôi - Phạm Thị Hải DươngĐà Nẵng, những ký ức đan xen... - Trương Điện ThắngĐÀ NẴNG - Điểm sáng trên bản đồ du lịch Đông Nam Á - Trần Trung SángLiên hiệp Văn học - Nghệ thuật TP Đà Nẵng: Nhớ lại những ngày đầu năm 1997 - Thanh QuếVăn học nghệ thuật Đà Nẵng -Hai mươi năm nhìn lại - Bùi Văn TiếngKhúc hát tình người - Hoàng Hương ViệtThương nhớ anh Trương Quang Được - Người Bí thư Thành ủy đầu tiên của Đà Nẵng trực thuộc Trung ương - Bùi Văn TiếngTheo cách Đà Nẵng - Bùi Công MinhĐà Nẵng - Thành phố của những danh hiệu - Dân HùngCởi phăng cúc áo cỏ mật - Nguyễn Thị NhiênChiều nay sông khóc - Nguyễn Thị Anh ĐàoLau một tiếng nói - Trần TuấnÁm ảnh - Ngô Liên HươngDưới bóng quê nhà - Nguyễn Hoàng ThọGió ở Nại Hiên Đông - Nguyễn Đông NhậtVới Bà Nà - Vô BiênNhư là nỗi nhớ - Mai Hữu PhướcSao không nhìn bình minh - Thái Bảo - Dương ĐỳnhCùng em thăm lại sông Hàn - Lê Đình HùngĐà Nẵng thu - Nguyễn Hải LýThức nhớ làng quê - Trường KhánhLên Yên Tử - Nguyễn Xuân TưTrường cũ yêu thương - Nguyễn KiênThơ Vạn LộcGiữa trơ trụi - Bùi Công MinhVăn học Đà Nẵng khát khao vươn đến cái mới - Linh Thy (lược ghi)Nghệ sĩ múa Đà Nẵng hòa cùng nhịp điệu phát triển của thành phố - Lê HuânYêu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu của nhân dân ngày càng cao - Nguyễn Trường HoàngHội Điện ảnh Đà Nẵng Dấu ấn phim tài liệu - Huỳnh HùngPhim tài liệu và lựa chọn mới của những người làm phim trẻ - Trương Vũ QuỳnhMỹ thuật Đà Nẵng: Mong muốn đưa tác phẩm đến công chúng ngày một gần hơn - Đình HiệpNhiếp ảnh Đà Nẵng: Những nỗ lực không mệt mỏi - Đình Hiệp Kiến trúc Đà Nẵng: Hướng đến một nền kiến trúc xanh - Linh ThyHội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng: Chú trọng những chuyến đi thực tế - Phương MaiNhạc trẻ Đà Nẵng hướng đến cái mới, lạ... - T.T.SHội Văn nghệ Dân gian thành phố Đà Nẵng: Những bước đầu hình thành và phát triển - Phương MaiVăn hóa dân gian Đà Nẵng - 20 năm một chặng đường - Huỳnh Thạch Hà