Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng - Một năm nhìn lại - Bùi Văn Tiếng

13.01.2020

Văn học Nghệ thuật Đà Nẵng - Một năm nhìn lại - Bùi Văn Tiếng

Với văn nghệ sĩ ở thành phố bên sông Hàn, năm 2019 là năm bản lề khép - mở hai nhiệm kỳ đại hội Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố: kết thúc nhiệm kỳ 2014 - 2019 và bắt đầu nhiệm kỳ 2019 - 2024. Chính vì thế khi nói đến thành tựu của văn học nghệ thuật trong một năm hoạt động, thường người ta nghĩ ngay đến những kết quả lao động nghệ thuật gặt hái được trong năm ấy, nào là đã giành được giải thưởng gì trong các kỳ hội diễn hay trong các cuộc liên hoan hoặc trong các đợt triển lãm, nào là đã có những tác phẩm văn chương nào thực sự gây tiếng vang trên văn đàn và được công chúng văn học hào hứng đón nhận, và nữa và nữa...

Nhưng theo tôi, đối với những năm mang tính bản lề như năm 2019 vừa qua, có lẽ nên nhìn nhận thành tựu nổi bật nhất của văn học nghệ thuật Đà Nẵng trong năm là đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố nhiệm kỳ 2019-2024. Sở dĩ nói như vậy là vì Đại hội chính là cơ hội để văn nghệ sĩ thành phố cùng nhau nhìn lại chặng đường năm năm qua và quan trọng hơn là cùng nhau nghĩ về chặng đường năm năm tới. Ông Kim Thánh Thán bên Tàu từng nói rất chí lý rằng nghĩ đúng thì chỉ cần đi một bước cũng có thể đến gần nơi cần tới, còn nghĩ không đúng thì càng đi càng xa nơi muốn đến. Xin nói thêm, hai nội dung mà văn nghệ sĩ Đà Nẵng nghĩ nhiều nhất, trăn trở nhiều nhất không chỉ trong Đại hội mà còn sau Đại hội lần này là làm sao trẻ hóa hơn nữa đội ngũ những người lao động nghệ thuật ở Đà Nẵng và làm sao để những thành quả lao động nghệ thuật của văn nghệ sĩ Đà Nẵng được quảng bá rộng rãi hơn nữa, đến gần với công chúng hơn nữa. Đây cũng là nội dung hai hội thảo khoa học do Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học - Nghệ thuật trực thuộc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố tổ chức trước thềm Đại hội. Nhân dịp này, Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật còn tổ chức tuyển chọn, biên soạn, xuất bản tuyển tập Đà Nẵng - hai mươi năm lý luận phê bình văn học nghệ thuật (1997-2017).

Một thành tựu cũng rất nổi bật của văn học nghệ thuật Đà Nẵng trong năm 2019 là đã tổ chức thành công đợt sáng tác về nông thôn mới Hòa Vang. Càng thâm nhập thực tế nông thôn mới Hòa Vang, văn nghệ sĩ Đà Nẵng càng thấy đất và người Hòa Vang thực sự là nguồn cảm hứng phong phú thậm chí bất tận của nghệ thuật, không chỉ bởi Hòa Vang là huyện nông thôn duy nhất của Đà Nẵng hiện nay mà còn bởi vai trò của Hòa Vang trong phát triển càng ngày càng được nhận thức rõ hơn, ngày càng thấy thấm thía hơn rằng Hòa Vang không phải là chỗ đi lùi mà là chỗ đi tới trong phát triển Đà Nẵng... Cuộc triển lãm tranh và ảnh nghệ thuật do Hội Mỹ thuật thành phố phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật thành phố tổ chức với chủ đề Hòa Vang muôn sắc, chương trình biểu diễn nghệ thuật do Hội Nghệ sĩ Sân khấu thành phố phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa thành phố và Hội Âm nhạc thành phố tổ chức với chủ đề Về với Hòa Vang, Tạp chí Non Nước số 259 chuyên đề Hòa Vang xây dựng Nông thôn mới phát hành vào tháng 9 năm 2019 và cuốn sách Bảo tồn văn hoá dân gian Cơ Tu tại hai xã Hòa Phú và Hòa Bắc của Hội Văn nghệ Dân gian thành phố sắp ra mắt bạn đọc... là những thành tựu lao động nghệ thuật thu hoạch trực tiếp từ đợt sáng tác về nông thôn mới Hòa Vang.

