Da Vàng Ngôi nhà một thuở ươm mầm những hồn thơ

01.03.2023
Trần Trung Sáng

Da Vàng  Ngôi nhà một thuở ươm mầm những hồn thơ

Ông Hoàng Khanh sinh thời tại nhà riêng

Khi bước vào tuổi 15, 16, thơ bắt đầu đến với tôi như một niềm đam mê mãnh liệt, không sao cưỡng được. Mỗi ngày ngoài thời gian học tập ở nhà trường, tôi thường rảo qua các hiệu sách tìm đọc các tập thơ của các nhà thơ nổi tiếng đương thời, hoặc các bài thơ được in rải rác trên các tạp chí nghệ thuật, để mày mò tập viết những vần thơ đầu tiên… Nhưng điều đáng nói hơn cả, đó là một ngày kia khi tình cờ nhìn thấy một vài thi phẩm lạ mắt của những nhà thơ quê nhà xứ Quảng được ra đời từ Nhà in xuất bản Da Vàng thì tuổi trẻ của tôi như bắt gặp một khúc ngoặt mới quan trọng đầy hấp lực.

Những quyển sách mỏng, trang nhã, thơm mùi mực in dưới tên Da Vàng đầu tiên tôi được cầm trên tay ấy là các thi phẩm: Tiếng nói giữa hư vô (Nguyễn Nho Nhượng), Tình yêu cúi mặt (Trương Xuân Mẫn), Vàng bay (A Khuê), Thơ của người giang hồ (Nguyễn Đông Giang), Một chút cho tình yêu (Đynh Trầm Ca), Tuy nhiên (Lương Thái Sỹ), Phương đuối Mộng (Nguyễn Thanh Tịnh), Cho con vật hai chân (Đoàn Huy Giao)… Trong đó, có những tác giả tôi từng gặp thấy ngoài đời. Tìm hiểu thêm, tôi lại biết rằng, Da Vàng là tên gọi của nhà xuất bản có trụ sở tại Đà Nẵng, do ông Huỳnh Khanh điều hành. Điều đó, làm cho tôi cảm thấy vô cùng gần gũi và hứng thú. Tôi nghĩ rằng, tại sao mình không thử liên lạc với Nhà xuất bản này để ấn hành một tập thơ cho riêng mình?

Logo Nhà in xuất bản Da Vàng

Thời điểm ấy, gia đình tôi sinh sống tại Đà Nẵng, nhưng bản thân tôi được gởi ở trọ tại Hội An, để theo học lớp 9 tại trường trung học Trần Quý Cáp. Mỗi tháng, tôi về thăm nhà khoảng 1-2 lần. Trong một lần, tôi có ý định đến Nhà in xuất bản Da Vàng tại số 1A Nguyễn Du để hỏi thủ tục về việc ấn hành một tập thơ. Tôi đứng bên kia đường trước cửa ngôi nhà Da Vàng nhìn vào. Nơi đây, khá vắng vẻ, không sầm uất như những cửa hiệu kinh doanh buôn bán ở các khu phố trung tâm. Tôi thấy một người đàn ông trung niên thanh mảnh, ăn mặc lịch sự đang ngồi làm việc trên bàn buya-rô cạnh chiếc máy đánh chữ. Tôi đoán đó là ông Huỳnh Khanh - người đứng tên trách nhiệm trên các ấn phẩm của Da Vàng. Tôi phân vân, mấy lần tính bước vào chào ông, để thăm hỏi công chuyện, nhưng rụt rè, ngượng ngập mãi lại thôi.

