Chị tôi và chén cơm nguội - Nguyễn Văn Học

16.03.2016

Chị tôi và chén cơm nguội - Nguyễn Văn Học

Không biết vì sao mỗi lần nhớ đến chị, trong tôi hình ảnh những chén cơm nguội để lại qua đêm mà chị lo cho tôi ăn vào mỗi sáng trước khi đi học trong những ngày còn thơ, cứ mãi in đậm hoài trong ký ức. Ngày ấy, nhà chị em tôi nghèo lắm, ba phải vào tận miền Nam làm phụ hồ gởi thêm tiền về lo cho gia đình. Mẹ mất sớm, chị phải nghỉ học, trông coi mấy sào ruộng và thay ba chăm sóc cho em. Gánh nặng gia đình làm cho chị như già hơn trước tuổi.

Những sớm mai, khi gà trong xóm vừa gáy, bất kể ngày nắng hay ngày mưa, tôi đã thấy chị lúi húi nơi gian bếp, để chuẩn bị buổi ăn sáng cho tôi kịp giờ đến trường. Bữa ăn sáng mà chị lo cho tôi chỉ là chén cơm còn để lại qua đêm, nhưng chị hâm lại cho nóng, kèm theo đó có khi là vài trái cà dầm muối, vài con cá kho khô, thịnh soạn hơn là quả trứng gà… “Em ráng ăn cơm nguội, mai mốt gà lớn, chị bán cho em thêm tiền ăn sáng. Để em ăn cơm nguội hoài, thấy tội nghiệp cho em của chị quá… “- Giọng nói của chị có cái gì nghèn nghẹn. Những lời yêu thương và những chén cơm nguội từ bàn tay của chị đã tiếp thêm nghị lực cho tôi kiên trì vượt qua những tháng ngày cơ cực, thiếu thốn để học tập, khôn lớn và thành người.

Giờ đây, gia đình tôi ở thành phố với cuộc sống khá sung túc, những đứa con của tôi mỗi khi đến trường đều được chúng tôi đưa đón, những bữa ăn sáng luôn thay đổi với nhiều món ăn khác nhau, khái niệm về cơm nguội dường như xa lạ với chúng. Nhưng với tôi, một cậu bé lớn lên từ gốc rạ bờ tre, với người chị gái cùng với chén cơm nguội cho tôi khi mỗi sáng đến trường vẫn còn đong đầy trong nỗi nhớ. Thỉnh thoảng, tôi  vẫn nhắc vợ hâm lại cơm nguội qua đêm ăn sáng để đi làm. Và mỗi lần như thế, tôi tự nhủ: “Sớm mai này, chị mình ở quê, có còn hâm cơm nguội nữa không?..”

N.V.H 

Bài viết khác cùng số

Cõi mẹ xanh xao - Hồ Trung LiênĐất diễn - Vũ Thị Huyền TrangBão đêm - Trần Đức TiếnPhiêu bồng một cõi - Ngô Phú ThiệnChị tôi và chén cơm nguội - Nguyễn Văn HọcNiềm vui đón cháu - Nguyễn Văn HọcĐà Nẵng: Biển, rượu vang và tôi - Lâm HạMái tóc của biển - Lê Ngọc ThạnhVòng ký ức tháng Ba - Phan Trang HyĐón xuân, về với làng quê... - Hồ Duy LệNhững viên gạch thầm lặng với Nhà trưng bày Hoàng Sa - Trần Trung SángClipper 2016: “Đà Nẵng - Khám phá mới của Châu Á” - Đình HiệpThơ Phạm Tấn Dũng Khúc phiêu trầm - Trường KhánhTháng giêng xanh - Trần SâmThơ Nguyễn Thị Minh ThùyThơ Mai Thanh VinhThơ Đinh Thị Như ThúyThơ Vi Thùy LinhMột số thủ pháp nghệ thuật sử dụng trong truyện trinh thám Thế Lữ - Nguyễn Thị Thu HiềnThơ khắc trên bia mộ các nhà thơ - Mai Văn HoanTừ góc nhìn của triết lý Phật giáo Qua thơ, thử nghĩ về tánh Không - Trần Hồ Thúy HằngKỷ niệm về bài thơ “Đèo tao ngộ” của Trinh Đường - Tường LinhHoàng Yến - Viết là sống - Hoàng Hương ViệtTừ Dinh trấn Thanh Chiêm nghĩ về chiếc nôi của chữ Quốc Ngữ và vai trò đặc biệt của Dinh trấn trong hành trình mở cõi về phương Nam - Hồ Thế VinhPhát hiện mới về cuộc gặp giữa Thái Phiên và Trần Cao Vân với vua Duy Tân - Lưu Anh Rô