Đương nhiên không thể không kể đến các thành tựu lao động nghệ thuật mà văn nghệ sĩ Đà Nẵng đã đạt được trong năm 2019 bằng tài năng và tâm huyết tại các “sân chơi” của quốc tế, quốc gia, khu vực và của các tỉnh bạn. Có thể một vài trường hợp tiêu biểu như phim tài liệu về cô gái mắc bệnh ung thư Phạm Thị Huế Hãy nhớ, bạn đang sống của Đạo diễn Đoàn Hồng Lê ủy viên Ban Chấp hành Hội Điện ảnh thành phố vừa giành được cùng lúc hai giải thưởng dành cho Phim tài liệu xuất sắc nhất và Đạo diễn phim tài liệu xuất sắc nhất tại giải thưởng Cánh Diều Vàng 2019 của Hội Điện ảnh Việt Nam; hay như ca khúc Hơ Roa Cơ Tu của nhạc sĩ Nguyễn Quang Khánh đạt giải khuyến khích tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc khu vực phía Nam năm 2019; hay như ba tác phẩm Kéo co với mùa xuân của Nhà thơ Nguyễn Kim Huy, Hạt bụi bay xa của Nhà văn Trần Trung Sáng, Đi tìm huyền thoại cho đất của Nhà văn Nguyễn Nhã Tiên đã đạt giải Khuyến khích Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ III (2014-2019); hoặc như hai tác phẩm Cầu Vàng Đà Nẵng mờ ảo trong sương của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Quang đạt Huy chương Bạc và Mùa nghinh Ông của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Văn Truyền đạt giải Khuyến khích và đoàn Đà Nẵng đạt giải Đồng đội tại Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 24 năm 2019 ở tỉnh Gia Lai với chủ đề Đất nước và Con người Nam Trung Bộ và Tây Nguyên...

Hoạt động giao lưu văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Đà Nẵng với các tỉnh và các nước cũng có nhiều khởi sắc trong năm 2019. Chẳng hạn nhân kỷ niệm 66 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (1953-2019), Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật thành phố đã tổ chức cho hội viên đi thực tế sáng tác tại các khu di tích lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế và tham dự lễ dâng hương tại nhà thờ Ông tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam Đặng Huy Trứ, đồng thời phối hợp với ba chi hội Thừa Thiên Huế, Bình Định và Đà Nẵng của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề Việt Nam quê hương tôi nhân lễ kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh số 147-SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Hay chẳng hạn vào ngày 29 tháng 10 năm 2019, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố đã tổ chức đón tiếp và làm việc với Đoàn Đại biểu Văn phòng đại diện thành phố Daegu Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh bàn về việc ký kết biên bản về tổ chức giao lưu thường niên giữa các đoàn văn nghệ sĩ hai thành phố Đà Nẵng và Daegu. Trước đó Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy Chánh Văn phòng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố cũng đã tham gia Liên hoan văn học quốc tế Changwon KC lần thứ 10 do Hội Lưu niệm văn học Kim Dal Jin tổ chức tại Hàn Quốc.

