Hướng tới năm 2014 với niềm tin mới, nỗ lực mới - Bùi Công Minh

17.01.2014

Hướng tới năm 2014 với niềm tin mới, nỗ lực mới - Bùi Công Minh

Những ngày cuối năm Quý Tỵ, người dân thành phố chăm chú theo dõi kỳ họp thứ 8 của Hội đồng nhân dân thành phố khóa VIII vừa kết thúc với những Nghị quyết quan trọng có liên quan đến chặng đường phấn đấu trước mắt và lâu dài để Đà Nẵng giữ vững danh hiệu của một thành phố văn minh, đang vươn lên hiện đại, trở thành một thành phố sống tốt.

Điều mà giới văn nghệ sĩ chúng ta quan tâm là mặc dù cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất của địa phương đã xác định 2014 là “Năm doanh nghiệp” nhưng những vấn đề văn hóa lại đã được hâm nóng trong các phiên thảo luận tổ, thảo luận và chất vấn tại hội trường. Những vấn đề rất cụ thể như Thư viện, Bảo tàng thành phố, công viên văn hóa trung tâm và các công viên nhỏ làm điểm nhấn tại các khu dân cư, những khu vui chơi của trẻ em, vấn đề mức hưởng thụ văn hóa của công nhân các khu công nghiệp v.v…đã được các đại biểu đề cập trực tiếp và có sức thuyết phục. Đặc biệt, những ý kiến phát biểu của đồng chí Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố có liên quan đến vấn đề văn hóa đã thể hiện mối quan tâm của lãnh đạo thành phố hướng về lĩnh vực văn minh tinh thần, một trong những trụ cột chính làm nền tảng phát triển thành phố trong hiện tại cũng như tương lai. Trong những gợi ý giữa các phiên thảo luận, vị lãnh đạo cao nhất của thành phố đã thừa nhận :  Trong thời gian qua, thành phố đầu tư cho lĩnh vực văn hóa còn quá thấp. Và ông đề nghị Hội đồng cần đổi mới đầu tư cho vấn đề này. Tức là đổi mới tư duy về đầu tư cho văn hóa theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII mà chúng ta đang tổng kết sau chặng đường 15 năm triển khai thực hiện. Những con số mà vị Chủ tịch Hội đồng nhân dân dẫn ra là đầy sức thuyết phục: Thành phố Đà Nẵng được xếp thứ 5 trong 10 đơn vị đứng đầu về chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế (PEII). Các lĩnh vực trụ cột được xếp ở vị trí cao nhưng văn hóa chỉ xếp thứ 39/63. Ông cho rằng điều này rất đáng suy nghĩ (*). Không chỉ tham gia góp ý trong các phiên thảo luận mà trong bài diễn văn bế mạc kỳ họp thứ 8 lần này, vị Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố khi nêu ra 11 nhiệm vụ cụ thể phải thực hiện trong năm 2014 đã dành hẳn một đề mục Về vấn đề công viên và tăng đầu tư cho văn hóa”, theo đó, đã đề nghị “Ủy ban nhân dân thành phố đôn đốc các ngành sớm thực hiện việc này; đồng thời giao các ngành chức năng đề xuất bổ sung ngay việc tăng ngân sách đầu tư cho lĩnh vực văn hóa nói chung, một lĩnh vực nhiều năm qua ta đầu tư còn thấp, chưa tương xứng với các lĩnh vực quan trọng khác; trong khi đó Nghị quyết của Đảng đã nêu “Phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội”. Đây là “kiềng ba chân” trong phát triển bền vững của thành phố”. (**)

Mối quan tâm của xã hội đối với những vấn đề văn hóa đã là gợi ý quan trọng để những người hoạt động trên lĩnh vực văn học nghệ thuật cần có những hiến kế cụ thể mang tính chuyên môn cao về việc xây dựng những công trình nghệ thuật tại những thiết chế văn hóa của thành phố, nhất là tượng đài ở các công viên cũng như đầu tư tác phẩm cho các bảo tàng đã và sẽ hình thành, góp phần làm khởi sắc thêm bộ mặt văn hóa thành phố, hỗ trợ tích cực cho phát triển du lịch. Ngay cả đối với một vấn đề tưởng như xa lạ với văn hóa như chủ trương “Năm Doanh nghiệp – 2014” thì văn học nghệ thuật cũng không thể đứng ngoài. Bởi, ai cũng hiểu rằng, “Năm Doanh nghiệp” được thực hiện thành công không chỉ đơn thuần chỉ là tạo cơ chế chính sách, tạo môi trường kinh doanh, hành lang pháp lý và những chính sách cụ thể về cho thuê đất, hỗ trợ về vốn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận nhanh nguồn vốn ưu đãi v.v… mà vấn đề “văn minh thương mại”, “văn hóa doanh nghiệp” cũng phải được đặt ra và thực hiện song hành với các mục tiêu khác. Những vấn đề như vậy vẫn cần có tiếng nói của những người làm văn hóa, văn học nghệ thuật.

