Kỹ năng sáng tác sẽ nảy sinh những khác biệt phi thường

28.01.2021
Tiểu luận của Mary Oliver (Mỹ) - Phạm Huy Quỳnh (dịch)
Mary Oliver (1935-2019) Là Nữ Thi Sĩ Mỹ Nổi Tiếng, Từng Đoạt Giải Pulitzer, Giải Thưởng Sách Quốc Gia Mỹ, Được Tờ New York Times Đánh Giá Là “Nhà Thơ Có Thơ Xuất Bản Được Nhiều Người Mua Nhất”.

Kỹ năng sáng tác sẽ nảy sinh những khác biệt phi thường

Bên cạnh sáng tác 17 tập thơ, Mary Oliver cũng viết phê bình thơ in thành 4 cuốn sách, để hướng dẫn những người yêu thơ ca hiểu thơ và tập làm thơ. Tiểu luận này được in trong cuốn sách phê bình thơ đầu tiên có nhan đề "Sổ tay thi ca” (1994).

Nếu không cho phép chúng ta mô phỏng, bắt chước thì trên thế giới này, cái mà chúng ta học được vốn đã ít lại sẽ càng ít. Chỉ có thể thông qua việc mô phỏng, bắt chước lặp đi lặp lại nhiều lần, nắm chắc được kỹ năng cơ bản trong sáng tác mới có thể sản sinh ra sự khác biệt nhỏ mà phi thường, chính là do những khác biệt này mà chúng ta là chính mình chứ không phải ai khác.

Mô phỏng là có lợi nhiều hơn hại. Một học sinh có thể cho rằng, nếu bắt chước một mẫu phong cách trong một thời gian dài, thì sau này rất khó để tránh khỏi phong cách này. Nhưng khi một tác giả từ một loại phong cách này hoặc âm thanh này chuyển thành một phong cách khác về cơ bản là sẽ không xảy ra.

Khi chúng ta học được để làm tốt một sự việc, nói theo nghĩa rộng thì sự việc này đã trở thành “thiên bẩm thứ hai” của chúng ta. “Thiên bẩm thứ hai” đã nhanh chóng chiếm lấy trái tim của chúng ta. Nó cuối cùng cần sự kích thích, một ý niệm, bảo đảm chúng ta không những cần mô phỏng mà còn kế cận được những người đi trước, tiến bộ nhờ vào cơ sở trên mà sinh ra. Nhà thơ thông qua việc sáng tác và suy nghĩ về phong cách của họ, dần dần phát triển được phong cách của chính mình. Vết tích của bắt chước dần dần biến mất. Phong cách của nhà thơ, nghĩa là mục tiêu được xác định, thông qua hình thức kỹ thuật phù hợp mà hiển hiện.

Thơ trong quá khứ

Gieo vần và tuân theo một cách vận luật có trước, đối với chúng ta ngày nay là xa lạ, nhưng đối với thế hệ đi trước không có gì lạ. Từ lúc nhỏ, chúng ta thường nghe thơ của Whittier, thơ của Poe, thơ của Kipling, thơ của Longfellow, thơ của Tennyson... Sáng tác văn học của họ, đương nhiên là mô phỏng những gì họ nghe được, và thơ sáng tác ra đương nhiên là thơ có vần. Bạn phải thừa nhận, đây là cách thức tự nhiên nhất.

Mặt khác, từ nhỏ, chúng ta không trải qua kinh nghiệm làm thơ thuở trước, thì chúng ta cần sáng tác thơ có vần luật, giống như học một ngoại ngữ. Nó không phải tự nhiên mà đến với chúng ta. Chúng ta cũng thông qua việc mô phỏng những gì chúng ta nghe được, đọc được để sáng tác ra tác phẩm đầu tay, trong số những bài thơ này là không có vần luật.

Hiểu rõ về chủ thể của thơ ca Anh ngữ là rất quan trọng. Đây hiển nhiên là một khối bánh, thơ không vần của gần trăm năm nay không phải là chiếc bánh có đường. Nó không phải những gì mà chúng ta hoàn toàn biết đến. Ý của tôi là, chúng ta cần biết về thơ có vần. Thi ca là do thơ vần, đầy sức hút của vần luật, nếu không có sự nhạy bén này, sẽ khó lòng đạt được khát vọng sáng tác. Nói cho cùng, thơ tự do phát triển từ thơ vần mà ra, nhà thơ cần có kỹ năng và sự linh hoạt cần thiết. Sự khác nhau giữa hai loại thơ này thực ra không phải tuyệt đối, một loại có một cách thức nghiêm ngặt còn loại kia thì không có. Nhưng hai hình thức này đều phải lựa chọn câu ngắn hay dài, đôi khi cần có trọng âm.

