CTV Thanh Vũ/VOV.VN
“Khi Tổ quốc gọi” - một cuốn sách quý
24.08.2018
"Khi Tổ quốc gọi " - cuốn sách đã được sự hoan nghênh nhiệt liệt của nhiều lớp người, đặc biệt là của lớp trẻ.
In lần đầu với nhan đề “Khi Tổ quốc gọi tên mình” (Nhà xuất bản Trẻ - 2015), cuốn sách đã được sự hoan nghênh nhiệt liệt của nhiều lớp người, đặc biệt là của lớp trẻ. Ngay sau đó, cuốn sách được tái bản và năm 2018 này, được in lần thứ 3 với sự sửa chữa công phu của tác giả.
Tác giả cuốn hồi ký - Nguyễn Long Trảo - là một người lính Cụ Hồ, một thanh niên sớm được giác ngộ cách mạng, quê ở xã Mỹ Trà, huyện Cao Lãnh tỉnh Sa Đéc (nay là tỉnh Đồng Tháp).
Sau “mùa thu này, ngày 23” ông sớm gia nhập quân đội, được đi học trường lục quân Trần Quốc Tuấn phân hiệu Nam Bộ. Chiến đấu ở miền Tây rồi lên miền Đông Nam Bộ, những hồi tưởng của ông giúp người đọc hôm nay hiểu rõ hơn về mảnh đất phương Nam - “thành đồng Tổ quốc”.
Sau tháng 7/1954, tập kết ra Bắc rồi được cử đi học tại Trung Quốc, là người lính kỹ thuật, ông lăn lộn trong cuộc chiến đấu chống lại chiến tranh điện tử của quân đội Mỹ. Đất nước được giải phóng, chuyển sang làm kinh tế, ông cũng là một trong những người đi tiên phong trong sự nghiệp “đổi mới” mà Đảng ta thực hiện.
Thành tích đầy mình, nhưng ông không màng đến chức vị cao sang, sống cuộc đời bình dị. Và được sự khuyến khích của con gái, ông cặm cụi chép lại những hồi ức của mình. Không biết làm văn, nhớ sao chép vậy. Không ngờ lối kể chuyện đậm chất Nam Bộ lại tạo nên một giọng văn hấp dẫn.
Cuốn sách in lần thứ 3 (Nhà xuất bản Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh) dày khoảng 600 trang (khổ 15,5x23) có lời giới thiệu rất kỹ của nhà văn Trầm Hương, và lời bạt của Phó Giáo sư, Tiến sĩ Ngữ văn Phạm Thành Hưng (Đại học Quốc gia Hà Nội).
Trong lời giới thiệu của mình, nhà văn Trầm Hương viết rằng: Tôi đã không hối tiếc khi dừng lại mọi công việc để mở trang sách, đọc và nghiền ngẫm. Cảm ơn tác giả Nguyễn Long Trảo đã hào phóng tặng cho tôi quá nhiều viên ngọc quý dưới tầng tầng lớp lớp phù sa ký ức, được viết nên bằng tinh hoa của cả một đời người, của cả một thế hệ những người cầm súng chiến đấu cho lý tưởng.
Còn phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Thành Hưng thì nhấn mạnh rằng: Cuộc sống hiện thực dân tộc tự nó đã đầy chất thi ca. Và liệu có tiêu chí văn học nào đầy đủ hơn, tổng hợp hơn ba giá trị: Chân - Thiện - Mỹ thấm đượm trong từng trang văn “Khi Tổ quốc gọi”./.
Có thể bạn quan tâm
Bài học cuộc sống từ 'Những tháng năm rực rỡ'Cứ thênh thang sống, cứ bồi hồi thơ "Cỏ mã linh" - những lát cắt nhiều màu về thân phận phụ nữ Việt từ hậu chiến đến đương đạiPhát hành sách về tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu ThânSông nước biên thùy“Gọi đêm” ấm mãi tiếng của ngày đầy nắngSài Gòn không dễ dàng, nhưng vui!Chiếc lồng đèn của máTác phẩm thăm dò chiều kích phức tạp của tinh thần con ngườiTác giả Phi Tuyết gây sốt trong giới trẻ trở lại với cuốn sách mới