CHỒI BIẾC (Viết tặng ba)- Nguyên Nhật Anh

13.07.2012

CHỒI BIẾC (Viết tặng ba)- Nguyên Nhật Anh

Văn học trẻ:

Truyện ngắn

Tiếng cô bé nhà bên hét toáng lên làm tôi giật cả mình.

-Ba ơi, má ơi! Con đỗ vào đại học rồi. Có giấy báo nhập học đây. Ba má xem này!

Cha cô bé vội đẩy chiếc xe lăn ra, giọng xúc động:

-Đâu? Con đưa ba xem?...Ôi! Con tôi giỏi quá! Bà nó xem này con nó đã đậu vào đại học rồi đấy.

Thế là ước mơ trở thành một nhà báo của cô bé đã trở thành hiện thực rồi. Con bé có tài như vậy chỉ e rằng khi nó ra trường rồi tôi chẳng thể nào làm thầy dạy nó viết báo được nữa. Gấp bài báo đang viết dở lại, tôi sang chúc mừng cô bé. Nhưng sao không gian bên ấy im ắng đến lạ thường. Tôi nghe thấy tiếng sụt sùi...hình như là họ đang khóc.

Tiếng cô bé nói trong dòng lệ ngắn dài:

-Nhưng hoàn cảnh gia đình mình như vầy...cuộc sống của cả nhà chỉ trông vào gánh hàng rong của má lấy gì cho con vào đại học. Chắc con phải ở nhà giúp đỡ ba má thôi ba má à!

-Ba má thiệt có lỗi. chỉ có mình con mà không nuôi được con ăn học tử tế. Có ngành có nghề vẫn hơn...biết lấy tiền ở đâu cho con nhập học bây giờ hả ông?

-Ba có lỗi với con, tại ba không giúp được gì cho gia đình lại còn bệnh tật thế này nữa.

-Kìa ba má! Ba má đừng nói vậy. Con sinh ra có được những người cha, người mẹ như ba má là con hạnh phúc lắm rồi. Cả đời ba má đã chịu nhiều khổ cực, con không muốn mang thêm một gánh nặng nào đến cho ba má nữa mà con muốn được cùng ba má san sẻ những gánh nặng đó. Con được ba má cho ăn học đến ngày hôm nay đã thành người rồi. Còn chuyện học đại học con sẽ xem nó như là một giấc mơ vậy.

Đứng bên cửa sổ nhìn cả nhà cô bé ôm nhau khóc tôi không thể kìm lòng được. Vậy là cô bé không đi đại học ư? Tội nghiệp cô bé quá. Chiến tranh đã lùi xa ba mươi năm nhưng sao những hậu quả của nó vẫn còn mãi. Tại sao nó lại không buông tha cho gia đình cô bé chứ? Chiến tranh đã cướp đi đôi chân của cha cô bé và để lại trong ông một mầm bệnh. Cô bé là đứa con lành lặn duy nhất mà ông bà có thể có được. Còn hai đứa em cô thật bất hạnh quá. Chúng phải chịu nỗi đau dằn xé về tinh thần và thể xác. Gánh nặng gia đình đè hết lên vai người mẹ. Cuộc sống gia đình bấp bênh, gian khổ vậy mà sao lúc nào tôi cũng thấy ở nơi họ có một niềm lạc quan, một tình yêu ấm áp đến lạ thường.

Ngoài trời kia từng tia nắng chiều đã tắt hẳn. Mặt trời lặn nơi đồi cây mang lại một cảm giác êm dịu mà hiu hiu buồn. Hoàng hôn đã buông xuống... Ngôi nhà nào nơi góc phố nhỏ cất lên một bản nhạc: "Khi nghĩ về một rừng cây tôi thường nghĩ về đời người, khi nghĩ về đời người tôi thường nghĩ về rừng cây...”. Tiếng hát ai vang lên mà sao tôi cứ ngỡ đó là lời của một quá khứ xa xôi vọng về. Câu hát ấy đã đi vào lòng tôi từ cái thuở tôi chập chững bước vào đời. Con người ta cũng giống như một loài cây vậy. Sẽ vươn lên trước muôn ngàn sóng gió nếu như nó có sức sống mãnh liệt. Sẽ bị hủy diệt nếu như nó không chống chọi được với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. " Dù gặp khó khăn đến đâu ta cũng phải biết vượt qua mọi khó khăn đó, cố gắng vươn lên khắc phục mọi hoàn cảnh, đừng sai đường lạc lối”. -Đó là bài học làm người mà tôi đã được học từ người cha-người thầy tôi.