Đối với hoạt động của riêng lĩnh vực Văn học Nghệ thuật, năm 2014 cũng sẽ là năm hoàn tất chương trình đại hội  nhiệm kỳ các Hội chuyên ngành và tích cực chuẩn bị cho Đại hội nhiệm kỳ 2014-2019 của Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng vào cuối năm. Bên cạnh các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ thường xuyên, đây là sự kiện quan trọng của giới văn học nghệ thuật thành phố. Ngay từ bây giờ, từng tổ chức thành viên của Liên hiệp Hội và cá nhân mỗi văn nghệ sĩ chuẩn bị hình thành trong mình một tư - duy - tổng - kết,  điềm tĩnh nhìn nhận lại những mặt đã làm được, những điều chưa làm được, nguyên nhân và những bài học kinh nghiệm để góp vào bản báo cáo tổng kết sẽ được trình trước đại hội nhằm định hướng cho văn học nghệ thuật thành phố đi tiếp những chặng đường mới với nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít  khó khăn thử thách. Từ thành công của đại hội 4 Hội chuyên ngành trong năm 2013 (Nhiếp ảnh nghệ thuật, Điện ảnh, Mỹ thuật, Văn nghệ dân gian), chúng ta có cơ sở để tin rằng những Hội chuyên ngành còn lại sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ tổ chức đại hội của ngành mình, góp vào thành công của đại hội Liên hiệp hội.

Những người làm văn học nghệ thuật thành phố hướng tới năm 2014 và dự phóng cái nhìn đến mốc năm chẵn 2015 – năm của những sự kiện trọng đại của thành phố và đất nước - với tất cả tinh thần trách nhiệm và ý thức công dân đi đôi với thiên chức sáng tạo của mình. Với niềm tin mới và nỗ lực phấn đấu mới, với những thành tích đã đạt được trong năm 2013, văn học nghệ thuật thành phố năm 2014 nhất định sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, khép lại nhiệm kỳ hoạt động 2009-2014 với những cố gắng không ngừng nghỉ trên nhiều lĩnh vực, tiếp tục đưa văn học nghệ thuật thành phố phát triển mạnh mẽ theo phương châm “Đoàn kết, Đổi mới, Dân chủ, Nhân văn”.

                                                                                                     B.C.M 

(*), (**) : Theo thông tin trên Báo Đà Nẵng

Bài viết khác cùng số

Bạch mã - Trần Quốc Cưỡng Hơi để dành - Như HạnhChàng trai cô đơn ở New York - Nhi TrầnĐà Nẵng với hoa xuân - Lưu Anh RôHướng tới năm 2014 với niềm tin mới, nỗ lực mới - Bùi Công MinhLang thang với Đà thành - Ngô Phú ThiệnDòng sông quê hương - Văn Thành Lê Ngẫm nghĩ mùa xuân - Trịnh Bửu Hoài Mùa hoa tháng chạp và mùi bánh tré tuổi thơ - Phi AnhNhững “ nghệ sĩ thổ mộ” Hội An - Nguyễn Nhã TiênMồng một Tết với nhà thơ Khương Hữu Dụng - Thanh QuếNhớ Tết Hoàng Sa - Vân LongChủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa qua tư liệu báo chí ở miền Nam trước 1975 - Võ HàTin nhắn lúc gần sáng - Nguyễn Quang ThiềuTiên cảm - Lê Thu Thùy Ai còn nhớ loài hoa này không - Đỗ Thượng ThếLá vàng - Thảo NguyênTrong quán cà phê Da Vàng - Lê Thanh MyChọn bình - Quốc LongTrăng - Nguyễn Đông NhậtNgõ hoa vàng - Ngân VịnhGặp con cò quăm ở Sydney - Vũ PhánLắng nghe - Lê Huy HạnhGhi âm của gió - La TrungTình anh - Vạn LộcTuyết - Bùi Công MinhBên cầu dây văng - Mai Hữu PhướcTrọn một đời tha thiết Hải Vân ơi! - Trần Trúc TâmXuân về - Nguyễn Xuân TưMai đào - Dương KiệnChiều cuối năm - Nguyễn Thành LongHồn xuân - Tăng Tấn TàiĐà Nẵng xuân - Nguyễn Nho Thùy DươngCòn nốt nhạc tháng giêng - Đinh Thị Như ThúyTin xuân - Hoàng QuyênKéo co với mùa xuân - Nguyễn Kim HuyViết trước giao thừa - Trương Đình ĐăngChạm dấu chân xuân - Nguyễn Hoàng Sa Với núi - Nguyễn Hải LýTrăng lặn - Mai Mộng TưởngNhà đồng quê - Trương Văn VĩnhQuỳnh và trăng - Nguyễn Đức NamBất chợt ... mùa đông - Ngô Liên HươngSông và người - Nguyễn Hàn ChungRồi tan dần rồi sinh sôi - Nguyễn Minh HùngMừng xuân Giáp Ngọ - Trương Quang SinhMùa xuân trong thơ Bác Hồ - Nguyễn Thanh TuấnHuỳnh Văn Nghệ và bài thơ “Tết quê người” - Lê Thành VănKỷ niệm về 3 đại tướng - Lê HuânCon ngựa trong tranh Picasso - Trần Trung Sáng