Thơ Nguyễn Đông Nhật

01.06.2019

Thơ Nguyễn Đông Nhật

Đêm hè

Những giấc ngủ không muốn lặng yên

dù mọi thanh âm dần tan chìm.

Cái chảo rang bóng tối vô hình

đè lên hơi thở.

 

Những hàng cây không hình dáng

lù mù buông ra lời đe dọa.

Không còn sự nồng nhiệt nặng nề

của một ngày ẩm ướt xa xăm.

 

Thế là trong chiếc ghế gãy chân

kỷ niệm chỉ còn một vị nhạt.

Đôi nhánh cành khô yếu ớt rung lên

chậm, thật chậm trái tim đau yếu.

 

Bên dưới bức tường câm lóe lên ánh sáng

không kịp soi rõ vật gì

 

Dường như cơn giông sắp đến?

 

Vẽ một chân dung muộn

Em đến chậm

khi ngày tôi đang tắt dần. Phía sau quầng sáng ấy

cái ánh kêu gọi mơ hồ

cái hửng lên có thực…

em hiện ra bất ngờ

bằng thịt xương từ cảm xúc.

 

Tôi bắt đầu vẽ, theo thói quen mù.

Nhưng nhìn trước những vực sâu chờ đón,

chất liệu của cơn mơ này, tôi chọn:

tiếng động, mùi hương và ánh sáng.

Thứ ánh sáng dường như đã gặp, trong yên lặng.

 

Bức tranh không thể: chính Em là nguyên liệu.

 

Em là con đường tôi bước đi

con đường của mê trận không ngừng biến hiện.

Con đường mơ giữa chớp lòa khoảnh khắc

chân dung em bay lên

bằng tôi - trong - sạch.

N.Đ.N

Bài viết khác cùng số

Liên hiệp các Hội Văn học và Nghệ thuật thành phố với việc thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI - Bùi Văn TiếngPhước Trà một thuở - Nguyễn Bá ThâmBiền dâu sông lụa - Kỳ NamCó một dòng sông... không chảy - Vũ Ngọc GiaoĐêm pháo hoa - Đoàn Thạch BiềnĐồng tiền rong chơi - Nguyễn Thị Liên TâmThailand du ký - Mai Hữu PhướcCon yêu của mẹ - Outhine BounyavongThơ Nguyễn Tấn SĩNgười đàn bà với chiếc gương soi - Thiều HạnhNgày bình yên - Nguyễn Hải LýMột ngày không chờ - Ngân VịnhThơ Nguyễn Đông NhậtThơ Nguyễn Hoàng ThọChú khỉ ở vườn thú - Thanh QuếNữ thần Thiên Y Ana và sự tiếp giao văn hóa tại các miếu thờ trên địa bàn quận Ngũ Hành Sơn - Đinh Thị TrangTranh Trần Trung Sáng: một hiện thực siêu thực - Trần Phương KỳKiến trúc đền tháp Ấn Độ: Đóng góp cho di sản thế giới thông quađền tháp Hindu Giáo ở Champa (Việt Nam) - Rakesh Tewari(*)Giao lưu giữa vương quốc Chiêm Thành (Champa) và đế chế Chola dưới triều vua Harivarman và Jaya Harivarman thế kỷ 11 và 12: Dẫn chứng từ lịch sử nghệ thuật - Trần Kỳ PhươngVề giáo dục âm nhạc cho trẻ em - Trương Đình QuangMong nhạc sĩ Đà Nẵng sinh thành nhiều tác phẩm mới được công chúng đón nhận, yêu thương - PV