Yêu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu của nhân dân ngày càng cao - Nguyễn Trường Hoàng

22.12.2016

Yêu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu của nhân dân ngày càng cao - Nguyễn Trường Hoàng

Ngày 24 tháng 12 năm 2001, Chủ tịch UBND thành phố có quyết định thành lập Hội Nghệ sĩ Sân khấu Đà Nẵng. Từ đó đến nay, được sự quan tâm của lãnh đạo thành phố và Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật thành phố Đà Nẵng, Hội đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố.

 Quảng Nam - Đà Nẵng trước đây có 4 đoàn hoạt động sân khấu chuyên nghiệp là Đoàn tuồng, Đoàn Dân ca kịch, Đoàn kịch nói, Đoàn cải lương Sông Hàn. Theo chủ trương của Bộ Văn hóa thông tin lúc bấy giờ, các địa phương chỉ giữ lại các đoàn sân khấu dân tộc được nhà nước tài trợ, còn các đơn vị nghệ thuật khác tự nuôi sống mình, lấy thu bù chi. Do kinh phí eo hẹp, biên chế bị cắt giảm nên năm 1992 chúng ta phải giải thể đoàn kịch nói, đồng thời đưa đoàn cải lương tập thể Sông Hàn quy lại hình thức dân doanh. Không thể tự nuôi sống mình được một thời gian, đoàn tan rã. Tuy nhiên trong bức tranh đen tối ấy cũng ngời lên một điểm sáng, theo đề nghị của Sở Văn hóa thông tin năm 1992, UBND tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng đã quyết định thành lập nhà hát Tuồng với nòng cốt là Đoàn Nghệ thuật Tuồng. Đây là việc làm cần thiết nhằm tạo điều kiện để bảo tồn nghệ thuật quý báu, đào tạo, bồi dưỡng lớp nghệ sĩ trẻ kế cận, tiếp tục đưa nghệ thuật Tuồng đến với khán giả, nhất là với lớp trẻ.

Năm 1997, Quảng Nam - Đà Nẵng chia tách thành tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng trực thuộc Trung ương. Như vậy từ năm 1997 đến nay, thành phố Đà Nẵng chỉ còn một đơn vị nghệ thuật là nhà hát Tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh. Được sự quan tâm và đầu tư của lãnh đạo thành phố, nhà hát đã phát triển không ngừng, trở thành một đơn vị nghệ thuật sân khấu dân tộc mạnh của cả nước, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của thành phố.

Với những cống hiến, tinh thần phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng; 20 năm qua nhà nước đã phong tặng anh chị em nghệ sĩ thành phố 2 nghệ sĩ nhân dân, 17 nghệ sĩ ưu tú. Tiêu biểu như nghệ sĩ nhân dân Trần Đình Sanh, nghệ sĩ nhân dân Nguyễn Thị Thu Nhân. Suốt đời gắn bó với nghệ thuật sân khấu, tinh thần tận tụy phục vụ nhân dân, là tấm gương để nghệ sĩ trẻ học tập.

Được sự giúp đỡ của thành phố, sự chỉ đạo trực tiếp của Liên Hiệp hội, những năm qua Hội Nghệ sĩ Sân khấu đã mở 4 lớp đào tạo phong cách biểu diễn và hô hát các làn điệu dân ca cho 260 học viên phong trào văn nghệ quận, huyện, xã, phường và trường học. Hiện nay các học viên là hạt nhân phong trào văn nghệ cơ sở.

Đã dàn dựng 3 kịch bản, 7 kịch ngắn vui - kịch ngắn gồm có: Không gian thì thầm, Cây ghi ta hai trong một, Bên bờ vực thẳm, Câu chuyện đường phố, Xuân thắm miền hải đảo; Hương quê, Chuyện tổ chuyện thôn. Ba kịch dài: “Đội kịch chim chèo bẻo” của Nguyễn Văn Niêm, “Một mạng người” của Đào Hồng Cẩm, “Chuyện tình bên dòng sông Thu” của Lưu Quang Vũ - Hồ Hải Học. Đã biểu diễn 30 buổi cho các địa phương và phục vụ chương trình xây dựng Nông thôn mới. Hội biểu diễn ở đâu cũng để lại cho khán giả những ấn tượng tốt đẹp, tất cả các tiết mục của Hội đều được Đài Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng DRT thu và phát rộng rãi cho công chúng xem và nghe đài.

Hội Nghệ sĩ Sân khấu là Hội chính trị nghề nghiệp, hằng năm không được giao kế hoạch và kinh phí hoạt động cụ thể nên việc hoạt động của Hội gặp không ít khó khăn. Nhưng với tinh thần phục vụ nhân dân, được sự giúp đỡ của thành phố và Liên Hiệp hội, Hội dàn dựng vở kịch “Chuyện tình bên dòng sông Thu” của Lưu Quang Vũ - Hồ Hải Học. Tham gia biểu diễn có 45 người như nghệ sĩ kịch, nghệ sĩ múa, nhạc công, hậu đài, số lượng như thế mà tập hợp được tổ chức tốt chương trình phục vụ Nông thôn mới, được lãnh đạo và nhân dân khen ngợi. Đó là kỷ niệm đáng nhớ trong hoạt động sân khấu của mình.

