Kỉ niệm 81 năm ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam(20/10/1930 – 20/10/2011):PHỤ NỮ ĐÀ NẴNG ĐOÀN KẾT, ĐỔI MỚI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

03.11.2011

Kỉ niệm 81 năm ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam(20/10/1930 – 20/10/2011):PHỤ NỮ ĐÀ NẴNG ĐOÀN KẾT, ĐỔI MỚI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Đồng hành cùng sự phát triển không ngừng của thành phố, phong trào phụ nữ Đà Nẵng những năm qua đã khẳng định vai trò, vị thế trong gia đình và xã hội; tham gia tích cực, đóng góp hiệu quả vào tiến trình đổi mới và phát triển của thành phố. Đồng thời, phụ nữ đã được thụ hưởng các thành quả từ chính sách về bình đẳng giới, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố; đời sống vật chất, tinh thần của đại bộ phận phụ nữ được cải thiện rõ rệt.

Hoạt động chăm lo, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc đạt được những kết quả khả quan. Tổ chức Hội được củng cố và phát triển; chất lượng hoạt động được nâng lên; hội viên tiếp tục tăng về số lượng và chất lượng. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Phụ Nữ Việt Nam 20-10, tạp chí Non Nước có buổi trao đổi với đồng chí Đỗ Thị Kim Lĩnh, chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố:

- Vừa qua Hội liên hiệp Phụ nữ thành phố tổ chức thành công Đại hội đại biểu phụ nữ TP Đà Nẵng lần thứ XII với phương châm "đoàn kết, đổi mới, góp phần xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, phát triển bền vững” , chị cho biết đôi nét về bối cảnh tình hình đại hội phụ nữ thành phố lần này.

Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố Đà Nẵng lần thứ XII diễn ra trong bối cảnh thành phố đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng sau gần 15 năm xây dựng và phát triển.

Trong thời gian qua, hoạt động của Hội Phụ nữ có những chuyển biến tích cực trong việc chăm lo đời sống vật chất, tinh thần; bảo vệ quyền lợi chính đáng của các tầng lớp phụ nữ; xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; góp phần đáng kể vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và các chính sách an sinh xã hội của thành phố.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, phụ nữ Đà Nẵng và hoạt động của tổ chức Hội Liên hiệp Phụ nữ vẫn còn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như sự tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường và các vấn đề phức tạp nảy sinh trong quá trình đô thị hóa; định kiến giới và tình trạng bạo lực gia đình; sự bất cập về trình độ, năng lực thực tiễn của một bộ phận cán bộ đã ảnh hưởng nhất định đến kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và công tác vận động, tập hợp phụ nữ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố Đà Nẵng lần thứ XII có nhiệm vụ đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XI, quyết định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ hoạt động Hội và phong trào phụ nữ Đà Nẵng nhiệm kỳ 2011 - 2016; triển khai các chương trình hoạt động của tổ chức Hội tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị của thành phố trong giai đoạn mới; động viên các tầng lớp phụ nữ Đà Nẵng đoàn kết, đổi mới, góp phần xây dựng thành phố văn minh, hiện đại, phát triển bền vững.

 

- Chị cho độc giả tạp chí Non Nước biết thêm đôi nét tình hình phụ nữ thành phố Đà Nẵng đóng góp có hiệu quả vào sự phát triển kinh tế.

Phụ nữ chiếm khoảng 51% dân số toàn thành phố, trong đó có 66% phụ nữ trong độ tuổi lao động. Những năm qua, các tầng lớp phụ nữ Đà Nẵng đã có nhiều nỗ lực góp phần đưa mức tăng trưởng GDP của thành phố tăng bình quân 11% hàng năm; thành phố được công nhận dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 3 năm liền (2008, 2009, 2010) và có những đóng góp nhất định vào sự phát triển kinh tế và ổn định chính trị của thành phố.

