Sự mất ngủ của lửa
Năm 1990, tôi xuất bản tập thơ đầu tay với tên gọi Ngôi nhà 17 tuổi. Một buổi chiều của năm 1991, khi tới và nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc đang đạp xe bên hồ Thiền Quang thì gặp nhà thơ Vân Long. Ông thông báo tập thơ Ngôi nhà 17 tuổi đã lọt vào chung khảo Giải thường Hội Nhà văn Việt Nam năm 1991. Ngay sau đó, nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc và tôi tạt vào một quán nước chè bên bờ hồ Thiền Quang. Nhà thơ Nguyễn Lương Ngọc chúc mừng tồi. Nhưng tôi đã nói với anh: “Tôi thực sự không muốn tập thơ Ngôi nhà 17 tuổi được giải”.
Ở Ngôi nhà 17 tuổi, tôi đã nhận ra: trên gương mặt tôi đôi luc thoáng hiện một gương mặt khác, trong giọng nói tôi đôi lúc lại pha một giọng nói khác. Trong khi đó, có một giọng nói đặc “thổ âm” của tôi vẫn ngày đêm vang lên trong tôi. Đây là lý do mà tôi không muốn tập Ngôi nhà 17 tuổi được trao giải. Tôi chỉ muốn được thừa nhận khi tôi thực sự là tôi và không có bất cứ một cái bóng của ai đó dù một chút thoáng qua. Và Ban giám khảo Giải thưởng Hội Nhà văn năm đó đã không trao giải cho tập thơ ấy. Đó là sự may mắn cùa tôi.
Khi Ngôi nhà 17 tuổi ra đời, tôi càng nhìn thấy rõ hơn gương mặt mình và nghe rõ hơn giọng nói mình ở bời ngoài tập thơ này. Và tôi đã viết tập Sự mất ngủ của lửa trong vòng một năm sau đó. Sự mất ngủ cùa lửa được Nhà xuất bản Lao Động ấn hành năm 1992 và được trao Giài thưởng Hội Nhà văn 1993. Tôi thực sự cám ơn Nkà xuất bản Lao Động đã đề cử tập thơ cho Giài thưởng Hội Nhà Văn và cám ơn Ban giám khảo Giải thưởng Hội Nhà văn năm đó đã trao giải cho Sự mất ngủ cùa lửa.
Nhưng trong Ngôi nhà 17 tuổi trước dó, tôi đã viết bài thơ “Lạc nhịp” và đặt ở sát cuối tập. Trơng bài thơ này tôi vừa viết về tôi trong "một bản đồng ca thánh thót” và ý chí ra đi khỏi dàn đồng ca đó. Những câu thơ của “Lạc nhịp” đả tuyên ngôn con đường sáng tạo của tôi:
Thế mà tôi lạc nhịp ra đi
Cánh chim mỏng ngược về nơi chớp giật
Và ngọn gió đón tôi vào đội ngũ
Một nửa tôi hóa bão cuối chân trời
Thế mà tôi lạc nhịp đi ra
Khư ngựa hoang cắt mình qua cỏ cháy
Cỏ xòe lá đón tôi vào với cỏ
Một nửa tôi thành gai trên lá cỏ non mềm
Sau khi Sự mất ngủ của lửa được trao giair, một cơn bão với các bài phổ phán cay nghiệt và những lời bàn tán đầy nhạo báng dã đổ xuống tôi. Trên Tạp chí Văn thành phố Hồ Chí Minh, một nhà thơ vừt viết về sự suy đồi nhân nhân cách của tôi thông qua một hai bài thơ trong Sự mất ngủ của lửa. Nhưng cho tới tận bây giờ, tôi chưa một lần lên tiếng phản bác lại những phê phán và suy xét dó. Vì sao? Chỉ vì tôi tin vào con đường của tôi và không bao giờ chối từ gương mặt cùa chính tôi, từ chối giọng nói cùa chính tôi. Tôi phải là chính tôi và không phải bất kỳ một ai khác kể cả một vị Thánh. Và suốt 23 năm kể từ ngày tập thơ được trao giải, tôi đã không hề đổi thay con đường tôi đã đi.
Xăm nay tôi tái bản Sự mất ngủ của lửa sau 23 năm kể từ lần xuất bản thứ nhất. Có một điều vô cùng đặc biệt trong lần tái bản này: Đó là Sự mất ngủ của lửa có hai văn bán. Một văn bản bằng ngôn từ và một văn bản bằng hội họa. Các bức phụ bản trong tập thơ mang đến cho tôi và bạn đọc một văn bản khác của Sự mất ngủ của lửa. Cái văn bản thứ hai này làm cho Sự mất ngủ của lửa thêm một không gian mới, một nhịp điệu mới và một suy tưởng mới. Và một sự thật ìà: Sự mất ngủ của lửa trong văn bản của hội họa đã kích động tôi đọc lại Sự mất ngủ của lửa bằng ngồn từ như là tôi chưa bao giờ biết đến nó trước đó.
Tời xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các họa sỹ Lê Thiết Cương, Đào Hải Phong, Hoàng Phượng Vỹ, Phạm Trần Quân, Phương Bình, Tào Linh, Doãn Hoàng Lâm, Ngô Thị Bình Nhi, Nguyễn Quốc Thắng, Đỗ Dũng, Nguyễn Nghĩa Cương, Đặng Tiến, Trần Gia Tùng, Trần Vinh, Nguyẫn Đình Vũ và cám ơn Công ty Liên Vỉệt đã tái bản tập thơ này.
Lời cám ơn đặc biệt được dành gửi tới họa sỹ Le Thiết Cương, người luôn coi Sự mất ngủ của lửa và những tác phẩm văn học của các nhà văn bạn bè mà anh đã nhận lời làm giúp phần mỹ thuật như là tác phẩm của chính anh với một trách nhiệm cao nhất và ngập tràn cảm hứng. Tôi đã ủy thác cho họa sĩ Lê Thiết Cương quyết định tất cả mọi điều liên quan đến việc tái bản tập thơ mà không cần phải hỏi lại hay xem lại cho đến khi tập thơ ra mất.
Mới đấy mà đã gần một phần tư thể kỷ. Thời gian cứ thế trôi đi và nhạo báng tất cả những gì không có khả năng đi cùng nó.
Không phải cơn sốt giam cầm ta
Không phải sự hèn yếu giam cầm ta
Ô cửa mùa đông mở ra lặng lẽ
Ta gặp mẹ ta năm Người mười bảy
Những răng lược gỗ mòn cắn ngập mái tóc Người
Ta gặp cha ta năm Người hai mươi tuổi
Dưới những nhát búa cùn
Từng khúc xoan tươi toác ra tiếng cười của lửa
Ô cửa mùa đông mở ra lặng lẽ
Chiếc áo sơ sinh của con ta phơi vừa bay qua đó
Cái mỉm cười nhạo báng của thời gian
(Khúc VI, Mười một khúc cảm, Sự mất ngủ của lửa)
Thị xã Hà Đông, Trung thu năm 2015
Nguyễn Quang Thiều