Sau đó, trở về Hội An, tôi gom góp chọn lọc lại chừng vài chục bài thơ đã làm, cùng lá thư trình bày rõ về lòng đam mê và nguyện vọng in thơ của tôi bỏ vào bì gởi bưu điện đến ông Huỳnh Khanh theo địa chỉ Nhà in xuất bản Da Vàng tại Đà Nẵng như tôi đã biết. Sau chừng hơn vài tuần hồi hộp đợi chờ, một buổi tan học về nhà trọ, tôi bất ngờ nhìn thấy trên bàn giữa nhà có lá thư gởi ghi tên tôi trân trọng, bên góc mang nhãn hiệu Da Vàng, màu sắc trình bày vô cùng xinh xắn. Bấy nhiêu đó thôi, mà tôi vui sướng đến ngây ngất tâm hồn! Song, nội dung lá thư hồi đáp của ông Huỳnh Khanh chỉ vắn tắt mấy dòng, đại ý: Da Vàng đã nhận được bản thảo của tôi và rất hoan nghênh khi được biết tác giả chỉ là một học sinh lớp 9 mà rất có năng khiếu, triển vọng trong sự nghiệp thi ca. Về việc thủ tục cấp giấy phép ấn hành tập thơ, tác giả chỉ cần phải nộp một số tiền nhất định, tùy theo mẫu mã, số trang, số lượng… theo thỏa thuận đôi bên. Tuy nhiên, ông Huỳnh Khanh có lời khuyên, tôi hãy còn quá trẻ không cần vội ra mắt tác phẩm đầu tay, nên tập trung việc học là chính, còn thơ cứ sáng tác thong thả, tiếp tục thử thách in trên nhiều mặt báo, sau này nếu thật sự cần thiết hãy liên hệ lại Da Vàng…  

Lá thư hồi đáp với những lời khuyên của ông Huỳnh Khanh đã tác động thực sự đến suy nghĩ của tôi trong một thời gian nhất định. Tôi gần như hủy bỏ tất cả các bản thảo cũ, để làm lại loạt thơ mới gởi in rải rác trên các mặt báo (dù chừng một năm sau, tôi vẫn cho ra mắt tập thơ đầu tay mang tên Vành khăn tang cho tuổi với bút danh Trần Sao Hoa). Từ đó, tôi chú tâm tìm hiểu kỹ hơn về Nhà in xuất bản Da Vàng và ông Huỳnh Khanh. Nhà in xuất bản Da Vàng được ông Huỳnh Khanh (sinh ngày 15/10/1937) chính thức nhận ủy nhiệm vào ngày 04/4/1970 từ Giấy phép đứng tên ông Lại Văn Long. Bản thân ông Khanh cũng là một người sáng tác văn nghệ, có nhiều thơ văn in trên tạp chí Bách Khoa vào thời điểm đó. Qua hoạt động của ông, tôi còn cơ hội biết thêm nhiều tên tuổi văn nghệ miền Trung nổi tiếng lúc này như: Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Thành Tôn, Lê Vĩnh Thọ, Đông Trình, Thiếu Khanh, Hạ Quốc Huy, Hồ Đắc Ngọc…

Hàng ngồi, từ phải qua: Ông Huỳnh Khanh nhà in Da Vàng, đạo diễn Đoàn Huy Giao, Nhà thơ Đông Trình... gặp gỡ bạn bè đầu xuân Kỷ Hợi 2019.

Năm tháng trôi qua… Sau 1975 - qua đi một thời tuổi trẻ với những bận rộn thăng trầm cùng một giai đoạn khó khăn của đất nước, cuối cùng tôi cũng đạt được nguyện vọng bước vào con đường cầm bút như mình hằng khát khao, nhưng gần như rất ít làm thơ, mà chủ yếu viết văn, làm báo…

Về phần ông Huỳnh Khanh, lúc này không còn làm công việc in ấn, xuất bản. Nghe nói ông dành nhiều thời gian cho thú sưu tập đồng hồ cổ. Dù vậy, những văn nghệ sĩ, những người xưa kia từng có đứa con tinh thần được nâng niu, chăm sóc từ ngôi nhà Da Vàng, dù ở trong hay ngoài nước vẫn thường nhắc nhở, thăm hỏi ông Huỳnh Khanh, nhất là kể lại những kỷ niệm về tấm lòng hào hiệp của ông chủ nhà in xuất bản đã sẵn lòng giúp đỡ in ấn tác phẩm cho những nhà thơ khó khăn. Điều thú vị hơn nữa, một người bạn trẻ khá thân thiết với tôi - họa sĩ, nhà thơ Huỳnh Lê Nhật Tấn là con trai của ông, nhờ vậy, thỉnh thoảng tôi có dịp tiếp cận, trò chuyện cùng ông, nhưng tôi cố tình giấu kín kỷ niệm của tôi về ông trong thời niên thiếu. Tôi muốn dành điều đó, tiết lộ vào một dịp thuận lợi nhất.

