“Thôi ta còn bạn bè” và lới hứa với cố nhạc sỹ Văn Cao
16.12.2015
“Tại sao lại ‘Thôi ta còn bạn bè’ mà không phải là thôi ta còn gì khác? Có lẽ bởi bạn bao giờ cũng là một cái bến an lành nhất. Có lẽ bởi bạn làm cho cái nghĩa sống và nghĩa người, đẹp thêm lên nhiều lắm.”
Với sự cộng cảm đặc biệt giữa hai người bạn thân thiết, họa sỹ Lê Thiết Cương cắt nghĩa cho nhan đề “Thôi ta còn bạn bè” của tập sách mới của nhà thơ-nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha.
Cũng bởi sự cộng cảm ấy mà buổi ra mắt sách của Nguyễn Thụy Kha (tại Hà Nội hồi đầu tháng 12 vừa qua) cũng rất khác biệt: không có những lời nhận xét của giới phê bình về nội dung, bút pháp cuốn sách, những dẫn giải của chính tác giả về hoàn cảnh ra đời cuốn sách…
Đó thực sự là cuộc hội ngộ của những người bạn, của giới văn nghệ để cùng sẻ chia những vui buồn. Trong sự da diết, nồng nàn của những nhạc phẩm Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn… giữa trời Đông Hà Nội, Nguyễn Thụy Kha đã tạo nên một cuộc trở về, tụ hội của những người bạn đã gắn bó với ông trong suốt hành trình sống và viết.
Bạn bè - người còn kẻ khuất nhưng những câu chuyện, ký ức về họ đã cùng hiện hữu trong không gian chung. Đây cũng là sợi dây xuyên suốt tập sách này của Nguyễn Thụy Kha.
“Thôi ta còn bạn bè” là một câu trong bài “Tình xa” của Trịnh Công Sơn và đây cũng là tên một bài viết của Nguyễn Thụy Kha về nhạc sỹ tài hoa này, được rút ra làm nhan đề chung cho cả tập sách.
“Thôi ta còn bạn bè” bao gồm 49 bài viết, dựng lại chân dung 49 người bạn của ông: nhà thơ Hoàng Cầm, nhạc sỹ Phạm Duy, nghệ sỹ nhân dân Đặng Thái Sơn…
Bởi tất cả đều là bạn cũ nên bảng lảng trên khuôn mặt họ luôn có một lớp sương khói kỷ niệm, một lớp men màu thời gian và một tiếng vọng của tình xa. Cũng bởi tất cả đều là bạn cũ nên 49 bức chân dung ấy không vẽ theo kiểu trực họa mà đều được vẽ bằng trí nhớ với những hồi ức, hoài niệm…
“Tháng Tư này, Trịnh Công Sơn đã rời xa dương thế 14 năm; nhưng hình như tôi và những người yêu quý anh, yêu quý nhạc Trịnh vẫn có cảm giác anh vẫn đang tồn tại trên cõi đời, đang ở đâu đó nhâm nhi một ly Chivas pha soda với điếu thuốc tỏa khói trên tay; và mỉm cười - một nụ cười thầm kín,” Nguyễn Thụy Kha viết về Trịnh Công Sơn.
Ẩn hiện sau 49 bức chân dung bạn bè ấy, độc giả còn nhận thấy ở tập sách của Nguyễn Thụy Kha một chân dung khác - chân dung của chính tác giả: một con người đi nhiều, chơi nhiều, quảng giao, nhiệt thành, sâu sắc và kỹ tính trong từng câu chữ…
“Với việc khắc họa chân dung ấy, tôi đã thực hiện được lời hứa với thầy tôi - cố nhạc sỹ Văn Cao,” tác giả chia sẻ.
Miên man trong dòng hồi ức, nhà thơ-nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha kể, khi còn trẻ, ông ấp ủ ước mong sáng tác được nhiều ca khúc để vượt lên những người bạn của mình (nhạc sỹ Trần Tiến, Nguyễn Trọng Tạo…) trong một cuộc “chạy đua” mải miết.
“Thế nhưng, lúc sinh thời, có một ngày, nhạc sỹ Văn Cao bảo tôi nên dừng lại; thay vì sáng tác ca khúc, hãy viết về chân dung những người làm văn nghệ. Thầy tôi nói, Việt Nam có nhiều người làm nhạc rồi nhưng chưa có nhiều người dựng lại chân dung của họ, để công chúng không chỉ được tiếp cận tác phẩm mà còn có những hình dung cụ thể về tác giả,” nhà thơ-nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha nhớ lại.
