Bức họa “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” - Châu Yến Loan

25.08.2013

Bức họa “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” - Châu Yến Loan

Người Nhật gọi Xứ Đàng Ngoài, vùng đất dưới quyền chúa Trịnh là Đông Kinh và gọi Xứ Đàng Trong của chúa Nguyễn là Giao Chỉ, Giao Chỉ Quốc, An Nam Quốc, Quảng Nam Quốc.

“Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” là bức họa của thương gia Chaya Shinroku, miêu tả chuyến hải trình vượt biển của một thương thuyền Nhật Bản đi từ Trường Kỳ (Nagasaki) cập bến Hội An đến Dinh Chiêm (lỵ sở Quảng Nam Dinh tại Thanh Chiêm) dâng lễ vật yết kiến chúa Nguyễn.

 

 

 

 

Bức hoạ “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ”

 

Vào đầu thế kỷ 17, mọi việc giao lưu buôn bán của Nhật Bản với các nước Đông nam Á đều xuất phát từ Trường Kỳ (Nagasaki).

Nagasaki(長崎県  Trường Kì huyện) là một tỉnh của Nhật Bản, nằm ở phía Tây đảoKyushu. Trung tâm hành chính là thành phốNagasaki.

Cảng Nagasaki là nơi buôn bán sầm uất và là một cảng trọng yếu của Nhật Bản.

Năm 1945, trong chiến tranh thế giới thứ II,Nagasakiđã bị đánh bom nguyên tử.

Kyushu (九州; Cửu Châu) là một trong bốn đảo chính của Nhật Bản. Kyushu nằm ở phía Tây Nam Nhật Bản. Gọi là Kyushu (Cửu Châu) vì vào thời kỳ Asuka ở đây có chín tỉnh. Trước đây nó còn được gọi là Kyukoku hoặc Kukoku (九国; Cửu Quốc), Chinzei (鎮西; Trấn Tây), Saikai (西海; Tây Hải). Cửu Châu xưa còn có tên là Trúc Tử đảo (筑 紫 島).

 

Tại Nhật Bản hiện còn lưu giữ hai bức tranh có liên quan đến ViệtNamlà:

Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ (tranh Vượt biển buôn bán thông thương với nước Giao Chỉ) và tranh Thác kiến Quan thế Âm.

Cả hai bức tranh được tàng trữ tại chùa Jomyo ở thành phố Nagoya, một đô thị-cảng lớn ở miền Trung Nhật Bản với 2,5 triệu dân, và được xem là hai báu vật quốc gia.

Tranh "Giao chỉ quốc mậu dịch độ hải đồ" là một bức tranh màu nước cao 78 cm, dài 498 cm. Tranh bị mất một phần, phần còn lại cho thấy bốn cảnh quan : cảnh thuyền Châu Ấn rời Nagasaki đi Giao Chỉ và cập bến Hội An , cảnh thương nhân Nhật dâng lễ vật cho chúa Nguyễn ; cảnh phố Nhật ở Hội An. Bức tranh này rất có giá trị về lịch sử và mỹ thuật, nhờ đó ta có thể hình dung lại một phần đô thị cảng Hội An và phố Nhật, vị trí địa lý của Thanh Chiêm, lỵ sở của Quảng Nam Dinh dưới thời chúa Nguyễn vào đầu thế kỷ XVII.

 

 

 

 

“Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” là di sản của gia đình Araki Sotaro (Hoang Mộc Tông Thái Lang 荒木宗太郎).

Araki Sotaro (?- 1636) là một trong tám đại gia giàu có của Nhật Bản được  dùng thuyền có cấp phép đóng ấn son của Mạc phủ gọi là “châu ấn thuyền” để ra nước ngoài buôn bán.

Ông xuất thân là một samurai (võ sĩ đạo) rồi trở thành một thương nhân nổi tiếng đương thời và cũng là một nhà hàng hải kiệt xuất.

Araki Sotaro âm là Hoang Mộc Tông Thái Lang. Ông sang Hội An rất sớm, cư trú tại đây làm ăn, và tạo được cảm tình với chúa Nguyễn Phúc Nguyên.

