Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng đế - Tập truyện ngắn của nhà văn Đặng Văn Sinh
Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng đế, là một trong những tập truyện ngắn rất hay của nhà văn Đặng Văn Sinh, sách do nhà NXB Dân Trí phát hành. Tập sách bao gồm tất cả 16 truyện ngắn, hầu như truyện nào đọc cũng hay, điều đó chứng tỏ được tài năng viết truyện của tác giả.
Trong số 16 truyện ngắn, có những truyện đọc rất hay như: Đêm trăng Tả Giàng; Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng đế; Bến phù dung; Đò đêm; Rừng Ken Chải; Thế võ gia truyền; Chuyển kiếp; Bến lỡ; Cây mít tố nữ…
Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng đế, đây là một truyện ngắn hay được lấy tiêu đề đặt tên cho cả tập sách. Nội dung của truyện ngắn này như một câu chuyện thần thoại được kể về thời cổ đại, thời kỳ nhà Hạ trong lịch sử Trung Quốc. Thời nhà Hạ, ở vùng thượng lưu sông Hàn, có một nước tên là Kỳ Văn, là một tiểu quốc chưa đầy chục vạn dân, nhưng lắm bậc hiền tài.
Một trong những người như thế là pháp sư Vệ Tử, ông đã từng tu ba mươi năm liền ở trong núi Chung Nam. Sau khi đắc đạo, Vệ Tử hành cước đến phương Nam, làm cái am nhỏ trên núi Bạch Điểu Sơn, học trò tìm về thọ giáo có đến hàng nghìn người.
Thuở ấy, cai trị vương quốc là một ông vua ngu tối, không những ham mê tửu sắc, sủng ái bọn nịnh thần, mà còn hay gây chiến tranh với các nước láng giềng để mở rộng bờ cõi. Thượng đế và các thần trên trời đều biết cả, nhưng do hàng tháng, vào những ngày sóc vọng, nhà vua đều làm lễ hiến tế những sơn hào hải vị, cùng đồ châu báu gấm vóc quý giá, nên các vị không nỡ xuống tay trừng phạt.
Chính sách thuế khóa và pháp luật của vương quốc Kỳ Văn rất hà khắc, các cuộc chiến tranh chinh phạt diễn ra liên miên, làm cho cuộc sống của nhân dân vô cùng khốn đốn. Chiến tranh, thiên tai mất mùa khiến cho lòng dân ngày càng oán hận triều đình.
Có một nông phu phải đi lao dịch, nghe tin mẹ già ốm nặng sắp chết, nên liều chết trốn lính về chăm sóc cho tròn đạo hiếu. Bị phát hiện và bị bắt, người nông phu đó bị bắt giam vào ngục đá, và chỉ nội trong ngày hôm ấy là bị xử trảm. Vợ của người nông phu đó, biết tin Vệ Tử là một pháp sư tài giỏi, nên đến cầu xin pháp sư, nhờ pháp sư xin với nhà vua cho chồng được sống thêm mấy giờ để vĩnh biệt mẹ già trước khi bị hành quyết.
Nghe chuyện, Vệ Tử không đành lòng, ông vội vã cùng với hai học trò vào Kinh xin yết kiến quốc vương, cầu mong cứu được mạng sống của người nông phu.Nhưng quốc vương không tha chết cho người nông phu mà còn đuổi Vệ Tử khỏi kinh thành. Trở về, vị pháp sư đóng cửa am ngồi nhập định, suy nghĩ về lẽ biến dịch của trời đất.
Trước cái chết oan uổng của người nông phu, vị pháp sư suy nghĩ, nếu như có cách nào đó kéo dài thời khắc ra, hoặc rút ngắn nó lại, thì dù không cứu được tính mạng của người nông phu, chí ít cũng làm cho bà mẹ gài khốn khổ kia khỏi chết đến hai lần. Phải, cả đạo và trí của ông bây giờ đã đạt đến mức huyền diệu, tại sao không dùng trí để làm một cái gì đó có ích cho dân sinh.
Và từ đó vị pháp sư bắt đầu thực hiện việc ăn cắp thời gian của Thượng đế. Sau khi nghiên cứu việc điều hành thời gian của các vị thần ở trên trời, đặc biệt là hai vị thần Mão và Dậu đều là những kẻ nát rượu và ham mê tửu sắc, việc điều hành thời gian của hai vị thần này chỉ là hình thức.
Và từ đó, ngày nào cũng vậy, cứ đến giờ làm việc của hai vị thần này vào lúc bình minh và hoàng hôn, mỗi buổi vị pháp sư lại lấy đi một khắc. Các thượng thần ở trên thiên đình không mảy may nghi ngờ độ dài ngắn của thời gian chuyển tiếp giữa ngày và đêm, hoặc đêm sang ngày. Ai cũng nghĩ, thời gian đồng nghĩa với đấng tối cao, mọi thứ đã hoàn thiện và an bài đến mức tuyệt vời, nghĩ đến chuyện ăn trộm thời gian họa chăng chỉ có kẻ điên.
