Phía chân trờI
Hội Nhà văn Đà Nẵng vừa xuất bản tập thơ "Phía chân trời" của Trần Xuân Thành. Tập thơ dày 84 trang, gồm 60 bài anh viết từ năm 2002 đến nay. Đại tá Trần Xuân Thành gắn bó cả cuộc đời mình với ngành công an. Anh nguyên là Phó Chỉ huy trưởng an ninh tỉnh QN-ĐN (cũ), nguồn Chỉ huy trưởng công an cửa khẩu cảng Đà Nẵng.
Thơ Trần Xuân Thành chất phát, giản dị. Thơ anh là sự giãi bày tâm sự về những niềm vui, nỗi buồn với quê hương, đồng đội, với những người thân yêu.
Cuộc chiến tranh đã lùi xa hơn 30 năm, nhưng cuộc chiến vẫn là nỗi ám ảnh xuyên suốt trong thơ anh. Cảm xúc gạn lọc qua thời gian, thơ anh không hừng hực lửa chiến trường mà âm ĩ cháy bên trong những vết thương tưởng chừng lành lặn ấy.
Anh nhớ: "Quê hương lũ giặc đến tàn sát/ Máu nhuộm đường thôn mắt lệ nhoà/làng xóm hoang vu đêm vắng lạnh/ Trên sông chẳng một bóng đò qua" (Vu gia quê tôi). Hình ảnh "đêm vắng lạnh", trên con sông quê không.bóng một con đò tạo ấn tượng mạnh về một quê hương điêu tàn trong chinh chiến. Càng yêu quê hương nỗi buồn càng đấng cao "nhìn về phía chân trờz, tim giá lạnh…" (Phía chân trời). Có thể lúc bấy giờ, những câu thơ như thế sẽ không được phổ biến, bởi có người hỏi tại sao nhìn về phía chân trời mà tim anh giá lạnh?. Trái tim nào cảm được cái giá lạnh của mất mát, đau thương mới là trái tim thật sự biết yêu và sẵn sàng hy sinh cho đất mẹ - quê hương. Bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có những câu thơ dữ dội: "Tây tiến đoàn quân không mọc tóc / Quân xanh màu lá dữ oai hùm", "Anh bạn dãi dầu không bước nữa / Gục lên súng mũ bỏ quên đời!" là những câu thơ khắc hoạ người chiến sĩ có sức sống vượt thời gian.
Nhớ lại căn cứ địa cách mạng quân khu V với những vần thơ tươi rói, thơ mộng "Thăm thẳm non ngàn căn cứ địa / Ngủ đêm rừng quế võng đung đưa" (Nhớ cây quế Trà Mỹ) hoặc "Chiều sẫm pha màu tim tím nhớ / Bãi cát vang sắc vẫn mát tươi xanh" (Hoàng hôn Trà Linh). Màu tim tím của buổi chiều, màu vàng của bãi cát màu xanh của sông nước cây cỏ quê hương tạo thành bức tranh trữ tình của vùng núi Trà Linh. Từ "vẫn” (vẫn mát tươi xanh) là điểm nối về thời gian của Ngày xưa và Ngày hôm nay, của thời bom đạn và thời hòa bình.
Cuộc đời của Trần Xuân Thành là cuộc đời của người lính, sau những chiến công có những nỗi buồn. Làm sao không buồn khi xa quê hương, xa mẹ, xa vợ, xa con…
Trong trái tim bé bỏng của anh, hình ảnh người mẹ luôn hiện về cùng với ngày tháng gian lao, cơ cực: "Sữa mẹ giọt mưa, giọt nắng / Hai buổi đòn gánh oằn vai" (Mẹ tôi). Dòng sữa của mẹ thời ấy có cả giọt nắng, giọt mưa lặn vào bên trong. Dòng sữa mẹ chảy vào trong anh bao mưa nắng của một thời, một đời nuôi anh lớn lên. Khi trở về viếng mộ mẹ anh đã khóc: "Chân bước trên sỏi đá/ Rướm máu vết thương đời/ Con bàng hoàng ngơ ngẩn/ Lòng quặn thắt mẹ ơi".
Trần Xuân Thành còn có một nỗi đau riêng, đứa con trai duy nhất của anh trên đường từ Quảng Nam ra Bắc đã bị bom giặc giết chết lúc 14 tuổi, nay đang nằm tại nghĩa trang Trường Sơn: "Cắm nén nhang trước ảnh / Lòng bùi ngùi nhớ con / Xác vùi trong đất lạnh / Cô quạnh một. linh hồn". Hai từ "đất lạnh" và "cô quạnh với dấu "nặng" lạnh lùng như đè lên ngực anh cùng nỗi đau vĩnh viễn không lành.
Có ngày một mình ngồi bên ly cà-phê chợt thấy: "Giọt cà phê chầm chậm / Rơi vào cõi trống không / Lòng ta như giá lạnh / Ngắm mây trời mênh mông” (Bên ly cà phê). Có lẽ những lúc quạnh vắng ấy hình bóng đồng đội hiện về. Chị Hoài Thu nữ y tá, hy sinh năm 1 967 nay chưa tìm thấy nơi chị nằm: "Tôi đi tìm đồng đội / Dưới ánh nắng chiều tà / Về đây bên suối hoa / Hoài Thu đâu! Em hỡi?". Anh đã gọi bao lần Hoài Thu - Hoài Thu nhưng rừng xanh, núi biếc không trả lời chỉ nghe một tiếng vọng trong gió mênh mang.
Toàn bộ nội dung tập thơ "Phía Chân Trời" của Trần Xuân Thành là tình cảm Nhớ và Thương. Nhớ quê hương Đại Lộc, Quảng Nam thuở ấu thơ ngọt ngào; nhớ người mẹ hiền gian lao, côi cút chưa có một ngày bình yên, hạnh phúc; nhớ đứa con trai sống mãi tuổi mười bốn trong nghĩa trang Trường sơn; nhớ đồng đội một thời gian lao… Nỗi nhớ giày vò tâm can đã tạo nên những câu thơ như những "giọt buồn" trong khoé mắt: "Màu hoa hồng tươi thắm / Mắt em buồn long lanh / Cứ như chiều thuở ấy / Còn đọng mãi tuổi xanh”