Về “hô” các làn điệu trong trò chơi bài chòi và kịch hát bài chòi - Trương Đình Quang

05.06.2013
Lâu nay, cái tên "hô bài chòi", "hô thai" thường được hiểu là bắt nguồn từ tên "quân bài" trong bộ bài trùng, bài tới, với việc "hô" câu thai về tên quân bài, trong trò chơi bài chòi. Theo nhiều nguồn ca, hát, diễn xướng dân gian cổ truyền, thì "hô" không hoàn toàn chỉ là việc gọi (có mầm mống ca xướng) tên quân bài, mà là một thể loại trong diễn xướng dân gian gồm: hò, hô, lý, v.v... Việc dùng câu thơ 6/8 (lục bát) hoặc bài thơ 6/8 biến cách hô các làn điệu trong trò chơi bài chòi, hình thành thể loại "hô" trong dân ca miền Nam Trung bộ. Cách hô và giọng điệu nguyên sơ gắn bó với sắc thái "tấu" hơn là ca hát. Trong diễn xướng dân gian, các thể loại hò, hô được áp dụng cho những diễn xướng tự do, chưa có khúc thức chặt chẽ như ở các thể loại hát, lý, ca dân gian.

Về “hô” các làn điệu trong trò chơi bài chòi và kịch hát bài chòi - Trương Đình Quang

"Hô" câu thai, câu bài là thế "tấu" thơ cổ truyền, là nền móng cho "kịch bài chòi", rồi đi đến "kịch hát bài chòi", vào giữa những năm 50 của thế kỉ trước[1]

Đặc trưng của thể loại "hô-tấu thơ" là không phát triển về giai điệu, mà phát triển về ngữ điệu, ngữ khí[2] và tiết tấu. Trong âm nhạc dân tộc, ở phạm vi giai điệu, thể loại làn điệu, giọng có cái khả năng chuyển hóa tài tình. Ở đây, giai điệu có thể thay đổi cung bậc ở vào những phách nhất định, miễn là một cung bậc chính vẫn giữ tương đối nguyên vị. Và, bất cứ một khổ thơ nào của dân tộc cùng thể nào, gắn với giai điệu gốc, cũng có thể ngâm, hát, hô, hò theo làn điệu đó, giọng đó, tất nhiên là có sự chuyển hóa bên trong, do tài năng và tâm hồn người và nhóm diễn xướng... Khả năng khắc họa hình tượng, nếu như để tạo một không khí, thể hiện một tâm trạng, thì thật là sở trường.

Đặc trưng của thể loại "hô – tấu thơ" (làn điệu, giọng) là cùng với sự phát triển về giai điệu, chú trọng phát triển về ngữ điệu, ngữ khí 2 và tiết tấu. Từ lúc hô trong hội chơi, do tiết tấu của thể thơ lục bát thuần hơi đơn điệu, các nghệ nhân dân gian hô thấy cần dặm thêm từ vào câu thơ gốc, nhằm biến cách nó về tiết tấu. Do đó, thể thơ thích ứng cho hô không phải là lục bát thuần, mà là lục bát biến cách. Đấy là đặc trưng rất cơ bản của thể thơ hô, cần được bảo tồn và phát huy. Vào cuối những năm 50 của thế kỷ trước, các nghệ nhân hô tập kết ra miền Bắc, ít người giỏi về hô biến cách. Cho đến nay, những người chuyển biên và tác giả sân khấu này cũng chưa thành thạo viết lục bát biến cách, và trong vài đoàn kịch hát bài chòi, ít diễn viên giỏi hô thể biến cách.

Thêm một đặc trưng quan trọng của thể điệu trong hò, hô. Đó là về  âm nhạc, nó chỉ có yếu tố điệu thôi, nên sự vận động của điệu hoàn toàn tùy thuộc vào lời thơ. Trổ thơ dài bao nhiêu, người hô hô bấy nhiêu. Câu thơ mấy từ, người hô hô từng ấy từ.

