Clipper 2016: “Đà Nẵng - Khám phá mới của Châu Á” - Đình Hiệp

16.03.2016

Clipper 2016: “Đà Nẵng - Khám phá mới của Châu Á” - Đình Hiệp

Cuộc đua Thuyền buồm vòng quanh thế giới Clipper là cuộc đua thuyền buồm trên đại dương dài nhất thế giới với độ dài 40.000 hải lý (khoảng 75.000 km) và bao gồm 12 đội đua thi đấu với các thuyền đua dài 70 food (khoảng 21,3 m) và sự tham gia của 690 thủy thủ không chuyên đến từ 44 quốc gia. Vừa qua, Cuộc đua đã dừng chân tại Rio de Janeiro (Brazil), Cape Town (Nam Phi), Albany, Sydney, Hobart, Airlie Beach (Úc) và hoàn thành chặng đua đến thành phố Đà Nẵng với tên gọi Đà Nẵng - Khám phá mới của Châu Á.

Thành phố Đà Nẵng tự hào là thành phố đầu tiên tại Việt Nam chào đón một cuộc đua lớn mang tính toàn cầu, đặc biệt, cuộc đua năm nay có sự tham gia của thuyền đua mang tên Đà Nẵng - Việt Nam với 58 thành viên (độ tuổi từ 19-67) đến từ nhiều quốc gia khác nhau như Anh, Úc, New Zealand, Qatar, Singapore, Colombia, Thụy Điển, Israel, Mexico, Chile và có một thủy thủ người Đà Nẵng (Nguyễn Trần Minh An). Thuyền Đà Nẵng - Việt Nam được dẫn dắt bởi một người phụ nữ Úc 50 tuổi - Thuyền trưởng Wendy Tuck. Bà Wendy đã có hơn 10 năm đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên đua thuyền và là thuyền trưởng đặc quyền của Hiệp hội du thuyền Hoàng gia Úc.

Là thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, được bao quanh bởi những bãi biển tuyệt đẹp và những dãy núi hùng vĩ, những câu chuyện văn hóa dân gian huyền thoại cùng bề dày lịch sử, văn hóa phong phú đã khiến cho Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong và ngoài nước. Năm 2015, thành phố Đà Nẵng nhận được danh hiệu Điểm đến mới nổi nhất 2015 do TripAdvisor bình chọn. Ông Huỳnh Đức Thơ, chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng phát biểu tại lễ đón thuyền: “Lần đầu tiên tham gia Cuộc đua Clipper, cuộc đua trên biển đầy thử thách. Chúng tôi rất tự hào và háo hức được chào đón các bạn đến thành phố biển năng động của Việt Nam. Chúng tôi đã chuẩn bị nhiều hoạt động phụ trợ cũng như các vấn đề hậu cần một cách chu đáo để giúp các bạn và các thủy thủ đoàn khác có khoảng thời gian thoải mái và hiểu hơn về văn hóa, con người thành phố Đà Nẵng, Việt Nam. Với những gì các bạn trải nghiệm và cảm nhận tại Đà Nẵng, tôi hy vọng các bạn sẽ là những đại sứ, kết nối, giới thiệu Đà Nẵng với bạn bè, người thân của mình, để bạn bè thế giới biết nhiều hơn về Đà Nẵng”.

Cuộc đua Clipper ra đời vào năm 1996 bởi Ngài Robin Knox-Johnston, người đầu tiên đi thuyền buồm liên tục khắp thế giới trong những năm 1968-1969. Mục đích của ông là giúp bất cứ ai, bất kể kinh nghiệm đi biển như thế nào, cũng có thể có cơ hội để cảm nhận được sự hồi hộp của việc đua thuyền trên biển, đây là sự kiện duy nhất của thể loại này dành cho các thủy thủ nghiệp dư. Khoảng 40% thủy thủ đoàn là người chưa có kinh nghiệm và chưa bao giờ đua thuyền buồm trước khi bắt đầu chương trình đào tạo toàn diện cho việc tham gia cuộc đua. Thử thách độc đáo này mang mọi người từ mọi ngành nghề đến với nhau, từ giám đốc điều hành cho đến tài xế, y tá, nhân viên cứu hỏa, nông dân, phi công và sinh viên, từ 18 tuổi trở lên, để thử thách những điều kiện khắc nghiệt nhất của Mẹ thiên nhiên. Không có giới hạn về tuổi tác, vận động viên lớn tuổi nhất cho đến nay là 75.

Trong thời gian đoàn thuyền lưu lại Đà Nẵng, từ ngày 17-27/2/2016, tại cảng sông Hàn và các khu vực trung tâm thành phố, sẽ diễn ra rất nhiều hoạt động hấp dẫn, sôi nổi để chào đón đoàn thuyền; đồng thời góp phần tạo không khí sôi động phục vụ nhu cầu giải trí của người dân và du khách. Cuộc đua lần này không chỉ là một trải nghiệm hiếm có cho mỗi thành viên của thủy thủ đoàn mà đây còn là dịp cho ngành du lịch quảng bá hình ảnh thành phố Đà Nẵng tại những nơi đoàn đua dừng chân. Tin rằng với cơ hội này, du lịch Đà Nẵng sẽ cùng với cánh buồm Clipper Race vươn ra tầm thế giới, biến thành phố Đà Nẵng thành một điểm đến đẳng cấp quốc tế và hấp dẫn trong mắt bạn bè năm châu.

ĐH 

Bài viết khác cùng số

Cõi mẹ xanh xao - Hồ Trung LiênĐất diễn - Vũ Thị Huyền TrangBão đêm - Trần Đức TiếnPhiêu bồng một cõi - Ngô Phú ThiệnChị tôi và chén cơm nguội - Nguyễn Văn HọcNiềm vui đón cháu - Nguyễn Văn HọcĐà Nẵng: Biển, rượu vang và tôi - Lâm HạMái tóc của biển - Lê Ngọc ThạnhVòng ký ức tháng Ba - Phan Trang HyĐón xuân, về với làng quê... - Hồ Duy LệNhững viên gạch thầm lặng với Nhà trưng bày Hoàng Sa - Trần Trung SángClipper 2016: “Đà Nẵng - Khám phá mới của Châu Á” - Đình HiệpThơ Phạm Tấn Dũng Khúc phiêu trầm - Trường KhánhTháng giêng xanh - Trần SâmThơ Nguyễn Thị Minh ThùyThơ Mai Thanh VinhThơ Đinh Thị Như ThúyThơ Vi Thùy LinhMột số thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong truyện trinh thám Thế Lữ - Nguyễn Thị Thu HiềnThơ khắc trên bia mộ các nhà thơ - Mai Văn HoanTừ góc nhìn của triết lý Phật giáo Qua thơ, thử nghĩ về tánh Không - Trần Hồ Thúy HằngKỷ niệm về bài thơ “Đèo tao ngộ” của Trinh Đường - Tường LinhHoàng Yến - Viết là sống - Hoàng Hương ViệtTừ Dinh trấn Thanh Chiêm nghĩ về chiếc nôi của chữ Quốc Ngữ và vai trò đặc biệt của Dinh trấn trong hành trình mở cõi về phương Nam - Hồ Thế VinhPhát hiện mới về cuộc gặp giữa Thái Phiên và Trần Cao Vân với vua Duy Tân - Lưu Anh Rô