Họa sĩ Trần Thế Vĩnh: được sống với đam mê đó chính là hạnh phúc - Minh Hạnh

02.07.2019

Họa sĩ Trần Thế Vĩnh: được sống với đam mê đó chính là hạnh phúc - Minh Hạnh

Họa sĩ Trần Thế Vĩnh sinh năm 1986 tại Quảng Trị. Sau khi tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Huế, anh vào sống và vẽ tự do tại TP Hồ Chí Minh.

Một trong những nét nổi bật của họa sỹ Trần Thế Vĩnh là vẽ chân dung. Mỗi chân dung qua nét vẽ của Vĩnh đều toát lên thân phận ẩn dấu sâu xa và hiện lên phần hồn tinh túy nhất mà mỗi cuộc đời đã trải qua. Có được những chân dung như vậy, Trần Thế Vĩnh luôn chọn những người anh cảm thấy yêu, thấy thích để phóng bút chứ tuyệt nhiên không cố gắng bắt buộc mình.

Thời gian gần đây Trần Thế Vĩnh hay vẽ chân dung các văn nghệ sĩ, học giả, triết gia. Đến nay anh đã vẽ trên 50 bức tranh chân dung những nhân vật tiêu biểu trong giới nghệ sĩ, học giả triết gia của Việt Nam. Vốn ham thích đọc sách, nghe nhạc từ nhỏ, nên anh rất yêu mến, kính trọng tài năng của những người tài đó.

 

Trần Thế Vĩnh chia sẻ: “Tôi tìm đọc tác phẩm cũng như tìm hiểu về cuộc đời họ, sau đó truyền tải những gì tôi cảm nhận được từ cuộc đời, số phận của họ lên những bức tranh sao cho đúng nhất bản chất, thần thái chân thực của họ. Công việc này đối với tôi như một sự tri ân của một kẻ hậu bối trước những tiền bối tài năng, những người đã để lại nhiều giá trị tốt đẹp cho cuộc đời”.

Họa sĩ Trần Thế Vĩnh còn có mảng chân dung tự họa rất độc đáo. Trong bài trả lời phỏng vấn nhà báo Quỳnh Trang, anh cho biết: “Mảng chân dung tự họa tôi ham vẽ trong khoảng thời gian từ 2013 đến 2015, kết thúc bằng triển lãm cá nhân mang tên Bắt đầu từ đâu? Vào năm 2016. Tôi quan niệm, khi người họa sĩ tự vẽ mình chính là lúc họ đang tự soi gương, từng giờ từng khắc. Sự soi lại mình đó là hành trình vừa tự đặt câu hỏi, cũng là tự trả lời cho chính mình, rằng tôi là ai, tôi đến từ đâu, tôi có thực sự là tôi không khi vạn vật vô thường, tâm ta cũng vô thường. Vậy nên mỗi bức chân dung tự họa của tôi là một câu hỏi và là một câu trả lời tạm thời cho từng thời khắc đó”.

Trần Thế Vĩnh ngay từ thuở nhỏ luôn ước mơ sẽ trở thành họa sĩ và khát vọng lựa chọn ý nghĩa của đời mình là “sống để vẽ và chỉ vẽ mà thôi”. Anh ý thức về con đường mình đi và biết rằng, trên cuộc đời này, được sống với đam mê đó chính là hạnh phúc. Anh vẽ là để thỏa mãn khát vọng và tư tưởng của chính mình.

M.H

Bài viết khác cùng số

Về miền “Triệu Voi” - Văn KhoaGiáo dục nhân văn: Ý niệm và kiến nghị - Huỳnh Như PhươngKỳ nghỉ hè thú vị - Thu HiềnNghệ sĩ nhiếp ảnh Mỹ Dũng và biển trong chúng ta - Vũ Ngọc GiaoChuyện về đôi mắt - Huyền TrangChị tôi bên bến sông - Diệu PhúcNgười vẽ trời ở phía đằng Tây - Bùi Việt PhươngThượng nguồn - Lê TrâmTình trẻ bụi đời - Uwem Akpan Thơ Đỗ Xuân ĐồngGiả sử, anh, em và người khác - Bùi Tiến SĩChiều không anh - Nguyễn Cát ChuyênEm & mèo & tôi; Mùa xanh - Hoàng Thụy AnhVề nhánh san hô chết - Đỗ Thượng ThếTiếng gọi - Nguyễn Thị Anh ĐàoGiàn mướp đắng - Mỹ AnBỗng dưng - Quốc LongNhư quên mùa hè! - Tăng Tấn TàiTiếng ve rừng - Huỳnh Trương PhátQuê hương ngày trở về; Chiều Tịnh trúc viên - Nguyễn Tấn TuấnĐi tìm hạnh phúc cho quê hương; Bút Bác Hồ - Phan Thanh MinhNghệ sĩ Nhân dân Nguyễn Nho Túy người nghệ sỹ Tuồng xuất sắc - Thúy HườngNguyễn Ngọc Hạnh: Nặng lòng với quê - Diệu HuyềnĐọc “Thăng hoa sáng tạo và thẩm mỹ tiếp nhận văn chương” của Nguyễn Ngọc Thiện - Vy Thị PhươngSự tích miếu bà Trà Linh - Phạm LamCông trình Khi những lưu dân trở lại của Nguyễn Văn Xuân đã sớm vận dụng lý thuyết trung tâm và ngoại vi trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam - Vũ Đình AnhVăn trẻ đối diện quá khứ và thời đại - Nguyễn Thanh TâmNghệ thuật múa với hiện thực xã hội - Lê HuânHọa sĩ Trần Thế Vĩnh: được sống với đam mê đó chính là hạnh phúc - Minh Hạnh