Cuộc đời cha gắn liền với những chuỗi ngày gian khổ. Mẹ tôi lâm bệnh nặng, một mình cha phải gánh vác chuyện gia đình.Vừa lo cho anh em tôi ăn học vừa lo chạy chữa bệnh cho mẹ tôi với đồng lương ít ỏi của mình quả thật không phải là chuyện dễ dàng. Cuộc sống tuy vất vả nhưng cha chưa hề than vãn, quát tháo hay la mắng anh em tôi điều gì. Ngược lại, lúc nào cha cũng tạo điều kiện cho anh em tôi học hành cho bằng bè bằng bạn.

Nhiều lúc nhìn khuôn mặt hiền hậu của cha, những nếp nhăn ngày càng dày thêm, mái tóc thì thêm sợi bạc tôi cũng hiểu được phần nào nỗi khổ và sự vất vả của đời cha. Những nếp nhăn ấy đã xóa nhòa tuổi thanh xuân, vẻ đẹp một thời trai trẻ của cha. Nhưng nhìn ánh mắt chan chứa tình thương của cha tôi lại thấy hình như cuộc sống gia đình chưa từng là nỗi vất vả của đời cha mà đó chính là hạnh phúc - hạnh phúc khi được vun tròn hạnh phúc cho gia đình, cho người thân của mình.

Nhiều lúc nhìn cha ngồi trầm tư hình như ông đang lo lắng một điều gì đó. Hỏi ra mới biết cha đang lo chuyện anh tôi vào đại học, chuyện học hành của tôi và phương thuốc hữu nghiệm chữa trị bệnh cho mẹ tôi. Tôi thương cha quá, thương những ngày khó nhọc của đời cha, đó chính là những ngày đẹp nhất, hạnh phúc nhất của anh em chúng tôi. Cha chính là người đã gieo những mầm xanh từ một vùng đất chết, đã chăm sóc cho mầm xanh ấy phát triển đến ngày đâm hoa kết trái. Quá khứ lại hiện về trong đầu tôi. Nếu không có cha tôi đã không có ngày hôm nay… Từ chiều đến giờ tôi vẫn chưa hoàn thành xong bài báo của mình. Tôi quyết định gấp chúng lại và đi sang thăm cô bé hàng xóm.

-Cháu chào cô chú ạ!

-Nguyệt Anh sang chơi hả cháu?

-Dạ! Như Lan có nhà không cô chú?

-Ừ! Nó đang ở trong phòng đó, tội nghiệp con bé, nó buồn từ chiều đến giờ.

Tôi đọc được nơi ánh mắt hiền hòa của người mẹ một nỗi buồn.Tôi không hỏi lại là vì sao bởi tôi biết giờ đây trong lòng cô chú ấy đang có một nỗi đau.

-Để cháu vào xem em thế nào?

-Ừ! Cháu vào chơi với em nó. Như Lan ơi! Có chị Nguyệt Anh sang chơi đó con!

-Này cô bé! Đang làm gì vậy?

-Chị Nguyệt Anh!

-Sao? Chị sang chơi mà em không vui ...lại tiếp chị bằng vẻ mặt buồn so. Có chuyện gì à?

-Chiều nay em nhận được giấy báo nhập học.

-Chị biết. Chúc mừng em!

-Ủa? Ba má em nói với chị hả?

-Hồi chiều tiếng reo vui của em làm chị giật cả mình sao mà không biết được. Nhưng sao em lại buồn? Chẳng lẽ đó không phải là mơ ước của em sao? Em đã đạt được điều đó rồi còn gì nữa.

-Em không có đủ điều kiện để nhập học. Em không muốn làm khổ ba má em thêm nữa. Nuôi em ăn học bốn năm trời cũng khá tốn kém. Hơn nữa cũng chẳng biết lấy đâu ra tiền đóng học phí. Em quyết định rồi chị ạ!