Trước mùa Noel 2019, trong khi chuẩn bị bản thảo ấn hành tập sách Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu1 - tác phẩm viết về những vấn đề văn hóa - xã hội xưa và nay của xứ Quảng, tôi có gặp nhà báo Cung Văn2, người cùng thế hệ ông Huỳnh Khanh vốn là người làm báo nổi tiếng và gắn bó lâu năm với Đà thành để nhờ ông viết lời tựa, Cung Văn chợt nói: “Sao không tìm gặp Huỳnh Khanh? Ông này là người từng có kỷ niệm đặc biệt với bản thảo đầu tay của cậu, thì chính ông ấy có đôi lời trong tập sách mới ý nghĩa hơn cả”.

Nghe lời khích lệ của nhà báo Cung Văn, tôi hào hứng tìm Huỳnh Lê Nhật Tấn để nhờ sắp xếp thời gian gặp ông Hoàng Khanh, nhưng đúng vào thời điểm ấy, ông Khanh đã lâm bệnh nặng điều trị ở bệnh viện, và qua đời vào ngày 15/12/2019. Sự ra đi của ông Huỳnh Khanh không những để lại trong tôi nhiều mất mát, hụt hẫng, mà với tất cả những ai từng biết về Da Vàng - ngôi nhà một thuở nâng niu, chăm sóc những hồn thơ xứ Quảng đều vô cùng thương tiếc, nhớ mãi về ông Huỳnh Khanh như một tên tuổi gắn liền với văn hóa Đà Nẵng xưa.

T.T.S

 

1  Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu (Nxb Hội Nhà văn, 2020).

2  Cung Văn - Nguyễn Vạn Hồng quê ở làng La Thọ, xã Điện Hòa (Điện Bàn) là một trong những cây bút kỳ cựu

hi bước vào tuổi 15, 16, thơ bắt đầu đến với tôi như một niềm đam mê mãnh liệt, không sao cưỡng được. Mỗi ngày ngoài thời gian học tập ở nhà trường, tôi thường rảo qua các hiệu sách tìm đọc các tập thơ của các nhà thơ nổi tiếng đương thời, hoặc các bài thơ được in rải rác trên các tạp chí nghệ thuật, để mày mò tập viết những vần thơ đầu tiên… Nhưng điều đáng nói hơn cả, đó là một ngày kia khi tình cờ nhìn thấy một vài thi phẩm lạ mắt của những nhà thơ quê nhà xứ Quảng được ra đời từ Nhà in xuất bản Da Vàng thì tuổi trẻ của tôi như bắt gặp một khúc ngoặt mới quan trọng đầy hấp lực.

Những quyển sách mỏng, trang nhã, thơm mùi mực in dưới tên Da Vàng đầu tiên tôi được cầm trên tay ấy là các thi phẩm: Tiếng nói giữa hư vô (Nguyễn Nho Nhượng), Tình yêu cúi mặt (Trương Xuân Mẫn), Vàng bay (A Khuê), Thơ của người giang hồ (Nguyễn Đông Giang), Một chút cho tình yêu (Đynh Trầm Ca), Tuy nhiên (Lương Thái Sỹ), Phương đuối Mộng (Nguyễn Thanh Tịnh), Cho con vật hai chân (Đoàn Huy Giao)… Trong đó, có những tác giả tôi từng gặp thấy ngoài đời. Tìm hiểu thêm, tôi lại biết rằng, Da Vàng là tên gọi của nhà xuất bản có trụ sở tại Đà Nẵng, do ông Huỳnh Khanh điều hành. Điều đó, làm cho tôi cảm thấy vô cùng gần gũi và hứng thú. Tôi nghĩ rằng, tại sao mình không thử liên lạc với Nhà xuất bản này để ấn hành một tập thơ cho riêng mình?