Thành phố Đà Nẵng đang phát triển nhanh chóng để trở thành thành phố “văn minh, hiện đại”, yêu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu của nhân dân ngày càng cao. Rõ ràng hoạt động sân khấu khó theo kịp nhu cầu chính đáng đó của xã hội. Sân khấu thành phố thiếu sự hấp dẫn, sôi động, đơn điệu về loại hình khi chỉ có mỗi nghệ thuật tuồng. Sân khấu thành phố thiếu những loại hình sân khấu khác, khó có thể phục vụ đáp ứng yêu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng. Rất mong lãnh đạo thành phố quan tâm đầu tư thành lập đoàn kịch nói để phục vụ nhân dân và nhiệm vụ chính trị của thành phố.

 Sân khấu là loại hình nghệ thuật phản ánh kịp thời cuộc sống đời thường và hình thái xã hội, xây dựng, tôn vinh những nhân tố tiêu biểu, dám nghĩ dám làm và chịu trách nhiệm trước xã hội. Phê phán đẩy lùi những thói hư tật xấu, xây dựng tính chân thiện mỹ của con người. Xem nghệ thuật sân khấu sẽ rút ra bài học bổ ích cho chính bản thân mình. Mong các bạn trẻ hãy tìm hiểu về nghệ thuật sân khấu, xem các chương trình, kịch biểu diễn trên sân khấu. Nếu có điều kiện, hãy tham gia hoạt động sân khấu.

 

N.T.H

Bài viết khác cùng số

Nước mắt khô - Quế HươngNgười yêu cũ - Thanh QuếCâu chuyện Đà Nẵng - Thái Bá LợiBí mật Sơn Trà - Nguyễn Nhã TiênĐà Nẵng trong trái tim tôi - Phạm Thị Hải DươngĐà Nẵng, những ký ức đan xen... - Trương Điện ThắngĐÀ NẴNG - Điểm sáng trên bản đồ du lịch Đông Nam Á - Trần Trung SángLiên hiệp Văn học - Nghệ thuật TP Đà Nẵng: Nhớ lại những ngày đầu năm 1997 - Thanh QuếVăn học nghệ thuật Đà Nẵng -Hai mươi năm nhìn lại - Bùi Văn TiếngKhúc hát tình người - Hoàng Hương ViệtThương nhớ anh Trương Quang Được - Người Bí thư Thành ủy đầu tiên của Đà Nẵng trực thuộc Trung ương - Bùi Văn TiếngTheo cách Đà Nẵng - Bùi Công MinhĐà Nẵng - Thành phố của những danh hiệu - Dân HùngCởi phăng cúc áo cỏ mật - Nguyễn Thị NhiênChiều nay sông khóc - Nguyễn Thị Anh ĐàoLau một tiếng nói - Trần TuấnÁm ảnh - Ngô Liên HươngDưới bóng quê nhà - Nguyễn Hoàng ThọGió ở Nại Hiên Đông - Nguyễn Đông NhậtVới Bà Nà - Vô BiênNhư là nỗi nhớ - Mai Hữu PhướcSao không nhìn bình minh - Thái Bảo - Dương ĐỳnhCùng em thăm lại sông Hàn - Lê Đình HùngĐà Nẵng thu - Nguyễn Hải LýThức nhớ làng quê - Trường KhánhLên Yên Tử - Nguyễn Xuân TưTrường cũ yêu thương - Nguyễn KiênThơ Vạn LộcGiữa trơ trụi - Bùi Công MinhVăn học Đà Nẵng khát khao vươn đến cái mới - Linh Thy (lược ghi)Nghệ sĩ múa Đà Nẵng hòa cùng nhịp điệu phát triển của thành phố - Lê HuânYêu cầu thưởng thức nghệ thuật sân khấu của nhân dân ngày càng cao - Nguyễn Trường HoàngHội Điện ảnh Đà Nẵng Dấu ấn phim tài liệu - Huỳnh HùngPhim tài liệu và lựa chọn mới của những người làm phim trẻ - Trương Vũ QuỳnhMỹ thuật Đà Nẵng: Mong muốn đưa tác phẩm đến công chúng ngày một gần hơn - Đình HiệpNhiếp ảnh Đà Nẵng: Những nỗ lực không mệt mỏi - Đình Hiệp Kiến trúc Đà Nẵng: Hướng đến một nền kiến trúc xanh - Linh ThyHội Âm nhạc thành phố Đà Nẵng: Chú trọng những chuyến đi thực tế - Phương MaiNhạc trẻ Đà Nẵng hướng đến cái mới, lạ... - T.T.SHội Văn nghệ Dân gian thành phố Đà Nẵng: Những bước đầu hình thành và phát triển - Phương MaiVăn hóa dân gian Đà Nẵng - 20 năm một chặng đường - Huỳnh Thạch Hà