Bởi thế, ở cuốn sách này, Nguyễn Thụy Kha đã dựng lại chân dung những người bạn văn nghệ của mình một cách tối giản với những câu chuyện cụ thể, gần gũi với độc giả.
“Những gì cần nhớ thì lưu lại, những gì không cần nhớ thì quên đi,” tác giả chia sẻ.
Cứ như vậy, chân dung nhạc sỹ Trần Tiến hiện ra không chỉ với hình ảnh một “lãng tử du ca” mà còn là một người chồng “nể vợ” và thích vào bếp, nấu phở.
Chân dung tác giả ca khúc “Màu hoa đỏ” được hình dung với vẻ “bình dị mà đa cảm, lặng lẽ mà tầm vóc (…). Dù là một nhạc sỹ nổi tiếng cả nước thì trong ông vẫn trắc ẩn một tâm hồn người lính. Ở góc âm thanh nào, dù là tình ca trẻ trung, ta vẫn nhận ra một sự mộc mạc, chân thành của người lính mà có người đã để rơi mất trên dặm dài mưu sinh.”
“Thôi ta còn bạn bè” (Nguyễn Thụy Kha) do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt phát hành quý 4/2015./.
Nguyễn Thụy Kha sinh năm 1949, quê gốc tại Hải Phòng. Hiện nay, ông đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Ông hoạt động sôi nổi trong nhiều lĩnh vực: làm thơ, sáng tác-phê bình âm nhạc, viết báo, kịch bản phim...
Một số tác phẩm đã xuất bản của tác giả Nguyễn Thụy Kha:“Không mùa” (thơ, 1994), “Năm tháng và chiều cao” (trường ca, 2000), “Văn Cao - Người đi dọc biển” (tập truyện, 1992),“Nguyễn Thiên Đạo - Nhạc sỹ bị giời đày” (2004)...
An Ngọc
(vietnamplus.vn)
Với sự cộng cảm đặc biệt giữa hai người bạn thân thiết, họa sỹ Lê Thiết Cương cắt nghĩa cho nhan đề “Thôi ta còn bạn bè” của tập sách mới của nhà thơ-nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha.
Cũng bởi sự cộng cảm ấy mà buổi ra mắt sách của Nguyễn Thụy Kha (tại Hà Nội hồi đầu tháng 12 vừa qua) cũng rất khác biệt: không có những lời nhận xét của giới phê bình về nội dung, bút pháp cuốn sách, những dẫn giải của chính tác giả về hoàn cảnh ra đời cuốn sách…
Đó thực sự là cuộc hội ngộ của những người bạn, của giới văn nghệ để cùng sẻ chia những vui buồn. Trong sự da diết, nồng nàn của những nhạc phẩm Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn… giữa trời Đông Hà Nội, Nguyễn Thụy Kha đã tạo nên một cuộc trở về, tụ hội của những người bạn đã gắn bó với ông trong suốt hành trình sống và viết.
Bạn bè - người còn kẻ khuất nhưng những câu chuyện, ký ức về họ đã cùng hiện hữu trong không gian chung. Đây cũng là sợi dây xuyên suốt tập sách này của Nguyễn Thụy Kha.
“Thôi ta còn bạn bè” là một câu trong bài “Tình xa” của Trịnh Công Sơn và đây cũng là tên một bài viết của Nguyễn Thụy Kha về nhạc sỹ tài hoa này, được rút ra làm nhan đề chung cho cả tập sách.
“Thôi ta còn bạn bè” bao gồm 49 bài viết, dựng lại chân dung 49 người bạn của ông: nhà thơ Hoàng Cầm, nhạc sỹ Phạm Duy, nghệ sỹ nhân dân Đặng Thái Sơn…
Bởi tất cả đều là bạn cũ nên bảng lảng trên khuôn mặt họ luôn có một lớp sương khói kỷ niệm, một lớp men màu thời gian và một tiếng vọng của tình xa. Cũng bởi tất cả đều là bạn cũ nên 49 bức chân dung ấy không vẽ theo kiểu trực họa mà đều được vẽ bằng trí nhớ với những hồi ức, hoài niệm…
“Tháng Tư này, Trịnh Công Sơn đã rời xa dương thế 14 năm; nhưng hình như tôi và những người yêu quý anh, yêu quý nhạc Trịnh vẫn có cảm giác anh vẫn đang tồn tại trên cõi đời, đang ở đâu đó nhâm nhi một ly Chivas pha soda với điếu thuốc tỏa khói trên tay; và mỉm cười - một nụ cười thầm kín,” Nguyễn Thụy Kha viết về Trịnh Công Sơn.