Chính vì vậy mà chỉ trong khoảng thời gian có vài năm, vị pháp sư này đã có đủ thời gian dự trữ để nếu có ai cầu xin thì sẽ sẵn sàng cứu giúp. Và có rất nhiều người cần đến sự giúp đỡ của Vệ Tử, ông đã dùng thời gian ăn cắp làm cho thời gian trong một ngày bình thường được kéo dài ra, thậm chí một ngày bình thường có thể kéo dài ra làm ba ngày.
Ngày tháng qua đi, cái túi da cá sấu, túi chứa đựng thời gian đánh cắp được của vị pháp sư hết vơi rồi lại đầy. Bởi cứ mỗi khi giúp được ai, xong việc, vị pháp sư không quên bổ sung quỹ thời gian của mình. Trong khi đó, nước Kỳ Văn ngày càng nghèo khó, không đủ cúng tế cho các vị thần, nên làm cho các vị thần trên thiên đình nổi giận, Thượng đế quyết định giáng xuống vương quốc nhỏ bé này một trận đại hồng thủy để trừng phạt.
Thượng đế đã quyết định ngày giờ sẽ cho giáng họa cơn đại hồng thủy. Nhưng trước khi giáng họa, Thượng đế cùng với 18 chư thần đầu triều, trá hình thành dân thường, bí mật xuống trần gian vi hành. Xuống vương quốc Kỳ Văn, nhìn cảnh tượng hoang tàn, người chết đầy đường, nhân dân khổ sở, nhưng bọn vua quan thì vẫn ăn chơi sa đọa, Thượng đế tức lắm.
Đúng lúc ấy ở trên thiên đình trút cơn đại hồng thủy xuống vương quốc Kỳ Văn, thực ra theo đúng thời hạn ấn định giáng họa phải còn 4 ngày nữa, có nghĩa là cơn đại hồng thủy này đến sớm hơn 4 ngày, sở dĩ nó đến sớm hơn là bởi vì thời gian đã bị vị pháp sư đánh cắp nên nó đến sớm hơn dự kiến. Mưa to, gió lớn, sấm sét đùng đùng, nước dâng lên mỗi lúc một cao.Các vị thần và Thượng đế đều ướt như chuột lột, loay hoay mãi mới thoát ra khỏi hoàng cung.
Thượng đế và các vị thần dùng hết sức bình sinh vận phép cưỡi mây, nhưng từ trên Nam Thiên Môn, các thần sấm, sét, mây, mưa, gió, nhìn thấy đám người lôi thôi lếch thếc, lóp ngóp ở cửa cung, nghĩ rằng đó là hoàng tộc của vương quốc Kỳ Văn, liền luôn miệng thổi gió, luôn tay phóng sét để trừng phạt. Các vị thần tối tăm mặt mũi, vị thì bị lưỡi tầm sét của thiên lôi bổ toác đầu, vị thì da thịt bị sét đánh trúng khét lẹt, vị thì bị sặc nước kêu khóc vang trời giống hệt như những dân đen dưới hạ giới.
Trước đó, vị pháp sư biết trước được thế nào Thượng đế cũng sẽ giáng cơn đại hồng thủy, và biết trước được thời gian do mình đánh cắp, nên cơn đại hồng thủy sẽ giáng xuống sớm hơn so với ấn định. Vì vậy vị pháp sư đã thông báo cho nhân dân trong vương quốc Kỳ Văn đi lánh nạn, và họ đã được cứu sống.
Sau vụ tai nạn nhớ đời ấy, Thượng đế và các vị thần quyết định điều tra nguyên nhân, biết được kẻ đã đánh cắp thời gian, nhưng lúc ấy vị pháp sư cũng đã già, và đã “hóa” trong lúc ngồi nhập định trên đỉnh Bạch Điểu Sơn. Về vương quốc Kỳ Văn, quốc vương mới lên thay là một người hiền. Nhớ công lao của vị pháp sư, nhà vua cho tổ chức tang lỡ theo nghi thức của bậc vương hầu, và cho dựng tượng vị pháp sư đáng kính, nhân dân trong cả vương quốc Kỳ Văn đều thờ vị pháp sư.
Nhìn chung, câu chuyện Kẻ chiếm dụng thời gian của Thượng đế, nó như một câu chuyện kể về truyền thuyết lịch sử, đọc rất hay, nó như là một trong những câu chuyện nằm trong kho tàng truyện thần thoại của người Trung Quốc ví dụ như truyện Thần thoại Nữ Oa đội đá vá trời… Truyện ngắn này lại được viết bởi tác giả Đặng Văn Sinh, thế mới thấy được tài viết truyện của tác giả.
Vương Quốc Hoa
(vanhien.vn)