Milan Kundera và nỗi ám ảnh mang tên ‘Sự bất tử’

28.06.2019

Milan Kundera và nỗi ám ảnh mang tên ‘Sự bất tử’

Cái chết và nỗi khao khát bất tử tràn ngập khắp ngõ ngách của "Sự bất tử" như một cặp không thể tách rời, hoàn hảo hơn Marx và Engels, Romeo và Juliet, Laurel và Hardy.
Cũng giống như những tiểu thuyết trước của Milan Kundera, Sự bất tử(Ngân Xuyên dịch) là một tiểu thuyết khéo léo, thông minh, đầy khiêu khích, vừa là một thách thức vừa là một trải nghiệm thú vị dành cho các độc giả. Nếu các tiểu thuyết trước đan xen những lập luận trí tuệ trong một bức tranh lớn có các nhân vật và cốt truyện rõ ràng thì Sự bất tử không có câu chuyện xuyên suốt nào để kể. Nói cách khác, nó giống như một tiểu luận hơn là một tác phẩm hư cấu.

Tiểu thuyết thông thái, dí dỏm về tình yêu và cái chết

Một nhân vật tên là Milan Kundera trong Sự bất tử thể hiện quan điểm của mình: “Đáng tiếc là hầu hết tiểu thuyết viết trước đây đều quá lệ thuộc vào quy tắc thống nhất về hành động. Sự căng thẳng mang tính kịch - đó thật sự là lời nguyền đặt vào tiểu thuyết, bởi vì nó biến tất cả, kể cả những trang tuyệt vời nhất, những cảnh trí và những quan sát bất ngờ nhất thành ra chỉ là những chặng đường trên con đường dẫn tới cái điểm nút cuối cùng, nơi tập trung lại ý nghĩa của tất cả các phần trước. Cuốn tiểu thuyết bị thiêu trụi trong ngọn lửa sự căng thẳng của mình như một bó rơm”.
Chính cử chỉ “bên ngoài thời gian” đó đã khơi mạch cho tác phẩm, khiến Agnès (tên của người phụ nữ) trở thành nhân vật trung tâm của Sự bất tử, mặc dù tính trung tâm đó luôn bị che mờ. Thực ra, Kundera không bao giờ mang đến cho Agnès và các nhân vật của mình một danh tính cụ thể, chỉ khoác cho họ những lớp áo biểu tượng.Đó chính là những điều mà Milan Kundera né tránh trong Sự bất tử. Cuốn tiểu thuyết bắt đầu bằng một cử chỉ đơn thuần, được nhà văn quan sát khi đang nghỉ ngơi bên bể bơi ở Paris: một phụ nữ đẹp ở độ tuổi 60 quay đầu, mỉm cười, vẫy tay với anh chàng huấn luyện viên và “trong vòng một giây bản chất sự duyên dáng của bà ta không bị ảnh hưởng bởi thời gian đã lộ ra” khiến tác giả cảm thấy xáo động.Agnès được mô tả như là đại diện cho nỗi khát khao sống vượt thời gian, để “lưu lại trong ký ức của hậu thế”, giống như cuộc hôn nhân của cô với Paul đại diện cho “ảo ảnh của tình yêu, một ảo ảnh mà cả hai đã bảo vệ và nuôi dưỡng”. Dường như chỉ có Kundera mới có văn tài xây dựng một cuốn tiểu thuyết dịu dàng, dí dỏm và thông thái về tình yêu và cái chết từ một nét vẻ của người phụ nữ đã không còn xuân.Trong Sự bất tử, khát vọng sống bên ngoài thời gian còn đúng ở những nhân vật tầm cỡ mà hậu thế dường như đặt họ nằm ngoài dòng chảy của thực tế lịch sử. Đáng chú ý nhất trong số này là Johann Wolfgang von Goethe, nhà văn vĩ đại người Đức, người có mối tình lãng mạn vô song với nàng Bettina trẻ tuổi, ngây thơ. Trong trí tưởng tượng của Kundera, nàng Bettina chính là một phép ẩn dụ cho nỗi khao khát bất tử và luôn có những mánh khóe kỳ quặc để tìm kiếm sự bất tử.
Trong cuốn sách, Kundera còn để Goethe gặp gỡ Hemingway để chuyện trò về sự bất tử và những trớ trêu của nó. Hemingway nói: “Thay vì đọc sách của tôi, họ lại viết sách về tôi”. Goethe trả lời: “Đó chính là sự bất tử. Sự bất tử là tòa án đời đời”.Kundera táo bạo khẳng định: “Câu chuyện tình của họ nổi tiếng vì ngay từ đầu đây không phải là tình yêu, mà là một cái gì đó khác… Đó là sự bất tử”. Nhà văn già nua đang cố gắng định hình và kiểm soát hình ảnh của mình, luôn cư xử kiểu cách, điệu bộ và tránh xa những trò kệch cỡm, còn người phụ nữ trẻ, đầy tham vọng luôn cố gắng tạo ra những ảnh hưởng riêng. Trong cuộc tranh đua bất tận này, điều thú vị xảy ra khi vào một ngưỡng nào đó của cuộc đời, chúng ta (bao gồm cả Goethe) đã cảm thấy mệt nhoài và không còn xem trọng việc điều khiển sự bất tử của mình nữa.Để diễn tả điều ngược lại với mong muốn giành được sự bất tử vì những hành động hay sáng tạo nghệ thuật, Kundera đặt ra từ “hình ảnh học”, một từ “cuối cùng đã giúp chúng ta quy tụ lại được một chỗ những thứ có rất nhiều tên gọi: các hãng quảng cáo, các cố vấn truyền thông cho các chính khách, các nhà thiết kế kiểu dáng ôtô và dụng cụ tập thể hình, các nhà tạo mốt, các thợ cắt tóc, ngôi sao showbiz đưa ra các tiêu chuẩn vẻ đẹp hình thể mà tất cả các lĩnh vực của nghề hình ảnh học đều phải tuân theo”. Thời đại của chúng ta là thời đại mà chúng ta sống “vì ngoại diện chứ không phải thực tế”, một thời đại trong đó “thực tế không còn có ý nghĩa gì với bất cứ ai”.