Trong Chương trình Đời sống Văn nghệ số cuối cùng của năm 2019 cũng với chủ đề Văn học nghệ thuật Đà Nẵng - Một năm nhìn lại được thực hiện tại trường quay S2 Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng, Đạo diễn Võ Thu Hằng đặt ra cho người viết bài này một câu hỏi rất thú vị: Ông nhận xét như thế nào về đề tài sáng tác của các văn nghệ sĩ Đà Nẵng trong năm qua? Và tôi trả lời rằng: Có thể nói từ nhiều năm nay, văn nghệ sĩ Đà Nẵng đã hướng cảm hứng sáng tạo của mình không chỉ vào những đề tài muôn thuở của nghệ thuật như tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cảnh đẹp thiên nhiên..., mà còn vào những đề tài hấp dẫn từ thực tiễn cuộc sống của thành phố nói riêng, của cả nước nói chung, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển thương hiệu Đà Nẵng như xây dựng nông thôn mới, xây dựng thành phố an bình, bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa...

Có thể nói với văn nghệ sĩ Đà Nẵng, cũng như huyện nông thôn Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép suốt 45 năm qua thực sự là nguồn cảm hứng phong phú thậm chí bất tận của nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà Đêm thơ Nguyên tiêu năm Kỷ Hợi 2019 có chủ đề là Khúc tráng ca biển - một chủ đề mà các nhà thơ Đà Nẵng góp vào chủ đề Hướng về biên cương Tổ quốc của các nhà thơ Việt Nam nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Nhà Trưng bày Hoàng Sa đã trao một giải A, hai giải B, ba giải C cho các học sinh có năng khiếu hội họa tham gia Trại sáng tác Văn học - Mỹ thuật thiếu nhi hè 2019 do Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo Đà Nẵng tổ chức hằng năm và chọn 67 bức tranh xuất sắc nhất của các em vẽ về chủ đề biển đảo quê hương nói chung và huyện đảo Hoàng Sa thân yêu nói riêng để triển lãm tại Nhà Trưng bày độc đáo này.

Với văn nghệ sĩ ở thành phố bên sông Hàn, năm 2019 là năm bản lề khép - mở hai nhiệm kỳ đại hội Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố: kết thúc nhiệm kỳ 2014 - 2019 và bắt đầu nhiệm kỳ 2019 - 2024. Chính vì thế khi nói đến thành tựu của văn học nghệ thuật trong một năm hoạt động, thường người ta nghĩ ngay đến những kết quả lao động nghệ thuật gặt hái được trong năm ấy, nào là đã giành được giải thưởng gì trong các kỳ hội diễn hay trong các cuộc liên hoan hoặc trong các đợt triển lãm, nào là đã có những tác phẩm văn chương nào thực sự gây tiếng vang trên văn đàn và được công chúng văn học hào hứng đón nhận, và nữa và nữa...

Nhưng theo tôi, đối với những năm mang tính bản lề như năm 2019 vừa qua, có lẽ nên nhìn nhận thành tựu nổi bật nhất của văn học nghệ thuật Đà Nẵng trong năm là đã tổ chức thành công Đại hội lần thứ IX Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố nhiệm kỳ 2019-2024. Sở dĩ nói như vậy là vì Đại hội chính là cơ hội để văn nghệ sĩ thành phố cùng nhau nhìn lại chặng đường năm năm qua và quan trọng hơn là cùng nhau nghĩ về chặng đường năm năm tới. Ông Kim Thánh Thán bên Tàu từng nói rất chí lý rằng nghĩ đúng thì chỉ cần đi một bước cũng có thể đến gần nơi cần tới, còn nghĩ không đúng thì càng đi càng xa nơi muốn đến. Xin nói thêm, hai nội dung mà văn nghệ sĩ Đà Nẵng nghĩ nhiều nhất, trăn trở nhiều nhất không chỉ trong Đại hội mà còn sau Đại hội lần này là làm sao trẻ hóa hơn nữa đội ngũ những người lao động nghệ thuật ở Đà Nẵng và làm sao để những thành quả lao động nghệ thuật của văn nghệ sĩ Đà Nẵng được quảng bá rộng rãi hơn nữa, đến gần với công chúng hơn nữa. Đây cũng là nội dung hai hội thảo khoa học do Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học - Nghệ thuật trực thuộc Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố tổ chức trước thềm Đại hội. Nhân dịp này, Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật còn tổ chức tuyển chọn, biên soạn, xuất bản tuyển tập Đà Nẵng - hai mươi năm lý luận phê bình văn học nghệ thuật (1997-2017).