-Vậy là em quyết định từ bỏ ước mơ trở thành nhà báo của mình sao? Giờ nó đã trở thành hiện thực rồi sao em không cố gắng hả Như Lan? Em có thể vừa học vừa đi làm kiếm tiền đóng học phí mà. Không có gì là không thể nếu như ta cố gắng.

-Em chưa bao giờ quên đi ước mơ đó và càng không thể quên khi giờ đây nó đang dần trở thành hiện thực. Nhưng ba má em đã khổ cả đời vì chúng em rồi. Em không muốn quãng đời còn lại của ba má phải vất vả thêm nữa. Thật sự em không còn sự lựa chọn nào khác.

-Nếu có ai đó giúp em, liệu em có thực hiện ước mơ đó của mình không?

-Em cũng không biết nữa nhưng em thương ba má em lắm.

Tôi chỉ biết ôm cô bé vào lòng mặc cho những giọt nước mắt của em rơi. Lòng tôi trĩu nặng. Lát sau, tôi ra về và hi vọng rằng số tiền tôi để lại trên cuốn nhật ký sẽ giúp ước mơ của Như Lan trở thành hiện thực. Rồi cô cũng sẽ đạt được những điều mà tôi cũng đã từng mơ ước.

N.N.A

Bài viết khác cùng số

ĐÀ NẴNG – MỘT LẦN ĐẾN - Nguyễn Nhi Dâng MiCHỒI BIẾC (Viết tặng ba)- Nguyên Nhật AnhNGỌT NGÀO VỊ CÁT - Nguyễn Ngọc PhúTìm ai bên sông - Hoàng ĐặngGỌI MẦM - Nguyễn Thị Thu SươngPHẦN TUỔI THƠ CỦA EMTRANG THƠ DÀNH CHO THIẾU NHI: EM VÀ BÓNG NẮNG - NGÂN VINHQUÀ SINH NHẬT - Lê Thị Huyền NgaVăn học thiếu nhi:THÌ THẦM CỦA GIÓTội lỗi!(Thông Tấn Xã Việt Nam tại Đà Nẵng) - Ngọc Nhân GIỮA XUÂNLỜI XA XƯA - PHẠM MINH DŨNGỞ VÁCH NGĂN CUỐI CÙNGMẸ ƠI TỔ QUỐC(Cơ quan thường trú Báo Nhân dân tại Đà Nẵng) - Nguyễn Thị Anh ĐàoVỀ ĐÀ NẴNGTRÒ CHUYỆN VỚI CHUỒN CHUỒN(Báo Phụ nữ TP. Hồ Chí Minh) - Lê Minh Quốc Một nửa…MẸ TÔILỜI SÓNG GỌI BÌNH MINH(Báo kon Tum)- Từ Dạ LinhVÙNG NHỚCẨM LỆ (Trưởng đại diện tạp chí Văn hóa Quân sự tại Đà Nẵng)- Lê Anh DũngMùa không láMưa chan từ cuối phố - TRẦN TRÌNH LÃMANH LỚN LÊN… HUYỀN THOẠI BUỔI CHIỀU XANH Đó là buổi thành phố xanh màu xanh của lá (Phóng viên Báo An Ninh Thế giới tại miền Trung) - PHAN BÙI BẢO THY CHIỀU BIÊN GIỚI ĐÀ NẴNG(Phó Tổng biên tập Báo Công an Đà Nẵng) - NGUYỄN ĐỨC NAMNÓI VỚI CON - NGUYỄN MINH ÁNHBàn lại cách dịch bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ - Nguyễn Thiếu DũngKHI CON KHÓC(Cảm nhận bài thơ “Khi con khóc” của Ngọc Tuyết)Tâm sự Nữ Sĩ BANG NHÃN qua bài thơ VỊNH NGŨ HÀNH SƠN Châu Yến Loan NGƯỜI TÌNH TRONG CA KHÚC “THU, HÁT CHO NGƯỜI” - Trương Văn KhoaTỐNG PHƯỚC PHỔ, TÁC GIẢ VIẾT KỊCH BẢN HÁT BỘ XUẤT SẮC - Trương Đình QuangNGHỀ MÚA - NỖI SUY TƯ - NSND Lê HuânNhững dấu vết văn hóa Ấn Độ tại Việt NamHò đưa linh(Tập sưu tầm – biên soạn của Trần Hồng, NXB Sân khấu - 2012)