Thời điểm ấy, gia đình tôi sinh sống tại Đà Nẵng, nhưng bản thân tôi được gởi ở trọ tại Hội An, để theo học lớp 9 tại trường trung học Trần Quý Cáp. Mỗi tháng, tôi về thăm nhà khoảng 1-2 lần. Trong một lần, tôi có ý định đến Nhà in xuất bản Da Vàng tại số 1A Nguyễn Du để hỏi thủ tục về việc ấn hành một tập thơ. Tôi đứng bên kia đường trước cửa ngôi nhà Da Vàng nhìn vào. Nơi đây, khá vắng vẻ, không sầm uất như những cửa hiệu kinh doanh buôn bán ở các khu phố trung tâm. Tôi thấy một người đàn ông trung niên thanh mảnh, ăn mặc lịch sự đang ngồi làm việc trên bàn buya-rô cạnh chiếc máy đánh chữ. Tôi đoán đó là ông Huỳnh Khanh - người đứng tên trách nhiệm trên các ấn phẩm của Da Vàng. Tôi phân vân, mấy lần tính bước vào chào ông, để thăm hỏi công chuyện, nhưng rụt rè, ngượng ngập mãi lại thôi.

Sau đó, trở về Hội An, tôi gom góp chọn lọc lại chừng vài chục bài thơ đã làm, cùng lá thư trình bày rõ về lòng đam mê và nguyện vọng in thơ của tôi bỏ vào bì gởi bưu điện đến ông Huỳnh Khanh theo địa chỉ Nhà in xuất bản Da Vàng tại Đà Nẵng như tôi đã biết. Sau chừng hơn vài tuần hồi hộp đợi chờ, một buổi tan học về nhà trọ, tôi bất ngờ nhìn thấy trên bàn giữa nhà có lá thư gởi ghi tên tôi trân trọng, bên góc mang nhãn hiệu Da Vàng, màu sắc trình bày vô cùng xinh xắn. Bấy nhiêu đó thôi, mà tôi vui sướng đến ngây ngất tâm hồn! Song, nội dung lá thư hồi đáp của ông Huỳnh Khanh chỉ vắn tắt mấy dòng, đại ý: Da Vàng đã nhận được bản thảo của tôi và rất hoan nghênh khi được biết tác giả chỉ là một học sinh lớp 9 mà rất có năng khiếu, triển vọng trong sự nghiệp thi ca. Về việc thủ tục cấp giấy phép ấn hành tập thơ, tác giả chỉ cần phải nộp một số tiền nhất định, tùy theo mẫu mã, số trang, số lượng… theo thỏa thuận đôi bên. Tuy nhiên, ông Huỳnh Khanh có lời khuyên, tôi hãy còn quá trẻ không cần vội ra mắt tác phẩm đầu tay, nên tập trung việc học là chính, còn thơ cứ sáng tác thong thả, tiếp tục thử thách in trên nhiều mặt báo, sau này nếu thật sự cần thiết hãy liên hệ lại Da Vàng…  

Lá thư hồi đáp với những lời khuyên của ông Huỳnh Khanh đã tác động thực sự đến suy nghĩ của tôi trong một thời gian nhất định. Tôi gần như hủy bỏ tất cả các bản thảo cũ, để làm lại loạt thơ mới gởi in rải rác trên các mặt báo (dù chừng một năm sau, tôi vẫn cho ra mắt tập thơ đầu tay mang tên Vành khăn tang cho tuổi với bút danh Trần Sao Hoa). Từ đó, tôi chú tâm tìm hiểu kỹ hơn về Nhà in xuất bản Da Vàng và ông Huỳnh Khanh. Nhà in xuất bản Da Vàng được ông Huỳnh Khanh (sinh ngày 15/10/1937) chính thức nhận ủy nhiệm vào ngày 04/4/1970 từ Giấy phép đứng tên ông Lại Văn Long. Bản thân ông Khanh cũng là một người sáng tác văn nghệ, có nhiều thơ văn in trên tạp chí Bách Khoa vào thời điểm đó. Qua hoạt động của ông, tôi còn cơ hội biết thêm nhiều tên tuổi văn nghệ miền Trung nổi tiếng lúc này như: Thái Tú Hạp, Luân Hoán, Thành Tôn, Lê Vĩnh Thọ, Đông Trình, Thiếu Khanh, Hạ Quốc Huy, Hồ Đắc Ngọc…