Ẩn hiện sau 49 bức chân dung bạn bè ấy, độc giả còn nhận thấy ở tập sách của Nguyễn Thụy Kha một chân dung khác - chân dung của chính tác giả: một con người đi nhiều, chơi nhiều, quảng giao, nhiệt thành, sâu sắc và kỹ tính trong từng câu chữ…
“Với việc khắc họa chân dung ấy, tôi đã thực hiện được lời hứa với thầy tôi - cố nhạc sỹ Văn Cao,” tác giả chia sẻ.
Miên man trong dòng hồi ức, nhà thơ-nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha kể, khi còn trẻ, ông ấp ủ ước mong sáng tác được nhiều ca khúc để vượt lên những người bạn của mình (nhạc sỹ Trần Tiến, Nguyễn Trọng Tạo…) trong một cuộc “chạy đua” mải miết.
“Thế nhưng, lúc sinh thời, có một ngày, nhạc sỹ Văn Cao bảo tôi nên dừng lại; thay vì sáng tác ca khúc, hãy viết về chân dung những người làm văn nghệ. Thầy tôi nói, Việt Nam có nhiều người làm nhạc rồi nhưng chưa có nhiều người dựng lại chân dung của họ, để công chúng không chỉ được tiếp cận tác phẩm mà còn có những hình dung cụ thể về tác giả,” nhà thơ-nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha nhớ lại.
Bởi thế, ở cuốn sách này, Nguyễn Thụy Kha đã dựng lại chân dung những người bạn văn nghệ của mình một cách tối giản với những câu chuyện cụ thể, gần gũi với độc giả.
“Những gì cần nhớ thì lưu lại, những gì không cần nhớ thì quên đi,” tác giả chia sẻ.
Cứ như vậy, chân dung nhạc sỹ Trần Tiến hiện ra không chỉ với hình ảnh một “lãng tử du ca” mà còn là một người chồng “nể vợ” và thích vào bếp, nấu phở.
Chân dung tác giả ca khúc “Màu hoa đỏ” được hình dung với vẻ “bình dị mà đa cảm, lặng lẽ mà tầm vóc (…). Dù là một nhạc sỹ nổi tiếng cả nước thì trong ông vẫn trắc ẩn một tâm hồn người lính. Ở góc âm thanh nào, dù là tình ca trẻ trung, ta vẫn nhận ra một sự mộc mạc, chân thành của người lính mà có người đã để rơi mất trên dặm dài mưu sinh.”
“Thôi ta còn bạn bè” (Nguyễn Thụy Kha) do Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt phát hành quý 4/2015./.
Nguyễn Thụy Kha sinh năm 1949, quê gốc tại Hải Phòng. Hiện nay, ông đang sống và làm việc tại Hà Nội.
Ông hoạt động sôi nổi trong nhiều lĩnh vực: làm thơ, sáng tác-phê bình âm nhạc, viết báo, kịch bản phim...
Một số tác phẩm đã xuất bản của tác giả Nguyễn Thụy Kha:“Không mùa” (thơ, 1994), “Năm tháng và chiều cao” (trường ca, 2000), “Văn Cao - Người đi dọc biển” (tập truyện, 1992),“Nguyễn Thiên Đạo - Nhạc sỹ bị giời đày” (2004)...
An Ngọc
(vietnamplus.vn)
Có thể bạn quan tâm
'Búp bê' và một cuộc vỡ mộng khác của giới quý tộcTrong ngôi nhà của mẹ - Trịnh Văn Sỹ và Nguyễn Quang ThiềuThao thức quê nhà'Đất khách' - Ngòi bút của 'người xa xứ' và tấm lòng nhân áiNhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển ra mắt "Phượng ca" - miền ký ức từ những câu chuyện thuở ấu thơĐại dương sâu thẳm của cõi lòng con ngườiĐừng để thời gian là con sói dữ đuổi sau lưng bạnVăn chương người cùng thời - Đặng HiểnSương đong trong mắt, nắng ngời trong timGiời cao đất dày - tiểu thuyết Bùi Thanh Minh