Theo học giả Nguyễn Văn Xuân: “Ông được chúa Nguyễn tin cậy, giao cho nhiều trọng trách ở Hội An. Vào năm 1619 chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên lập cho ông một tờ thư xác nhận ông đã tự nguyện ở dưới gối (tức là làm chức quan trung thành với chúa)”, được cho lấy họ Nguyễn, tên là Thái Lang, hiệu là Hiển Hùng.

Araki Sotaro rất được chúa Nguyễn sủng ái, Chúa thỉnh bức tranh “Thác kiến Quan Thế Âm” ở một ngôi chùa trên Ngũ Hành Sơn để tặng cho ông. Bức tranh này cùng với bức “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” hiện được lưu giữ tại chùa Jomyo thành phố Nagoya. Bốn trăm năm sau, các nhà sư chùa Jomyo đã làm một phiên bản “Thác kiến Quan Thế Âm” trao tặng lại cho chùa Tam Thai trên Ngũ Hành Sơn để lưu giữ như một báu vật của hai Quốc Gia Nhật –Việt.

Đặc biệt để thắt chặt tình thân hữu, năm 1619, Chúa đã gả người con gái  cho Araki Sotaro. Người con rể này lấy tên Việt Nam và trở thành hoàng thân của Đàng Trong. Sự việc này sử Triều Nguyễn không ghi lại, nhưng Nagasaki Shi (Trường Kỳ Sử), một cuốn sách xuất bản tại Nhật vào thế kỷ XVIII, nói là có một bản giá thú bằng một loại giấy rất đẹp.

Không ai biết tên Việt Nam của bà là gì, có người gọi bà là công chúa Ngọc Hoa nhưng không có căn cứ.

Theo Đại Nam Thực lục Tiền biên, chúa Nguyễn Phúc Nguyên có bốn người con gái:

-          Công nương Ngọc Liên vợ Nguyễn Phúc Vinh con trưởng của Mạc Cảnh Huống

-          Công nương Ngọc Vạn được gả cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II

-          Công nương Ngọc Khoa được gả cho vua Chiêm Thành là Pôrômê.

-          Công nương Ngọc Đỉnh vợ của Nghĩa Quận Công Nguyễn Cửu Kiều

Như vậy bà không phải là con đẻ của chúa Sãi, tuy vậy một số tài liệu của Nhật Bản vẫn gọi bà là con gái Quốc Vương An Nam (安南国王女 An nam Quốc Vương Nữ) mặc dầu vẫn biết bà là con nuôi (dưỡng nữ).

Theo Thân Trọng Thủy dẫn từ tài liệu của Hội Hữu nghị Nagasaki-Việt Nam: “Năm 1619 tại nơi mà hiện nay gọi là Huế, Sotaro gặp gỡ và kết hôn với một người con gái thuộc dòng bên ngoại vua An Nam (tức chúa Nguyễn) và được chúa  nhận làm con nuôi”.

 

 

 

 

Chiếc gương soi của công nương Wakaku mang theo khi về nhà chồng

Hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Văn hoáNagasaki

 

Năm 1620 Araki Sotaro đưa vợ vềNagasakivì có lệnh gọi người Nhật về Trường Kỳ thời cấm đạo gắt gao (đạo Thiên Chúa), và ở lại luôn bên ấy.

Ở Nhật bà có tên là Wakaku (Vương Gia Cửu 王加久), bà được tôn trọng là người vợ hợp pháp, là chính thất của Sotaro. Tại quê chồng, công nương Wakaku nổi tiếng và được người dânNagasakimến mộ gọi bằng cái tên thân mật là Anio - san. Hai người có một cô con gái tên là Yasu.

Năm 1636 Sotaro từ trần, năm 1645 bà Wakaku (Vương Gia Cửu) tạ thế ở Nagasaki, được ban  pháp danh là Diệu Tâm, thờ tại đền Daionji ở Nagasaki (Trường Kỳ).

Người Nhật hiện nay còn ái mộ bà, hay kể chuyện về truyền thuyết của bà. Trong một quyển sách du lịch của Nhật, còn thấy hình những long thuyền lớn để kỷ niệm bà, trên đó có một cô gái Nhật đang múa. Người Nhật bảo long thuyền ấy và điệu múa kia do bà Anio mang từ xứ sở Đại Việt sang dạy cho người Nhật.

