Những mẩu chuyện về Bác Hồ
Câu chuyện về một bài thơ
Sáng hôm đó, Bác Hồ làm việc sớm hơn mọi ngày. Đồng chí giúp việc được Bác gọi mang giấy bút ra viết.
Chắc là có việc gì gấp đây, đồng chí ấy nghĩ.
- Chú viết theo Bác đọc nhé.
Bác đọc không to nhưng chậm và rõ ràng:
- Đã lâu không làm bài thơ nào. Chấm xuống dòng.
- Dạ, thưa Bác thơ ạ?
- Chú viết tiếp nhé: Nay lại thử làm xem ra sao. Phẩy xuống dòng.
“Chắc là thơ rồi, nhưng sao lại chẳng “thơ” chút nào, như là “văn xuôi”, đồng chí giúp việc nghĩ.
- Chú viết tiếp :
Lục khắp giấy tờ vần chửa thấy
Bỗng nghe vần “thắng” vút lên cao.
Thắng trong nháy nháy. Chấm hết.
Ồ, hóa ra bài thơ thật. Đêm qua Bác Hồ nghĩ nhiều về cuộc tổng tấn công Xuân Mậu Thân năm 1968. Và sáng hôm nay, Bác đã đọc cho viết.
Bài thơ ra đời như vậy đấy.
Văn mật mã
Sau chiến dịch Biên giới năm 1950, con đường thông thương giữa nước ta với phe Xã hội chủ nghĩa đã được mở. Nhiều tài liệu bằng tiếng Trung Quốc được đưa về. Nhà báo Quang Đạm có dịch những tài liệu đó ra tiếng Việt. Một số bản dịch được g?i lên Bác. Khi đọc thấy những chỗ nào khó hiểu, Bác bảo đưa bản tiếng Trung Quốc để xem lại và chỉ cho nhà báo Quang Đạm những chỗ dịch chưa thật rõ. Bác thân mật nói với dịch giả.
- Chú dịch như thế này chỉ để cho những người như chú xem thôi. Chú phải dịch sao cho đại đa số quần chúng xem và hiểu.
Biết đồng chí Quang Đạm có thời gian làm việc ở phòng mật mã, Bộ Tổng Tham mưu, Bác nói:
- Chú viết báo sao cho ra văn báo chí, nhớ là báo chí cách mạng chứ đừng viết kiểu văn mật mã. Văn báo chí thì mọi người đọc đều hiểu được. Văn mật mã thì chỉ có các chú làm mật mã hiểu, còn mọi người không hiểu thì mới được.
Lời dạy của Bác là “kim chỉ nam” cho sự nghiệp viết báo mà nhà báo Quang Đạm dốc toàn tâm, toàn trí cống hiến suốt đời.
Đời sống của dân quan trọng hơn
Năm 1951, đoàn cán bộ miền
Đồng chí Hiền và đồng chí Đoàn vẫn còn áy náy là Bác mặc quần áo giản dị quá, sợ mang về miền Nam chiếu lên, đồng bào có thể hoặc là quá xúc động, hoặc là chê trách người quay phim. Hai ông quay phim bàn với nhau đưa ra đề nghị Bác mặc bộ ka-ki đại cán, kiểu Tôn Trung Sơn để quay “cho đẹp”.
Tưởng Bác đồng ý, nào ngờ Bác nói:
- Có thế nào các chú cứ thế mà quay.
Tuy nguyện vọng không được đáp ứng, hai ông vẫn không từ bỏ ý định. Lâu lâu hai anh em lại xin Bác mặc áo đại cán. Thấy các nghệ sĩ cứ năn nỉ mãi, Bác cũng đành mặc hai ba lần, nhưng chỉ khi cần thiết… Tổ làm phim còn quay được một số hình ảnh Bác đánh máy chữ, trồng rau xanh, đi công tác, lội suối, cưỡi ngựa. Anh em còn định xin quay một số cảnh nữa về đời sống hằng ngày của Bác.
Bác nói:
- Thôi! Đời sống của dân quan trọng hơn. Các chú nên dành để quay và giới thiệu về người dân.
Đi dự hội nghị
Hội nghị cán bộ chuẩn bị cho chiến dịch Tây Bắc họp vào thu đông năm 1952. Hôm Bác Hồ đến dự hội nghị, trời lại mưa to, gió lớn. Tiếng suối chảy, tiếng lá rừng rít từng đợt tạo nên những âm thanh dữ dội, không khác gì bão.
Vậy mà Bác vẫn giữ đúng hẹn, đến đúng giờ. Thấy Bác Hồ tới, các đồng chí Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh vội ra đón. Mọi người nhìn xuống sườn đồi, ai nấy đều hồi hộp. Bác Hồ đến, một tay cầm ô, tay kia chống gậy bước nhanh nhẹn đến nơi họp. Ai cũng biết rằng, Bác phải gắng lắm mới đi được như thế. Nhìn tóc Bác ướt đẫm nước mưa, ai cũng cảm động. Lên đến nơi, gặp các đại biểu dự hội nghị, Bác nói:
- Hôm nay trời mưa to, nước chảy xiết. Thấy bờ bên kia có một số đồng bào ngồi chờ nước rút mới sang. Bác đến, thấy suối chảy mạnh, nhưng vẫn sang được nên Bác đã lội sang. Nếu đợi cho nước rút sợ các chú chờ lâu.
Bác kể tiếp: Sau khi thấy Bác sang được, đồng bào cũng bắt chước lội sang và đều sang được hết. Bác còn bảo: “Bất cứ việc gì to hay nhỏ, mình có quyết tâm thì không những làm được mà còn lôi cuốn được những người khác cùng làm và làm thành công”.
Đó cũng là một bài học mà mọi người dự hội nghị đều ghi nhớ.