Một thành tựu cũng rất nổi bật của văn học nghệ thuật Đà Nẵng trong năm 2019 là đã tổ chức thành công đợt sáng tác về nông thôn mới Hòa Vang. Càng thâm nhập thực tế nông thôn mới Hòa Vang, văn nghệ sĩ Đà Nẵng càng thấy đất và người Hòa Vang thực sự là nguồn cảm hứng phong phú thậm chí bất tận của nghệ thuật, không chỉ bởi Hòa Vang là huyện nông thôn duy nhất của Đà Nẵng hiện nay mà còn bởi vai trò của Hòa Vang trong phát triển càng ngày càng được nhận thức rõ hơn, ngày càng thấy thấm thía hơn rằng Hòa Vang không phải là chỗ đi lùi mà là chỗ đi tới trong phát triển Đà Nẵng... Cuộc triển lãm tranh và ảnh nghệ thuật do Hội Mỹ thuật thành phố phối hợp với Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật thành phố tổ chức với chủ đề Hòa Vang muôn sắc, chương trình biểu diễn nghệ thuật do Hội Nghệ sĩ Sân khấu thành phố phối hợp với Hội Nghệ sĩ Múa thành phố và Hội Âm nhạc thành phố tổ chức với chủ đề Về với Hòa Vang, Tạp chí Non Nước số 259 chuyên đề Hòa Vang xây dựng Nông thôn mới phát hành vào tháng 9 năm 2019 và cuốn sách Bảo tồn văn hoá dân gian Cơ Tu tại hai xã Hòa Phú và Hòa Bắc của Hội Văn nghệ Dân gian thành phố sắp ra mắt bạn đọc... là những thành tựu lao động nghệ thuật thu hoạch trực tiếp từ đợt sáng tác về nông thôn mới Hòa Vang.

Đương nhiên không thể không kể đến các thành tựu lao động nghệ thuật mà văn nghệ sĩ Đà Nẵng đã đạt được trong năm 2019 bằng tài năng và tâm huyết tại các “sân chơi” của quốc tế, quốc gia, khu vực và của các tỉnh bạn. Có thể một vài trường hợp tiêu biểu như phim tài liệu về cô gái mắc bệnh ung thư Phạm Thị Huế Hãy nhớ, bạn đang sống của Đạo diễn Đoàn Hồng Lê ủy viên Ban Chấp hành Hội Điện ảnh thành phố vừa giành được cùng lúc hai giải thưởng dành cho Phim tài liệu xuất sắc nhất và Đạo diễn phim tài liệu xuất sắc nhất tại giải thưởng Cánh Diều Vàng 2019 của Hội Điện ảnh Việt Nam; hay như ca khúc Hơ Roa Cơ Tu của nhạc sĩ Nguyễn Quang Khánh đạt giải khuyến khích tại Liên hoan Âm nhạc toàn quốc khu vực phía Nam năm 2019; hay như ba tác phẩm Kéo co với mùa xuân của Nhà thơ Nguyễn Kim Huy, Hạt bụi bay xa của Nhà văn Trần Trung Sáng, Đi tìm huyền thoại cho đất của Nhà văn Nguyễn Nhã Tiên đã đạt giải Khuyến khích Giải thưởng Văn học - Nghệ thuật Đất Quảng lần thứ III (2014-2019); hoặc như hai tác phẩm Cầu Vàng Đà Nẵng mờ ảo trong sương của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Văn Quang đạt Huy chương Bạc và Mùa nghinh Ông của Nghệ sĩ nhiếp ảnh Huỳnh Văn Truyền đạt giải Khuyến khích và đoàn Đà Nẵng đạt giải Đồng đội tại Liên hoan ảnh nghệ thuật Khu vực Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 24 năm 2019 ở tỉnh Gia Lai với chủ đề Đất nước và Con người Nam Trung Bộ và Tây Nguyên...

