Sự trỗi dậy của điện thoại thông minh trong tiểu thuyết hiện đại

23.08.2023
Ngô Thuận Phát (dịch)
“Chúng làm gián đoạn câu chuyện và phá vỡ cốt truyện” - không có gì ngạc nhiên khi các tiểu thuyết gia không quan tâm đến điện thoại di động. Nhưng một thế hệ những cây viết mới đang đặt công nghệ vào trọng tâm tác phẩm của mình.

Sự trỗi dậy của điện thoại thông minh trong tiểu thuyết hiện đại

Các tiểu thuyết gia gần đây đã đưa điện thoại vào tác phẩm của mình.

Liệu bạn có gọi điện thoại trong một thế giới hư cấu không? “Điện thoại di động” và “điện thoại thông minh” dường như nghe quá “xâm phạm” đến mức chói tai trong những ngày này. Điều này có thể là do chúng ta muốn đọc tác phẩm mang tính hư cấu một phần để thoát khỏi điện thoại của mình vì chúng thu hút quá nhiều sự chú ý của chính chúng ta. Điện thoại, loại mà ai cũng đều có trong tay, là một phần của cuộc sống hàng ngày, khi chúng ta chạm vào chúng thường xuyên như chạm vào gương mặt mình.

Nhưng điện thoại trong tiểu thuyết đòi hỏi một sự khéo léo, bởi lẽ nếu các nhân vật sử dụng chúng theo mệnh lệnh của chủ nghĩa hiện thực, họ sẽ cảm thấy mình bị gián đoạn trên trang bản thảo giống như khi được các tiểu thuyết gia bắt phải ăn tối. Nhưng nếu việc ngồi cùng một bàn còn có thể nói chuyện, thì việc lướt trên màn hình giờ này qua đến giờ khác có gì để tái hiện lại? Làm thế nào các tác giả có thể thay đổi những thách thức này?

Giống như nhà vệ sinh và việc làm được trả lương, thật ngạc nhiên là tần suất các nhà văn viết tiểu thuyết hiện thực bỏ qua điện thoại là khá đáng kể. Nhà văn đoạt giải Nobel J.M. Coetzee đã viết một bức thư nổi tiếng cho Paul Auster nói rằng ông không sẵn sàng “viết tiểu thuyết trong đó mọi người đi khắp nơi với các thiết bị điện tử cá nhân”. Bởi vì, nếu “mọi người đều có quyền truy cập dù ít dù nhiều vào những dữ liệu thuộc sở hữu riêng của người khác, thì cuộc sống đó trông sẽ ra sao?” Ông cũng than thở về tác động của công nghệ di động lên “tiểu thuyết ngoại tình”, dù chắc chắn Sally Rooney đã cho ta thấy chẳng gì phải sợ chúng cả.

“Nếu bạn muốn viết về sự tồn tại đương đại, bạn không thể từ chối điện thoại thông minh. Đó là một phần quan trọng trong cuộc sống của mọi người,” Jem Calder, tác giả của tập truyện ngắn Reward System khám phá chi tiết về sự tách biệt mà điện thoại thông minh tạo ra, chia sẻ. Trong khi một số tác giả chọn thời điểm hoặc địa điểm ngoài tầm với của công nghệ di động, thì Calder lại lập luận rằng giống như “một thành phố hay một nhân vật, điện thoại thông minh cũng có khả năng tự khẳng định mình”. Anh ấy rất vui khi đặt điện thoại vào các tác phẩm cả khi nó không được dùng để làm gì cả. Nó rất có thể nằm im nhàn rỗi bên cạnh bồn rửa, trượt từ chỗ bàn nhảy lên trên giường và được cầm nắm một cách lơ đãng trong những bàn tay “không sử dụng điện thoại thông minh”.

Tất nhiên, điện thoại có thể mang cốt truyện cũng như thách thức việc tạo ra nó. Giống như Coetzee lo lắng về tiểu thuyết ngoại tình, những người khác đã phàn nàn về tác động của phim kinh dị và các tiểu thuyết tội phạm đối với khán giả phía sau màn ảnh. Điện thoại di động cũng có khả năng tạo ra điều đó. Cuốn tiểu thuyết Cell của “ông hoàng trinh thám” Stephen King xuất bản vào năm 2006 thực sự đã xây dựng nên một câu chuyện kinh dị dựa trên ý tưởng về một tín hiệu khi phát qua mạng điện thoại thì sẽ biến những người nghe thấy nó thành những kẻ giết người. Trong Gone Girl – Cô gái mất tích, một tác phẩm trinh thám phá án nổi tiếng khác, lần đầu người đọc nghe thấy giọng nói của nhân vật chính hiện đang mất tích là từ trong hộp thư thoại, và chính điều kì bí ấy đã thúc đẩy nên những sự hồi hộp.