Chúng ta xem xét một trổ từ câu hô cổ "Ông Xã ve Mụ Đội", chẳng hạn:

Ông Xã hô:          ... Mụ chỉ lo son điểm phấn tô

               nhỏng nha nhỏng nhảnh tựa như đồ lầu xanh

                           Hèn chi thiên hạ họ nói hành

               rằng vợ ông Xã Bảy như con tinh trên đầu đèo

                           Xưa rày, hàng xóm họ đồn reo

               Tao chỉ mong cho mụ chết quách đặng tao vật heo ăn mừng

                           ...                     ...                     ...

Lối hô biến cách không làm hỏng nội dung trong lời thơ. Nếu ta thử thu gọn về lục bát thuần, như sau:

                           ... Mụ lo son điểm phấn tô

               nhỏng nha nhỏng nhảnh tựa đồ lầu xanh

                           Hèn chi thiên hạ nói hành

               Vợ ông Xã Bảy con tinh đầu đèo

                           Xưa rày, hàng xóm đồn reo

               Tao mong mụ chết, vật heo ăn mừng

                           ...         ...         ...

thì trổ hô kém hấp dẫn, do tính đơn điệu về tiết tấu của thể lục bát thuần. Mà, ở sàn hô diễn hoặc sân khấu, tính tiết tấu song song với tính hành động, tính giai điệu song song với sự thể hiện tình cảm.

Một anh hiệu hô câu Quan Công phục Huê dung đạo (Quan Công đón bắt Tào Tháo ở đường Huê dung, đổi là Ba dung):

Nói lối:    Vạn cổ trung can huyền nhựt nguyệt

               Thiên thu nghĩa khí quán càn khôn

               Quan Công hầu tiết liệt nhứt môn

               lập đoan văn bắt Tào Tháo, chẳng tha hồn Tào man

:                     Chốn chiến trường đoan thệ rõ ràng

               qua Ba dung bắt Tào tặc, mổ lấy gan gian hùng

                           Trên quân sư rồi ngài chẳng thuận tùng

               e Quan hầu ngài vị nghĩa tha cùng Tào gia

                           Dạ, dạ, Quan Công tôi bẩm với ca ca

               Em xin xuất trận đào ba Hớn trào

                           Ví dù Tào nó có mưu nào

               Em xin ra sức anh hào trả nợ trai

                           Phân làm nhị đạo binh oai

               Triệu Tử Long, Trương Dực Đức mà trấn hai nẻo đàng

                           Ngõ Ba dung rồi binh mã ông sang

               Phen này, Tào tặc mắc đường là (nguy) lâm nguy!

Từ Ba dung gắn với tên quân bài Thất vung (đọc chệch v thành d). Theo lối hô diễn, từ khúc nói lối đến "trên quân sư rồi ngài chẳng thuận tùng", anh hiệu kể về Quan Công, và diễn việc làm tờ cam đoan của ông với Khổng Minh, là không vì nghĩa cũ mà tha Tào Tháo. Rồi, hiệu chuyển ngay thành vai Khổng Minh, và hô "e Quan hầu, ngài vị nghĩa tha cùng Tào gia. Lập tức, hiệu quay lại hướng Lưu Bị để nhờ sự can thiệp của ông anh kết nghĩa vườn đào, cho ông đi bắt Tào Tháo: là Quan Công vừa nói và quỳ xuống hô: "Dạ! dạ! Quan Công tôi bẩm với ca ca... đến hai nẻo đàng" thì hiệu đứng lên, trở về vai trò người kể chuyện, hô tên quân bài "Ngõ Ba Dung rồi binh mã ông sang, Phen này, Tào tặc mặc đường là (nguy) lâm nguy.

Điệu hô, dù còn nghèo nàn về âm điệu, nhưng có khá đủ yếu tố hô diễn sân khấu. Đó là: yếu tố kể chuyện (tự sự), yếu tố hành động, yếu tố diễn xuất. Chính nhờ đấy, hô diễn đã lên sàn diễn khá sớm với những cảnh, những vở kịch chuyển biên từ các truyện thơ nôm: Thoại Khanh – Châu Tuấn, Lâm Sanh – Xuân Nương, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga...

Trong tiến trình "từ đất lên dàn" (trước khi lên sân khấu), thể loại này đã có sự cải tiến quan trọng về âm nhạc và sân khấu. Về âm nhạc, điệu hô với một điệu thức, hô theo nhịp sanh hoặc nhịp trống con, đàn cò đệm tòng đơn giản,  đã chế biến thêm ba điệu thức: Xuân nữ, Nam Xuân, Xàng xê, Hồ quảng:

- Xuân nữ hơi Xuân nữ hát bộ chuyển hóa hơi xuân, ai, oán, dựng, bi.