Hoạt động giao lưu văn học nghệ thuật của văn nghệ sĩ Đà Nẵng với các tỉnh và các nước cũng có nhiều khởi sắc trong năm 2019. Chẳng hạn nhân kỷ niệm 66 năm ngày Truyền thống Nhiếp ảnh Việt Nam (1953-2019), Hội Nhiếp ảnh Nghệ thuật thành phố đã tổ chức cho hội viên đi thực tế sáng tác tại các khu di tích lịch sử của tỉnh Thừa Thiên Huế và tham dự lễ dâng hương tại nhà thờ Ông tổ nghề nhiếp ảnh Việt Nam Đặng Huy Trứ, đồng thời phối hợp với ba chi hội Thừa Thiên Huế, Bình Định và Đà Nẵng của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề Việt Nam quê hương tôi nhân lễ kỷ niệm 66 năm ngày Bác Hồ ký Sắc lệnh số 147-SL thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Hay chẳng hạn vào ngày 29 tháng 10 năm 2019, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố đã tổ chức đón tiếp và làm việc với Đoàn Đại biểu Văn phòng đại diện thành phố Daegu Hàn Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh bàn về việc ký kết biên bản về tổ chức giao lưu thường niên giữa các đoàn văn nghệ sĩ hai thành phố Đà Nẵng và Daegu. Trước đó Nhà thơ Đinh Thị Như Thúy Chánh Văn phòng Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố cũng đã tham gia Liên hoan văn học quốc tế Changwon KC lần thứ 10 do Hội Lưu niệm văn học Kim Dal Jin tổ chức tại Hàn Quốc.

Trong Chương trình Đời sống Văn nghệ số cuối cùng của năm 2019 cũng với chủ đề Văn học nghệ thuật Đà Nẵng - Một năm nhìn lại được thực hiện tại trường quay S2 Đài Phát thanh và Truyền hình Đà Nẵng, Đạo diễn Võ Thu Hằng đặt ra cho người viết bài này một câu hỏi rất thú vị: Ông nhận xét như thế nào về đề tài sáng tác của các văn nghệ sĩ Đà Nẵng trong năm qua? Và tôi trả lời rằng: Có thể nói từ nhiều năm nay, văn nghệ sĩ Đà Nẵng đã hướng cảm hứng sáng tạo của mình không chỉ vào những đề tài muôn thuở của nghệ thuật như tình yêu đôi lứa, tình cảm gia đình, cảnh đẹp thiên nhiên..., mà còn vào những đề tài hấp dẫn từ thực tiễn cuộc sống của thành phố nói riêng, của cả nước nói chung, trực tiếp phục vụ nhiệm vụ chính trị, góp phần phát triển thương hiệu Đà Nẵng như xây dựng nông thôn mới, xây dựng thành phố an bình, bảo vệ chủ quyền biển đảo, trong đó có chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa...

Có thể nói với văn nghệ sĩ Đà Nẵng, cũng như huyện nông thôn Hòa Vang, huyện đảo Hoàng Sa đang bị Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm trái phép suốt 45 năm qua thực sự là nguồn cảm hứng phong phú thậm chí bất tận của nghệ thuật. Không phải ngẫu nhiên mà Đêm thơ Nguyên tiêu năm Kỷ Hợi 2019 có chủ đề là Khúc tráng ca biển - một chủ đề mà các nhà thơ Đà Nẵng góp vào chủ đề Hướng về biên cương Tổ quốc của các nhà thơ Việt Nam nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII. Cũng không phải ngẫu nhiên mà Nhà Trưng bày Hoàng Sa đã trao một giải A, hai giải B, ba giải C cho các học sinh có năng khiếu hội họa tham gia Trại sáng tác Văn học - Mỹ thuật thiếu nhi hè 2019 do Liên hiệp các Hội Văn học - Nghệ thuật thành phố phối hợp với Sở Giáo dục và đào tạo Đà Nẵng tổ chức hằng năm và chọn 67 bức tranh xuất sắc nhất của các em vẽ về chủ đề biển đảo quê hương nói chung và huyện đảo Hoàng Sa thân yêu nói riêng để triển lãm tại Nhà Trưng bày độc đáo này.

