Giả sử, anh, em và người khác - Bùi Tiến Sĩ

02.07.2019

Giả sử, anh, em và người khác - Bùi Tiến Sĩ

Giả sử,

bây giờ em sẽ già đi

như cha mẹ chúng ta hoặc như ông bà mình trước đó

trước một vài biến cố

em sẽ nói gì khi buổi chiều ngồi ngắm những mầm xanh?

 

Giả sử,

ngày mai không còn là anh

khi những tín điều rơi tự do trong vô biên hạn định

sau vòng lặp của trò chơi mang dáng hình khuôn mẫu

anh biết theo lối nào khi quá nhiều thứ đều muốn biểu trưng?

 

Giả sử,

người khác cứ đi nhưng mãi chẳng thấy đường

chỉ thấy những khó khăn dần thêm sau mỗi lần bước tiến

có lẽ ít ai nhớ rằng đường hay không phải là đường phụ thuộc

vào quan niệm

nên đã dồn tất cả trọng lực lên đôi chân mặc kệ những hình hài?

 

Giả sử, ở tương lai...

của anh, em, và người khác

tồn tại nhiều thứ hoàn toàn xa lạ so với bây giờ

(rất có thể, đó là một giấc mơ!)

nhưng hãy cứ cho dẫu là như thế

thì anh luôn tin, khởi thủy của nhiệm mầu

là tình yêu,

như lúc này

anh vẫn nhớ em,

mặc đời cứ mãi nông, sâu...

B.T.S

Bài viết khác cùng số

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Mỹ Dũng và biển trong chúng ta - Vũ Ngọc GiaoChuyện về đôi mắt - Huyền TrangChị tôi bên bến sông - Diệu PhúcNgười vẽ trời ở phía đằng Tây - Bùi Việt PhươngThượng nguồn - Lê TrâmVề miền “Triệu Voi” - Văn KhoaTình trẻ bụi đời - Uwem Akpan Giáo dục nhân văn: Ý niệm và kiến nghị - Huỳnh Như PhươngKỳ nghỉ hè thú vị - Thu HiềnTiếng ve rừng - Huỳnh Trương PhátThơ Đỗ Xuân ĐồngGiả sử, anh, em và người khác - Bùi Tiến SĩChiều không anh - Nguyễn Cát ChuyênEm & mèo & tôi; Mùa xanh - Hoàng Thụy AnhVề nhánh san hô chết - Đỗ Thượng ThếTiếng gọi - Nguyễn Thị Anh ĐàoGiàn mướp đắng - Mỹ AnBỗng dưng - Quốc LongNhư quên mùa hè! - Tăng Tấn TàiQuê hương ngày trở về; Chiều Tịnh trúc viên - Nguyễn Tấn TuấnĐi tìm hạnh phúc cho quê hương; Bút Bác Hồ - Phan Thanh MinhSự tích miếu bà Trà Linh - Phạm LamĐọc “Thăng hoa sáng tạo và thẩm mỹ tiếp nhận văn chương” của Nguyễn Ngọc Thiện - Vy Thị PhươngNguyễn Ngọc Hạnh: Nặng lòng với quê - Diệu HuyềnNghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Nho Túy người nghệ sỹ Tuồng xuất sắc - Thúy HườngVăn trẻ đối diện quá khứ và thời đại - Nguyễn Thanh TâmCông trình Khi những lưu dân trở lại của Nguyễn Văn Xuân đã sớm vận dụng lý thuyết trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam - Vũ Đình AnhHọa sĩ Trần Thế Vĩnh: được sống với đam mê đó chính là hạnh phúc - Minh HạnhNghệ thuật múa với hiện thực xã hội - Lê Huân