Về lĩnh vực kinh tế, phụ nữ Đà Nẵng chiếm khoảng 52% trong các ngành dịch vụ - khu vực kinh tế năng động và phù hợp với đặc điểm của phụ nữ. Tính đến nay, Đà Nẵng có gần 4.000 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ. Hầu hết nữ chủ doanh nghiệp đi lên từ kinh doanh nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, nhưng nhiều người đã tự tìm tòi, nghiên cứu, đúc kết kinh nghiệm; mạnh dạn đổi mới công nghệ, bám sát thị trường; vượt qua mọi rào cản xã hội, thách thức của cơ chế kinh tế thị trường, vươn lên trở thành những nữ chủ doanh nghiệp giỏi, nữ quản lý thành đạt, xứng đáng nhận được danh hiệu "Bông hồng vàng”, giải thưởng "Tài năng lao động sáng tạo”…

Trong ngành công nghiệp - xây dựng, phụ nữ chiếm khoảng 35%. Đây là lực lượng lao động đông đảo trong các khu công nghiệp, trong các ngành chế biến, dệt may, da giày, tiểu thủ công nghiệp.

Lao động nữ trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn đã năng động hơn trong sản xuất; biết đa dạng hoá ngành nghề, phát triển kinh tế rừng, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công, nhất là ngành nghề truyền thống. Nhiều chị em tích cực học tập, áp dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, mạnh dạn đổi mới cơ cấu mùa vụ, như giống cây, giống con mới; tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Mô hình trồng rau thuỷ canh, trồng nấm; nuôi dê, ếch, cá đã thể hiện rõ nét sự năng động, sáng tạo, nhanh chóng tiếp cận khoa học kỹ thuật mới của phụ nữ nông thôn Đà Nẵng.

- Trên lĩnh vực văn hoá - xã hội phụ nữ đã có những đóng góp như thế nào, thưa chị.

Ngành giáo dục - đào tạo phụ nữ chiếm 71%. Hầu hết cán bộ, giáo viên nữ đều tâm huyết với nghề, thường xuyên rèn luyện, nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục, góp phần quan trọng vào việc chăm lo phát triển nguồn nhân lực của thành phố. Đội ngũ nữ y, bác sĩ, nhân viên ngành y tế (chiếm 67% lao động toàn ngành), hầu hết đều nỗ lực phấn đấu nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện y đức, tận tình chăm sóc, khám, chữa bệnh cho nhân dân. Trong lĩnh vực khoa học - công nghệ, ngày càng có nhiều nữ trí thức say mê học tập, nghiên cứu và đã có nhiều đề tài, sáng kiến được Hội đồng khoa học đánh giá cao. (5 năm qua, thành phố đã có gần 3.000 sáng kiến, 62 đề tài khoa học do các nhà khoa học nữ làm chủ nhiệm đề tài). Trong hoạt động văn hoá, văn học - nghệ thuật, báo chí đã xuất hiện nhiều nữ nhà báo, văn nghệ sĩ tiêu biểu, không ngừng nâng cao trình độ sáng tác, phong cách biểu diễn, đóng góp cho thành phố những tác phẩm có giá trị nghệ thuật, đậm đà bản sắc dân tộc và đặc trưng của Đà Nẵng.

Góp phần vào sự phát triển văn hoá-xã hội của thành phố, phụ nữ Đà Nẵng trên địa bàn dân cư đã tích cực tham gia phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; cuộc vận động xây dựng "Gia đình văn hóa”; giúp đỡ học sinh bỏ học trở lại trường, hỗ trợ học sinh nghèo vượt khó học tập; cảm hóa, giáo dục trẻ em chậm tiến, phạm pháp.

- Trong thời gian qua Hội phụ nữ thành phố đã làm tốt công tác hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, thoát nghèo và làm giàu chính đáng, chị vui lòng cho biết đôi nét về hoạt động này.

Một trong những hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế là việc hình thành các chương trình tín dụng nhỏ. Quỹ tiếp sức phụ nữ nghèo, Quỹ hỗ trợ phụ nữ phát triển lần lượt ra đời và ngày càng được củng cố, hoạt động theo hướng chuyên nghiệp.

Đến năm 2011, Hội đang quản lý hơn 44 tỷ đồng, với 3.233 tổ, nhóm tín dụng tiết kiệm, tiết kiệm tín dụng, góp vốn quay vòng và giúp hơn 33.000 lượt phụ nữ được vay vốn.

Hằng năm, có khoảng 8.500 hộ phụ nữ nghèo được Hội phối hợp giúp đỡ (chủ yếu là hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ), trong đó trên 30% hộ căn bản thoát nghèo.

Phương thức đào tạo nghề của Trung tâm dịch vụ việc làm phụ nữ tiếp tục được tổ chức linh hoạt, đa dạng. Điểm mới là dạy nghề gắn với thực hành và tư vấn, giới thiệu, hỗ trợ việc làm.

