Người say men rượu Hồng đào
PHÙNG TẤN ĐÔNG
Lệ thường, mỗi nghệ sĩ đều có cách riêng để bày tỏ tình yêu của mình đối với mảnh đất chôn nhau cắt rốn. Với Trịnh Công Sơn, trong các ca khúc của mình, phần ca từ dường như không có một từ “Huế” nào, kiểu “Ơi Huế của ta…” thế nhưng chất nhạc, chất thơ và nhất là giọng điệu thì đúng là chất Huế. Văn nghệ sĩ Quảng
Gắn bó với văn nghệ ngay từ cuộc kháng chiến 9 năm trường kỳ chống thực dân Pháp ở đất khu V, khi mới là cậu thiếu niên “ăn chưa no, lo chưa tới”, Trương Đình Quang bằng đam mê và năng khiếu của mình đã sớm trở thành một trong những “cậu út” của nhóm anh em tài hoa “Minh Hương kiệt hiệt” của Hội An với những tên tuổi như La Hối, Vương Gia Khương, Vương Quốc Mỹ, Dương Minh Ninh, Dương Minh Hòa, Lê Trọng Nguyễn, Hoàng Tú Mỹ… Ra miền Bắc, từ năm 1955 - 1959, ông theo học trường âm nhạc Việt Nam, được học các thầy Tạ Phước, Tô Vũ, Lê Yên… và cũng từ đó cuộc đời ông lại rẽ sang lĩnh vực nghiên cứu âm nhạc dân gian, âm nhạc cổ truyền, sân khấu kịch hát bài chòi, hát bội, văn học dân gian. Giữa năm 1963, sau một thời gian làm việc ở nhà xuất bản âm nhạc, ông về ban nghiên cứu - sáng tác của đoàn ca kịch bài chòi liên khu V. Cùng với những nhạc sĩ tài năng của sân khấu kịch hát bài chòi như Văn Cận, Hoàng Lê, Cung Nghinh, Trần Hồng, Hà Sâm… Trương Đình Quang đã có những đóng góp lớn cho âm nhạc sân khấu bài chòi. Ông là đồng tác giả âm nhạc sân khấu của vở “Tiếng sấm Tây Nguyên” (tác giả Thanh Nha, Thế Lữ, đạo diễn Nguyễn Đình Nghi, âm nhạc Trương Đình Quang, Hoàng Lê, Cung Nghinh), vở “Vượt Chư Lây” (tác giả Nguyễn Tường Nhẫn, âm nhạc Trần Hồng, Trương Đình Quang, đạo diễn Võ Bài), tác giả âm nhạc vở “Quê hương dậy sóng” (tác giả Huỳnh Chinh, Liên Nguyễn, âm nhạc Trương Đình Quang, đạo diễn Nguyễn Kiếm…) Ở vở “Đôi mắt biên cương”, ông đã vận dụng linh hoạt một số bài cổ của bài chòi kết hợp với các sáng tác mới, cùng với sáng tác nhạc nền được giới nghiên cứu kịch hát bài chòi đánh giá cao, thuộc hàng “mẫu mực”, “cổ điển”. Thời kỳ này ông cũng là đồng tác giả cuốn biên khảo “Dân ca miền Nam Trung Bộ” (tập I, tập II, Nhà xuất bản Văn hóa, Hà Nội, 1962, 1963) cùng với Trần Việt Ngữ, Hoàng Chương.
“Men rượu Hồng đào” (Trương Đình Quang - NXB Đà Nẵng, 2005) mở đầu với chuyên luận “Quảng Nam - trời - đất -người”, ông viết về lịch sử, tài vật, nhân vật của quê hương Quảng Nam mà cả đời ông đau đáu thương yêu. Ông tự hào “Người Quảng
Do được đào tạo một cách bài bản về âm nhạc, lại được đắm mình trong không khí sôi động, “hoành tráng” của sân khấu kịch hát bài chòi, những đợt điền dã, được gặp gỡ với nhiều nghệ nhân dân gian, những nghệ sĩ chuyên nghiệp, những bậc thầy trong lĩnh vực nghiên cứu văn hóa, nghệ thuật dân gian hàng chục năm qua là điều kiện hết sức thuận lợi để tác giả có thể miêu thuật một cách tỉ mỉ, luận giải một cách thấu đáo về các biểu hiện của dân ca Quảng Nam. Ngòi bút Trương Đình Quang vừa khảo tả “nói có sách mách có chứng” bằng các văn bản ký âm vừa miêu thuật một diễn trình thể loại có lớp, có lang… vừa tung tẩy, “trữ tình ngoại đề” bằng những liên tưởng, hồi cố “đáng đồng tiền bát gạo” của một nghệ sĩ sáng tác. Ý hướng của ông là ý hướng “hòa giải” sự cực đoan của một số nhà nghiên cứu khi cho rằng không thể đem các bài bản ký âm theo Tây phương để ký âm âm nhạc dân gian, dân tộc. Ông hướng đến cái khả biến, cái khả thể để bảo tồn và phát huy những tinh hoa nghệ thuật dân gian, dân tộc, cái “hòa nhi bất đồng, đồng nhi bất hòa” của triết lý Á Đông. Sẽ ra sao nếu âm nhạc dân gian, dân tộc và địa phương không có những người chuyên sưu tầm, nghiên cứu theo cung cách như ông là đồng nghiệp khi các nghệ nhân lớn tuổi cứ dần vơi đi theo từng năm tháng.
Có thể nói “Men rượu hồng đào” là “tập đại thành” của bao nhiêu năm tâm huyết với âm nhạc dân gian, âm nhạc cổ truyền, văn hóa dân gian Quảng Nam - Đà Nẵng mà Trương Đình Quang dày công sưu tầm, biên khảo. Được biết ông đang có trong tay hàng chục bản thảo có thể đưa in về lịch sử âm nhạc của Quảng Nam, Đà Nẵng, khu V, về kịch hát bài chòi, về hát bội, về đồng dao trẻ em… Trương Đình Quang lúc nào cũng “đa đoan” với thế sự “vì chưng hay ghét lại là hay thương”. Sức làm việc của ông thật bền bỉ, từ năm 1995 đến 2005, năm nào ông cũng nhận giải thưởng không nhất thì nhì, ba của Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Gặp ông, người viết bài này đọc tặng ông bài tứ tuyệt của Xuân Sách về ông vua nhà Trần, về Yên Tử “Làm vua mà cũng chán- Bỏ đi theo mây ngàn Một nước cờ Yên Tử- Làm bận lòng thế gian”, ông cười. Nước cờ “nghiên cứu” của ông cũng làm bận lòng những học giả đầy mình học hàm, học vị, bởi vì dường như cả đời ông có học hàm, học vị nào đâu, vinh dự nhất cũng chỉ làm “chuyên gia, cố vấn” trong các cuộc thi văn nghệ lớn nhỏ, xong hội diễn thì thôi, thì là nhạc sĩ Trương Đình Quang nghe đâu có đi tập kết, có làm ở Bộ, ở tỉnh, rồi về hưu, rứa thôi. Với “Men rượu hồng đào”, ông cũng làm chúng tôi “bận lòng”, công chúng yêu âm nhạc, yêu văn hóa dân gian Hội An, Quảng
Chúc nhạc sĩ -người say men rượu hồng đào có nhiều tác phẩm biên khảo, nghiên cứu mới, hay về quê hương bởi tác phẩm mới là quan trọng còn rượu hồng đào chỉ mang tính võ đoán của văn hóa dân gian: “Hồng đào chỉ cái tên thôi - Chẳng qua là lụy… cái người hồng nhan”.
P.T.Đ