Đương nhiên, tôi không cổ xúy cho cách thức thơ vần, tôi cũng không cho rằng sáng tác thi ca hiện đại không có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn thi ca có vần luật, tôi cũng không cổ xúy cho việc học sinh làm thơ có vần luật, bởi vì như vậy sẽ bóp chết sự tưởng tượng phong phú của nhà thơ tương lai. Chúng ta đối với môi trường ngôn ngữ có cảm giác rất thân thiện, và chống đối với môi trường xa lạ. Có lúc, một học sinh may mắn có thể yêu hình thức thơ vần luật, nhưng nhiều học sinh cho dù bỏ ra nhiều thời gian mà không có được báo đáp tương ứng.

Cho dù một bài thơ xem ra gần nhất với ngôn ngữ hằng ngày, nhưng nó vẫn có sự khác biệt về chất so với ngôn ngữ thông thường. Chúng ta có thể coi đó là chính thức, hình thức nén, quy phạm, sức tưởng tượng, bất luận như thế nào, thì sự khác biệt này là căn bản, đủ để học sinh tư duy, nhưng sự khác biệt này không liên quan đến vận luật. Bạn có thể hy vọng học sinh hiểu biết, mà là hiểu biết nhanh chóng, khoảng cách giữa ngôn ngữ hằng ngày và ngôn ngữ văn học không sâu sắc đến vậy, mà cũng không xa xôi đến vậy, nhưng đích thực tồn tại một sự khác biệt quan trọng, bất luận là ở ý đồ hay sức mạnh nào. Để coi trọng sự khác biệt chủ yếu và vĩnh cửu, học sinh không thể lạc vào ma trận của kết cấu hoặc tự thuật, phải nắm chắc cả hai xu hướng này. Ngôn ngữ mà mỗi người nắm được một cách tự nhiên là trung gian của sự nhạy bén và sinh động, là nguyên liệu được sử dụng cho tư tưởng của mỗi người. Về thực tế, không phải là ngôn ngữ hoàn toàn mới.

Thơ hiện đại

Thơ hiện đại nghĩa là dùng hình thức tự do để sáng tác thơ, nhưng cũng không làm chúng ta thoát ly khỏi quỹ đạo của thơ vận luật. Sáng tác loại thơ này dường như mỗi người trong chúng ta đều có thể làm được, đều có thể mô phỏng: Không tồn tại quy luật mà chúng ta không hiểu. Đối với loại ngôn ngữ này, không có sự khác biệt với ngôn ngữ thường dùng hằng ngày, trong đó có những thơ rất ngắn,cho dù sáng tác thơ rất khó, nhưng chúng ta vẫn có thể nhanh chóng làm được.

Sự tự tin này là có ích cho chúng ta, có thể làm học sinh không chùn bước, dũng cảm tiến thân. Như vậy là rất tốt. Mỗi người chỉ có thể học tập sáng tác thơ bằng con đường là tập viết. Mô phỏng thơ hiện đại là hình thức học tập rất tốt, có thể giúp chúng ta nhận thức được sự khác nhau giữa thơ hiện đại và quá khứ, sự khác biệt này là không thay đổi, tinh tế, mãnh liệt, vô cùng thú vị. Để học sinh mô phỏng sự nhẹ nhàng, mềm mại của thơ John Haines, làm cho học sinh trải nghiệm trường ca của Walter Whitman, làm con người thấy sự kết hợp của vui mừng của thể xác và tinh thần, hãy để học sinh mô phỏng Elizabeth Bishop với con mắt nhìn đời tinh tế, hãy để học sinh mô phỏng sự nhiệt huyết trong thơ Robert Hayden và thơ Linda Hogan, hay là trí tuệ trong thơ Lucille Clifton, hãy để họ bắt chước, lại bắt chước, học tập lại học tập.

Viết đến đây, tôi tự nhiên nghĩ đến hình thức luyện tập của học sinh ngành nghệ thuật thị giác, lẽ nào chúng ta chưa từng thấy một họa sĩ học tập tại bảo tàng Vermeer hay Van Gogh?

Mỗi một điểm đặc biệt trong sáng tác như sự tự do trong tình cảm, sự hoàn chỉnh và đặc biệt trong sáng tác không thể có được ở người mới sáng tác, đó là tố chất mà sau này mới phát triển được bởi sự nhẫn nại, chăm chỉ và cảm xúc của người sáng tác.

(VNQĐ)