Năm tháng trôi qua… Sau 1975 - qua đi một thời tuổi trẻ với những bận rộn thăng trầm cùng một giai đoạn khó khăn của đất nước, cuối cùng tôi cũng đạt được nguyện vọng bước vào con đường cầm bút như mình hằng khát khao, nhưng gần như rất ít làm thơ, mà chủ yếu viết văn, làm báo…

Về phần ông Huỳnh Khanh, lúc này không còn làm công việc in ấn, xuất bản. Nghe nói ông dành nhiều thời gian cho thú sưu tập đồng hồ cổ. Dù vậy, những văn nghệ sĩ, những người xưa kia từng có đứa con tinh thần được nâng niu, chăm sóc từ ngôi nhà Da Vàng, dù ở trong hay ngoài nước vẫn thường nhắc nhở, thăm hỏi ông Huỳnh Khanh, nhất là kể lại những kỷ niệm về tấm lòng hào hiệp của ông chủ nhà in xuất bản đã sẵn lòng giúp đỡ in ấn tác phẩm cho những nhà thơ khó khăn. Điều thú vị hơn nữa, một người bạn trẻ khá thân thiết với tôi - họa sĩ, nhà thơ Huỳnh Lê Nhật Tấn là con trai của ông, nhờ vậy, thỉnh thoảng tôi có dịp tiếp cận, trò chuyện cùng ông, nhưng tôi cố tình giấu kín kỷ niệm của tôi về ông trong thời niên thiếu. Tôi muốn dành điều đó, tiết lộ vào một dịp thuận lợi nhất.

Trước mùa Noel 2019, trong khi chuẩn bị bản thảo ấn hành tập sách Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu1 - tác phẩm viết về những vấn đề văn hóa - xã hội xưa và nay của xứ Quảng, tôi có gặp nhà báo Cung Văn2, người cùng thế hệ ông Huỳnh Khanh vốn là người làm báo nổi tiếng và gắn bó lâu năm với Đà thành để nhờ ông viết lời tựa, Cung Văn chợt nói: “Sao không tìm gặp Huỳnh Khanh? Ông này là người từng có kỷ niệm đặc biệt với bản thảo đầu tay của cậu, thì chính ông ấy có đôi lời trong tập sách mới ý nghĩa hơn cả”.

Nghe lời khích lệ của nhà báo Cung Văn, tôi hào hứng tìm Huỳnh Lê Nhật Tấn để nhờ sắp xếp thời gian gặp ông Hoàng Khanh, nhưng đúng vào thời điểm ấy, ông Khanh đã lâm bệnh nặng điều trị ở bệnh viện, và qua đời vào ngày 15/12/2019. Sự ra đi của ông Huỳnh Khanh không những để lại trong tôi nhiều mất mát, hụt hẫng, mà với tất cả những ai từng biết về Da Vàng - ngôi nhà một thuở nâng niu, chăm sóc những hồn thơ xứ Quảng đều vô cùng thương tiếc, nhớ mãi về ông Huỳnh Khanh như một tên tuổi gắn liền với văn hóa Đà Nẵng xưa.

T.T.S

 

1  Dấu xưa xứ Quảng - Ký ức thành phố tiếng còi tàu (Nxb Hội Nhà văn, 2020).

2  Cung Văn - Nguyễn Vạn Hồng quê ở làng La Thọ, xã Điện Hòa (Điện Bàn) là một trong những cây bút kỳ cựu Quảng Nam trong làng báo đối lập ở Sài Gòn trước 1975. Ông là tác giả những câu thơ trào phúng nổi tiếng: “Rớt tú tài anh đi trung sĩ/ Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con/ Bao giờ yên việc nước non/ Anh về anh có Mỹ con anh bồng…” 

Quảng Nam trong làng báo đối lập ở Sài Gòn trước 1975. Ông là tác giả những câu thơ trào phúng nổi tiếng: “Rớt tú tài anh đi trung sĩ/ Em ở nhà lấy Mỹ nuôi con/ Bao giờ yên việc nước non/ Anh về anh có Mỹ con anh bồng…”