Tính cách người Quảng trong ca dao - Ngọc Giao

17.02.2019

Xứ Quảng đây là chỉ Quảng Nam - Đà Nẵng, là vùng đất miền trung đầy nắng gió. Ca dao và ngôn ngữ trong ca doa xứ Quảng cũng mang sắc thái địa phương khác biệt. Ca dao, tục ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng thường có tính bộc lộ trực tiếp nhiều hơn. Điều đó có thể được bắt nguồn từ tính cách con người xứ Quảng chân chất, mộc mạc không quen với cách nói đưa đẩy, rào đón. Vì thế, rất nhiều câu ca của người dân đã thể hiện tâm tư, tình cảm của mình bằng những cách nói hết sức mộc mạc, dân dã.

Tính cách người Quảng trong ca dao - Ngọc Giao

Ta có thể tìm thấy cách nói ấy ở rất nhiều câu ca dao:

Bớ người ơn trọng nghĩa dày
Nắng ba năm không lạt mới một ngày mà phai

Người dân xưa Quảng đã không ngại ngần khi thốt lên với những lời lẽ nhắn gởi chân tình mà thẳng thắn. “Ơn trọng nghĩa dày” là ẩn dụ cho nghĩa tình đã dày công vun đắp giữa hai con ngƣời từng có chung niềmvui và nỗi buồn, đã từng sẻ chia biết bao nhiêu kỷ niệm yêu thương. Cụm từ “nắng ba năm không lạt” một lần nữa đã xác định và khẳng định thêm sự vững bền dài lâu của tình cảm ấy: thiên nhiên khắc nghiệt thật, cuộc sống có nhiều khó khăn, gian khổ thật, nhưng không thể làm mai một đi nghĩa tình. Điều khiến người nghe bất ngờ khi ý thơ sau lại là “mới một ngày mà phai”. Hai tín hiệu thẩm mĩ có ý hoàn toàn trái ngược không lạt và mà phai. Đến đây ta hiểu rõ hơn ý đồ nhắn gởi của người bình dân xưa: phải biết gìn giữ những tình nghĩa bền lâu, đừng vì một phút thờ ơ mà đánh mất đi những gắn bó mặn nồng của tình đời, tình người .

Đôi khi lời nhắn gởi lại là những lời trêu, ghẹo rất ý nhị và duyên dáng:

Bớ cô gánh nước trồng khoai
Cho xin một miếng trói dây tơ hồng

Nhân vật trữ tình là cô gái trồng khoai và anh. Dây khoai thường rất dai và chắc. Có lẽ vì thế mà chàng trai không xin cái gì ngoài dây khoai của em.Từ dây khoai, chàng trai bộc lộ ý định của mình: Anh xin dây khoai của emđể làm sợi dây trói chặt dây tơ hồng. Nhờ vậy việc xin dây khoai chỉ là cái cớ để chàng trai tỏ tình với cô gái. Đến đây “trói dây tơ hồng” đã trở thành một tín hiệu của chàng trai muốn gợi ý, đề nghị và trở thành sự trói buộc duyên phận của cô gái. Cái mộc mạc, không màu mè rất Quảng trong lời tỏ tình rất dân dã.

Bên cạnh những câu ca dao bắt đầu bằng từ “ bớ”, còn có rất nhiều câu ca dao bắt đầu từ cụm từ “Ai lên”. Lời nhắn gởi ở đây cũng rất phong phú, đa dạng:

Ai lên nhắn với Đại Bường

Lò hư gốm sụp hết đường tới lui


Đại Bường là tên gọi trước đây của làng Đại Bình. Đó là vùng đất xanh tươi trù phú, nằm ven sông Thu Bồn. Đây là câu hát ở vùng Thanh Hà (thuộc Hội An) chuyên làm nghề gốm, nghề gạch. Câu hát nhắn gởi từ miền xuôi đến với miền ngược. Hình ảnh “lò hư gốm sụp” là hình ảnh rất dân dã như câu nó cửa miệng, không phải chỉ để phản ánh về chiếc lò đã hư, mà thông qua hình ảnh này, tác giả dân gian muốn nhắn gởi duyên tình của chúng ta đã dở dang rồi. Nó không còn nguyên vẹn như ngày xưa nữa, tất cả đã hết rồi. chuyện tình yêu đã kết thúc. Cách nói gợi hình ảnh và rất mộc mạc, chân chất của người Quảng đã giúp bài ca dao thêm sinh động và giàu ý nghĩa biểu cảm.

Có khi lại là lời nhắn thể cái nhìn rất tỉnh táo, rất thực tế trong tình yêu:

Bạn ơi thả áo ta về
Kẻo cha ta kêu cờ bạc, mẹ ta đề gái trai

Thông thường trong tình yêu không thể không có những lúc trai gái gặp gỡ, hẹn hò. Trong nhịp đập của trái tim mới lớn, tình yêu lúc nào cũng thổn thức, cũng rộn ràng với bao điều lưu luyến. “Thả áo ta về” là lời  nhắn gởi về giới hạn không gian và thời gian trong tình yêu. Lẽ thường tình khi yêu nhau với một tình yêu say đắm, ai cũng muốn được gần nhau để chia sẻ niềm vui và nỗi buồn. Khác với nhiều bài ca dao toàn quốc khi đề cập đến sự lưu luyến trong tình yêu có nhiều câu ca dao đầy chất thơ. Người Quảng thể hiện tình yêu cũng không vòng vo, rào đón, mà  thể hiện một cách sống chân chất và trung thực. Chính vì thế, trong ca dao, tục ngữ Quảng Nam - Đà Nẵng ta ít gặp cách nói hoa mỹ, bóng bẩy. Đó cũng là một nét đặc trưng riêng thể hiện khá rõ nét trong từng trang viết của ngƣời bình dân xứ Quảng.