Một tiểu luận sắc sảo

Từng trang của Sự bất tử đều lôi cuốn độc giả với lối nói trào phúng, những nhận xét dí dỏm. Kundera không phải là Montaigne, vốn được xem là người đã đưa tiểu luận thành một thể loại văn học nhưng rõ ràng ông thành công với những trang viết uyển chuyển, sâu cay.“Ở phương Tây, mọi người có thể nói và viết tất cả những điều mình suy nghĩ chứ không có trại tập trung nào treo lơ lửng trên đầu, vì vậy cuộc đấu tranh vì nhân quyền ngày càng được ưa chuộng thì nó càng bị mất đi mọi nội dung cụ thể, rốt cuộc trở thành một tư thế chung của tất cả đối đầu với tất cả, một thứ năng lượng biến mọi mong muốn của con người thành các quyền. Thế giới đã trở thành quyền của mọi con người, tất cả đều là quyền: mong muốn được yêu - quyền được yêu, mong muốn nghỉ ngơi - quyền được nghỉ, mong muốn có bạn - quyền được có bạn, mong muốn chạy quá tốc độ - quyền được chạy quá tốc độ, mong muốn hạnh phúc - quyền được hạnh phúc, mong muốn xuất bản sách - quyền được xuất bản sách, mong muốn ban đêm la hét nơi công cộng - quyền được la hét nơi công cộng. Người thất nghiệp có quyền vây hãm cửa hàng bán các loại hàng hóa đắt tiền, các phụ nữ mặc áo choàng lông có quyền mua trứng cá, Brigitte có quyền đậu xe trên vỉa hè, tất cả họ - người thất nghiệp, phụ nữ mặc áo choàng lông, Brigitte, đều thuộc đạo quân đấu tranh vì nhân quyền”.
Có thể coi Sự bất tử vừa là một tiểu luận sắc sảo vừa là một tiểu thuyết tuyệt vời, tuy không có sự căng thẳng đầy kịch tính như tác giả thừa nhận nhưng cũng đủ lôi cuốn. Nhưng đối với những độc giả đòi hỏi “những yếu tố cần thiết” đối với tiểu thuyết như nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, cấu trúc… thì sẽ cảm thấy Sự bất tử có phần khó đọc và thiếu tập trung.Đoạn văn trên ít nhiều khiến chúng ta cảm thấy đúng đắn trong nỗi hổ thẹn, một bản tóm tắt cực kỳ chính xác về nhiều hiện tượng quanh ta; có lẽ chỉ có một nhà văn với cách nhìn vấn đề đẫm chất Đông Âu, nửa cay đắng, nửa giễu cợt của Kundera, mới có thể bóc trần chúng ta đến thế. Chúng ta đều có thể thấy chính bản thân mình giữa thiên bình luận xã hội, văn hóa, nghệ thuật này của Milan Kundera.

Nancy Nguyễn
(news.zing.vn)