Tài liệu Nhật còn cho biết khi bà cập bến Nagasaki, người Nhật đã  tổ chức một cuộc đón tiếp long trọng để đón cô dâu quí tộc đến từ đất nước Giao Chỉ. Trang phục của cô dâu đã gây một ấn tượng đặc biệt cho người dân Nagasaki và từ đó tới nay, buổi lễ đón tiếp này đã trở thành một phần quan trọng trong lễ hội Okunchi tại Nagasaki, một trong những lễ hội lớn và đặc sắc nhất Nhật Bản để tôn vinh các thương nhân, được tổ chức từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 10 hàng năm, với  nghi lễ rước tàu Châu ấn thuyền, đứng trên mũi tàu là hai em bé đóng vai Araki Sotaro và công chúa Wakaku.

Câu chuyện tình xuyên quốc gia này còn được trình bày và giải thích bằng hai thứ tiếng Nhật và Anh cùng với những mẩu chuyện khác vềNagasakiở thế kỷ 17, 18 tại địa điểm tham quan lịch sử Dejima. Còn Lịch sử ViệtNamthì hoàn toàn không nói đến vị công nương này.

 

Đại Âm Tự (Daionji), nơi thờ bà Wakaku (Vương Gia Cửu) là một trong những ngôi chùa lớn tạiNagasaki, phía sau ngôi chùa là một nghĩa trang có vô số ngôi mộ của giai cấp quí tộc và giai cấp võ sĩ  “samurai” vài trăm năm trước. Dọc theo triền núi, hàng trăm ngôi mộ cổ được sắp xếp thứ tự theo từng gia tộc. Ở mỗi phần mộ có bia đá nhỏ khắc chữ “Thổ thần” giữ mộ, một tập tục chịu ảnh hưởng của Trung Quốc.

Trước cổng mộ thành phốNagasakicó dựng một bảng tóm tắt tiểu sử của ông Araki Sotaro và bà Wakaku ( Vương Gia Cửu).

Chùa bị hoả hoạn thiêu rụi năm 1959 đã được xây lại.

 

 

 

 

 

 Mộ phần dòng họ Araki.

 

 

 

Bảng tiểu sử ông Araki Sotaro và vị công nương ViệtNamdo thành phốNagasakidựng lên.

Các cảnh quan trong bức tranh “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” giúp cho ta xác định rõ vị trí địa lý của Dinh trấn Thanh Chiêm, lỵ sở của QuảngNamdinh thời chúa Nguyễn:

 

 

 

2. Cảnh thương nhân Nhật Bản dâng lễ vật cho chúa Nguyễn

 

 

Hình ảnh 2 cho thấy Dinh Trấn nằm cùng một phía với phố cảng Hội An, trên cùng một dải đất với phố Nhật chạy dọc theo bờ bắc sông Thu Bồn mà đọan chảy qua Dinh Chiêm gọi là sông Chợ Củi (Sài Thị giang), đoạn chảy qua Hội An gọi là sông Hoài (xem lại toàn cảnh họa đồ).

 

 

Hình ảnh 3 này phối hợp với vị trí Dinh Chiêm trên địa đồ của Alexandre de Rhodes càng giúp ta khẳng định khá chính xác vị trí Dinh Chiêm tại làng Thanh Chiêm thuộc xã Điện Phương ngày nay.

Trên bức họa còn vẽ lại hình ảnh một phần Dinh Trấn, nơi thương nhân người Nhật đến dâng lễ vật để xin giao thương buôn bán. Đó là thời của Chúa Nguyễn Phước Nguyên và con trai trưởng Nguyễn Phúc Kỳ đang làm Trấn Thủ Vương.

Bức “Giao Chỉ Quốc mậu dịch độ hải đồ” ngoài giá trị là vật chứng cho mối duyên kỳ ngộ giữa một thương nhân người Nhật với một công nương người Việt của một thời quá vãng, còn là một chứng tích không thể bàn cải cho ta biết rõ về vị trí địa lý của Dinh Trấn Thanh Chiêm, đầu não của công cuộc khai mở một nửa đất nước về phương nam, một thời vàng son lừng lẫy như thế mà tiếc thay đến nay chẳng còn lưu lại dấu tích gì.

 

 

                                                                                 C.Y.L