Cách mở đầu trực tiếp giống như cách nói thường ngày :

Tiếng đồn ba xã Phú Chiêm
Trồng dâu có mả, ươm tằm được tơ

Phú Chiêm, Thanh Chiêm là vùng đất thuộc xã Điện Phong, Điện
Bàn, nơi các đời chúa Nguyễn chọn để đóng dinh trấn Quảng Nam, có vai trò
rất lớn trong sự việc mở mang bờ cõi của dân tộc. Đây cũng chính là nơi đất
đai trù phú, con ngƣời giỏi giang. Thông qua hai tín hiệu thẩm mĩ “trồng dâu
có mả”, “ươm tằm được tơ”, tác giả dân gian muốn thể hiện truyền thống hiếu
học và tài năng của những người con của quê hương xứ Quảng.


Khi phê phán một sự việc gì cũng rất thẳng và dùng những hình ảnh rất gần gủi:

Lập vườn mà chẳng viếng thăm
Trâu băng, bò dẫm mấy năm cho thành vườn

Hình ảnh trâu băng, bò dẫm là một hình ảnh có thật và rất thực tế diễn ra ở
một số gia đình. Ở đây, đề cập đến vấn đề này không phải chỉ để nói cảnh trâu
băng, bò dẫm vào mảnh vườn chưa lập xong, mà nhằm phê phán những con
người làm việc không đến nơi đến chốn, xem nhẹ, bỏ bê những công sức mà
mình đã từng bỏ ra, để cuối cùng thất bại, không thu được lợi ích gì. Cụm từ
“trâu băng bò dẫm” được thể hiện rất giàu hình ảnh và tính biểu cảm cao qua
chất liệu ngôn ngữ bình dân, không màu mè, gọt giũa của người bình dân xứ
Quảng.

Song song với nghề nông, là sự tồn tại của cư dân miền biển. Cho dù ở
miền nào thì người bình dân vẫn chung một cách nói rất bộc trực:

Đừng chê bạn rỗi tanh hôi
Có nhờ bạn rỗi mới rồi bữa cơm

Bạn rỗi là chỉ những nguời bán cá, gánh cá bán rong. Người làm cá, bán cá thì phải nghe mùi tanh, hôi của cá, đó cũng là lẽ thường tình. Trong câu ca dao trên, không nhằm nói đến người bán cá hoặc mùi cá, mà thông qua đó để nói đến tính lợi ích và giá trị của con người. Cụm từ mang tín hiệu thẩm mĩ “mới rồi bữa cơm” là một sự khẳng định vai trò của con người trong mọi hoàn cảnh và điều kiện sống, mỗi người một công việc, một nghề nghiệp sống. Tất cả đều cần thiết và có vai trò nhất định. Cách nói thẳng thắn, bộc bạch không hề rào trƣớc, đón sau của người xứ Quảng có giá trị nhắc nhở sâu sắc trong đạo lý làm người.

Trong quá trình sống, đấu tranh và sinh tồn đã tạo cho người Quảng
một thái độ sống rạch ròi, cương quyết trong cách đánh giá, ứng xử:

Cây mô có trái thì rào
Cây mô không trái đạp nhào xuống sông

Ta thường quen thuộc với quan niệm của nhân dân ta là “ăn cây nào rào
cây ấy”. Cũng nội dung ấy song trong cách nói của người Quảng có gì đó sắc
bén hơn, gai góc hơn. Cách nói ấy phát xuất từ cách ăn cục nói hòn của người
xứ Quảng.

Thỉnh thoảng ta bắt gặp một cách vào đề rất thẳng thắn mà giàu sức
khơi gợi:

Người ta ăn ở vuông tròn
Sao anh ăn ở như đờn đứt dây

Hai cụm từ có tín hiệu thẩm mĩ xuất hiện đề cập đến hai cách ăn ở trái
ngược nhau: “vuông tròn” và “đờn đứt dây”. Vuông tròn gợi hình ảnh tròn,
đầy trọn vẹn. Đờn đứt dây gợi hình ảnh dừng lại nửa chừng, dang dở. Tác giả
dân gian sử dụng biện pháp tu từ so sánh nhằm làm nổi bật cách sống, cách
ửng xử đúng đắn, có tình có nghĩa và phê phán cách sống, cách ứng xử thiếu
nghĩa tình, đành đoạn.

Ở một bài ca dao khác là lời than vãn, oán trách cũng rất Quảng:

Trời ơi răng rứa trời hè
Bỏ mây đứt đoạn, bỏ bè trôi sông

Hình ảnh “mây đứt đoạn”, “bè trôi sông” nhằm miêu tả sự dang dở, đứt
đoạn của duyên tình. Nó còn biểu hiện sự trôi nổi không biết đi về đâu của
tình cảm ấy. Nhiều khi là những câu hỏi rất hóm hỉnh mà sâu sắc:

Đi đâu mà chẳng thấy về
Hay là đã mắc lời thề ở đâu

Khi yêu nhau ngƣời ta hay thề thốt để làm tin và để thể hiện tình yêu
của mình. Trong câu ca dao, “lời thề” đã trở thành tín hiệu thẩm mĩ chỉ hành
động bắt đầu gắn bó của hai con người đã tìm thấy sự đồng điệu trong tâm
hồn. Câu nói như lời nói thường ngày vì thế nó giàu sức biểu cảm.

Ca dao, tục ngữ xứ Quảng không chỉ gần gũi với người đọc, người nghe
mà còn thể hiện tính cách bộc trực, trọng tình của con người xứ Quảng, là những biểu tượng nghệ thuật đẹp, nhiều lớp nghĩa, nói hộ cho nỗi lòng người dân.

N.D