- Nam xuân từ hơi Nam xuân nhạc hát bộ.

- Xàng xê gần với hơi nhạc cổ và hơi hạ nhạc tài tử.

- Hồ quảng tiếp nhận và chuyển hóa từ hơi Quảng, nhạc cải lương tuồng Tàu.

Đáng tiếc là, từ khi sân khấu bài chòi có tác giả (trước kia là tự biên tự diễn), thì những đặc trưng ấy của văn thơ các thể điệu, thể hô, hò, không còn được kế thừa, phát huy. Phần đông người chuyển biên, tác giả đều viết thể lục bát thuần, và cũng chưa người nào dùng lời văn, lời thơ để làm phong phú làn điệu. Tức là, họ chưa kết hợp nhuần nhuyễn thi luật học (lời văn, lời thơ ở bài hô, kịch bản) với âm luật học (âm thanh, thanh điệu, ngữ điệu, ngữ khí), để làm phong phú cách hô gắn với nhân vật trên sân khấu.

Trong sân khấu này, từ những bước đầu thực nghiệm, cùng với nói (để độc thoại, để đối thoại, nói vè) là (làn điệu thể lục bát thuần và biến cách), kết hợp với   (giã gạo, mài dừa, kéo lưới) và hát (lí: thương nhau, vọng phu, thiên thai...) và bài hát sáng  tác: Vọng Kim lang, Đất Hồ lòng Hán, Con chim tung, Trách hoa, Ngoạn cảnh (của NSƯT Hoàng Lê, NSƯT Cung Nghinh, Trương Đình Quang, Trần Hồng…


Vở Dân ca kịch Liên khu V “Thoại Khanh – Châu Tuấn” của Nguyễn Tường Nhẫn ra đời năm 1957 ở Hà Nội, với sự đổi mới về , cộng thêm ca (hát) đã là cái mốc chuyển hẳn phong cách thanh nhạc của ngành từ "" thuộc dòng thanh nhạc biểu đạt mà ngữ điệu, ngữ khí là xương sống, sang "ca" "hát" thuộc dòng thanh nhạc biểu hiện, mà giai điệu là xương sống.

Với kịch bài chòi, chỉ nói đến "hô". Với kịch hát bài chòi hoặc kịch dân ca (pha trộn hô bài chòi với hát các dân ca khác), thì có thể hô, hát. Vì quá chú trọng đến ca hát, đã xuất hiện lối "mùi mẫn hóa" điệu Xuân nữ bài chòi, đến gần với bài ca Vọng cổ của kịch hát cải lương, từ nói lối đến xuống hò, gây sự nhìn nhận "Vọng cổ dởm" hoặc "cải lương dởm", trong công chúng xem nghe kịch hát bài chòi.

Nhiều người cho rằng ca là từ Hán – nôm, mà từ Hán có nghĩa là hát. Nhưng, tìm hiểu cách dùng trong dân gian, từ ca chỉ dùng để gọi loại thanh nhạc phòng (ca trù, ca Huế, ca cải lương, ca tài tử) cho nên xét về mặt Việt hóa thuần túy, thì ta có phân biệt với hát về phong cách. Chẳng hạn, ca vọng cổ, hát nam, hát khách, hát quan họ, hát chèo.

Nghĩ về "ca" "hát" bên cạnh "hô" trong kịch hát bài chòi là vấn đề cần được bàn bạc, lắng nghe ý kiến của người làm và người thưởng thức thể loại kịch hát này.

 

T. Đ. Q



[1] Trước đây, có nhiều tên: Dân ca kịch Khu V, Dân ca kịch Nam Trung bộ, Dân ca kịch Quảng Nam – Đà Nẵng, Dân ca kịch Khánh Hòa.

[2] Ngữ điệu: những biến đổi về độ cao của giọng khi nói, khi đọc, có liên quan đến cả một ngữ đoạn và có thể dùng để biểu thị một số ý nghĩa bổ sung.

- ngữ khí: ngữ điệu biểu lộ thái độ, tình cảm.