Như quên mùa hè! - Tăng Tấn Tài

02.07.2019

Như quên mùa hè! - Tăng Tấn Tài

Dãy núi lún sâu vào những cơn gió,

gió cứ thổi ngang mũi những ngọn đồi

mang theo mùi khói rạ, mùi dâu, ngô bờ bãi...

Những cây thông thả tóc bay dập dồn

rối bù

cố lần diền mối nghĩ suy...

 

Tiếng ve mùa hạ

chôn mùa xuân vào gốc những cây mít già

lột xác... đổi mùa.

Không rõ từ đâu,

dòng chảy nhánh sông quê

cứ phơi dần lên mặt cát

cùng gió thổi bùng,

những đôi mắt mùa màng không mở được

ánh sáng như vụt tắt giữa ngày!

đôi vai cũng không thả được quang gánh

chừng muốn nhanh hơn, xa hơn...

Đang mùa gió lào,

mặc cho hơi nóng phả vào giấc trưa oi bức!

núi như muốn nghiêng trút cái nắng ngày hè.

Và bỗng mát dịu tuyệt vời,

những chú trâu sau việc cày bừa

lăn xả vào vũng nước

cấy lên da lớp lớp bùn non,

quên đi

mùa hè đang vươn xanh lá...

T.T.T

Bài viết khác cùng số

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mỹ Dũng và biển trong chúng ta - Vũ Ngọc GiaoChuyện về đôi mắt - Huyền TrangChị tôi bên bến sông - Diệu PhúcNgười vẽ trời ở phía đằng Tây - Bùi Việt PhươngThượng nguồn - Lê TrâmVề miền “Triệu Voi” - Văn KhoaTình trẻ bụi đời - Uwem Akpan Giáo dục nhân văn: Ý niệm và kiến nghị - Huỳnh Như PhươngKỳ nghỉ hè thú vị - Thu HiềnTiếng ve rừng - Huỳnh Trương PhátThơ Đỗ Xuân ĐồngGiả sử, anh, em và người khác - Bùi Tiến SĩChiều không anh - Nguyễn Cát ChuyênEm & mèo & tôi; Mùa xanh - Hoàng Thụy AnhVề nhánh san hô chết - Đỗ Thượng ThếTiếng gọi - Nguyễn Thị Anh ĐàoGiàn mướp đắng - Mỹ AnBỗng dưng - Quốc LongNhư quên mùa hè! - Tăng Tấn TàiQuê hương ngày trở về; Chiều Tịnh trúc viên - Nguyễn Tấn TuấnĐi tìm hạnh phúc cho quê hương; Bút Bác Hồ - Phan Thanh MinhSự tích miếu bà Trà Linh - Phạm LamĐọc “Thăng hoa sáng tạo và thẩm mỹ tiếp nhận văn chương” của Nguyễn Ngọc Thiện - Vy Thị PhươngNguyễn Ngọc Hạnh: Nặng lòng với quê - Diệu HuyềnNghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Nho Túy người nghệ sỹ Tuồng xuất sắc - Thúy HườngVăn trẻ đối diện quá khứ và thời đại - Nguyễn Thanh TâmCông trình Khi những lưu dân trở lại của Nguyễn Văn Xuân đã sớm vận dụng lý thuyết trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam - Vũ Đình AnhHọa sĩ Trần Thế Vĩnh: được sống với đam mê đó chính là hạnh phúc - Minh HạnhNghệ thuật múa với hiện thực xã hội - Lê Huân