Hoạt động hỗ trợ nữ doanh nhân tập trung vào việc kết nối mạng lưới và đã phát triển thành Hiệp hội Nữ Doanh nhân thành phố. Đến nay, Hiệp hội này đã có 89 nữ doanh nhân tham gia. Hầu hết các chị đều tâm huyết với hoạt động kinh doanh, giải quyết việc làm cho lao động nữ, tham gia tích cực các hoạt động của Hội và công tác nhân đạo, từ thiện.

Với những thành tích đã đạt được như trên, Hội LHPN thành phố Đà Nẵng đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân Chương Độc lập hạnh nhì. Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ X đã đề ra và định hướng hoạt động của Trung ương Hội LHPN Việt Nam, Đại hội đại biểu phụ nữ thành phố Đà Nẵng lần thứ XII xác định phương châm hành động: "Đoàn kết, vận động các tầng lớp phụ nữ phát huy nội lực, tiềm năng tích cực tham gia phát triển kinh tế - xã hội thành phố, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; xây dựng người phụ nữ Đà Nẵng: Yêu nước, sáng tạo, trung hậu, đảm đang; có nếp sống văn hóa, văn minh đô thị”.

Huyền Trân thực hiện

Bài viết khác cùng số

Kỷ niệm 50 năm Đường Hồ Chí Minh trên biển ( 23/10/1961 - 23/10/2011): XẺ DỌC BIỂN ĐÔNG ĐI CỨU NƯỚC - Ngô Minh Kỉ niệm 81 năm ngày thành lập Hội Liên Hiệp Phụ nữ Việt Nam(20/10/1930 – 20/10/2011):PHỤ NỮ ĐÀ NẴNG ĐOÀN KẾT, ĐỔI MỚI, GÓP PHẦN XÂY DỰNG THÀNH PHỐ VĂN MINH, HIỆN ĐẠI, PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGVì những ngày dịu dàng khôn tả ... CHƯƠNG TRÌNH Truyện ngắn của Hạo NguyênRữa (Truyện ngắn Lưu Quang Minh )thơ của PHẠM TẤN DŨNG NGHĨ VỀ PHAN TỨ - BÙI CÔNG MINHGỬI SÔNG YÊN - PHAN MINH MẪNCHÂN TRỜI - TRẦN GIA THÁICHO CON - LÊ NGUYỄN QUỐC VIỆTThơ của THANH QUẾThơ của NGUYỄN THỊ ANH ĐÀO Thơ của NGUYỄN NHO THÙY DƯƠNGThơ của NGUYỄN SỸCHỨCTƯỞNG NHỚ TRINH ĐƯỜNG - NGUYỄN QUÂN MẸ VIỆT NAM TRONG KÝ ỨC - NGUYỄN CÔNG TOẢNBÀI THƠ TỔ QUỐC - LÊ ANH PHONGNHỮNG CA KHÚC VỀ TỔ QUỐC TÔI - NGUYỄN HOA Vấn đề người đọc - tiếp nhận trong lý luận tiểu thuyết ở Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XX cho đến nayTường Linh – Thơ một đời (NGUYỄN NHà TIÊN)MẤY CẢM NHẬN VỀ NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG SÁNG TÁC CỦA THÁI BÁ LỢI -VÕ CÔNG CHÁNHNGƯỜI PHỤC CHẾ THỜI GIAN Đà MẤT (Đọc Dưới trăng cùng Kazik của Nguyễn Ngọc Hạnh) - NGUYỄN TRỌNG TẠONHỮNG CON NGƯỜI DỊ BIỆT TRONG TIỂU THUYẾT VŨ ĐÌNH GIANG - ĐẶNG THỊ PHƯỢNG VITRẦN QUÝ CÁP QUA ĐÀ NẴNG HOÀI CẢM - CHÂU YẾN LOANKỶ NIỆM NGÀY SÂN KHẤU VIỆT NAM 12 THÁNG 8 (ÂM LỊCH)Sâu…ĐINH ANH THƯ - Lớp 8/6 - Trường THCS Nguyễn Khuyến - Giải NhìĐÀO TẤN VỚI TUỒNG “TIẾT CƯƠNG PHÁ THIẾT KHÂU PHẦN” - PHAN LÝ LỆ VÂNSách mới:Còn mãi với thời gianNgữ nghĩa địa danh Đà Nẵng VŨ HÙNG