Trong các tác phẩm thiên về khía cạnh tình cảm khác như của Elizabeth Strout và Tessa Hadley, điện thoại xuất hiện chủ yếu để gọi và nhận cuộc gọi. Tiểu thuyết Hadley's Late in the Day bắt đầu bằng tiếng chuông điện thoại và một thông điệp truyền qua ống nghe về một cái chết, từ đó mở ra một mối quan hệ 4 người vô cùng phức tạp của cốt truyện này.

Nhưng vẫn có một “độ trễ” nhất định đối với vấn đề sử dụng điện thoại thông minh trong tiểu thuyết văn học, dẫn đến tác phẩm hư cấu luôn phải vật lộn để mà theo kịp. Có lẽ là để đùa giỡn với sự lỗi thời này, Strout – nhà văn đoạt giải Pulitzer, đã từng đưa ra nhận xét của nhân vật Lucy Barton trong cuốn Oh William! như sau: “Tôi đã không thể nhìn thấy một chiếc điện thoại nắp gập suốt nhiều năm rồi.” Mãi cho đến phần tiếp theo của bộ tác phẩm được viết trong thời Covid, Lucy by the Sea, thì các nhân vật của nữ tiểu thuyết gia mới thực sự nắm bắt công nghệ di động, sử dụng điện thoại để gửi tin nhắn, trò chuyện qua loa cũng như phát nhạc. Cuốn sách này cũng có nhiều tham chiếu về công nghệ này đến mức gấp đôi trong cuốn xuất bản 1 năm trước đó là Oh William! Nhưng rồi đại dịch thay đổi tất cả, tiểu thuyết cũng vậy, khi công nghệ di động sẽ giúp cho các nhân vật cố gắng vượt qua.

Một nhà bình luận cho rằng “rất nhiều nhà văn lựa chọn không sử dụng những công nghệ này vì điện thoại thông minh sẽ đặt tác phẩm của bản thân họ vào một thời điểm cụ thể. Và những người viết tỏ ra lo lắng và tính trường tồn của những trải nghiệm mà mình viết ra”. Thế nhưng ngay cả những nhà văn từng đi tiên phong trong việc đưa các công nghệ di động vào trong tác phẩm hư cấu thì giờ đây dường như bị bó buộc vào thời đại của họ.

Chẳng hạn như các tiểu thuyết của Sally Rooney nói về thế hệ 8x,9x thì vẫn có nhiều nhân vật chọn cách liên lạc thông qua email - một phương thức liên lạc có vẻ trẻ trung như là Facebook. Trong khi đó với Jennifer Egan – một người chiến thắng giải Pulitzer khác, thì phải 3 năm sau khi chiếc iPhone đầu tiên được tung ra thị trường thì nó mới được nhắc đến trong các cuốn sách.

Giờ đây sẽ thật dễ dàng để cảm thấy hoài niệm về những câu chuyện được viết trước khi điện thoại thông minh được phát minh ra. Lịch sử văn chương có thể đã rất khác đi nếu Odysseus sẽ dễ dàng tìm được đường về nhà, Holden Caulfield sẽ không lang thang ở New York, đi từ buồng điện thoại công cộng này sang điện thoại công cộng khác…

Nhưng có lẽ đã đến lúc đánh giá trở lại những gì công nghệ di động có thể mang lại cho các khía cạnh thiên về viễn tưởng. Trong cuốn tiểu thuyết Rocannon's World xuất bản vào năm 1966, nữ tiểu thuyết gia Ursula K Le Guin đã tạo ra “ansible”, một hệ thống liên lạc hoạt động nhanh hơn tốc độ ánh sáng. Vì vậy nếu như điện thoại thông minh chưa bao giờ được tạo ra, các tiểu thuyết gia cũng sẽ phát minh ra chúng.

(VNQĐ)