B.V.T

Bài viết khác cùng số

Chợ Hàn - Trần Thu ThủyGiếng quê - Hải NguyênKỷ niệm pháo Nam Ô - Đặng Hiếu DânQuà tặng mùa Xuân - Trần Trung SángChuyển thư chiều ba mươi Tết - Đỗ Xuân ThuBao giờ mùa Xuân cũng đến - Bùi Việt PhươngLàm gì để có được một Đà Nẵng đáng sống? - Diệp Dân HùngNăm mới tuổi hồng - Kỳ NamBác Hồ và mùa Xuân 60 năm trước - Xuân TrìnhVăn học Nghệ thuật Đà Nẵng - Một năm nhìn lại - Bùi Văn TiếngĐà Nẵng cho tôi một yên bình - Nguyễn Thị Anh ĐàoCây “tọa đăng” và Tết... - Y NguyênNỗi buồn - Thiều HạnhVườn mẹ - Mai Hữu PhướcXuân reo trên phố Hàn - Trương Công MùiQuán nhỏ lưng đèo - Hồ Sĩ BìnhHạnh phúc cỏ đan! - Tăng Tấn TàiĐợi xuân - Quốc LongMiên tưởng - Lê Xuân CừĐà Lạt trong tôi - Nguyễn Xuân TưGấu trắng; Sang xuân - Vy Thùy LinhTrôi ngược cua đường gấp khúc - Đinh Thị Như ThúySương - Nguyễn Tấn OnKhông bắt đầu không kết thúc - Thụy SơnVề nghe gió hát ca dao - Vạn LộcTa và em đêm ba mươi - Lê Anh DũngPhố đã mùa xanh - Nguyễn Nho Thùy DươngMùa xuân của mẹ - Xuân TrườngXuân nhớ mẹ...! - Mỹ AnĐóa phù dung - Trần Trình LãmLinh cảm - Trần Mai HườngTa trở lại Đà Nẵng - Nguyễn Thị Minh ThùyTháng giêng - Huỳnh Minh TâmDừng lại mùa đông - Nguyễn Thánh NgãỪ, thì mai Tết - Trần Huy Minh PhươngSắc xuân - Ngô Hà PhươngThơ viết đêm giao thừa - Trần Văn ThọThơ xuân - Thanh QuếƯớc vọng ngày xuân - Trịnh Bửu HoàiAnh sẽ là cơn gió - Tần Hoài Dạ VũGiấc mơ - Nguyễn Nho KhiêmNgày đi qua thẳng băng - Nguyễn Kim HuyNăm mới - Nguyễn Đông NhậtKhát xuân - Nguyễn Hoàng ThọLục bát tôi - Nguyễn Ngọc HạnhViết sau giấc mơ gặp Bùi thi sĩ - Nguyễn Nhã TiênMây vườn cũ - Hoàng Hương ViệtNỗi nhớ mùa xuân - Trác MộcLối mộng xuân quê - Nguyễn Miên ThượngĐà Nẵng ngày nắng lên - Huỳnh Thúy KiềuHoa sưa - Trần Trúc TâmDốc cạn sức này yêu em - Nguyễn GiúpĐọc lại khúc ngâm của Nguyễn Gia Thiều: Kẻ đứng phía sau cung nữ - Nguyễn Minh HùngChuyện về hai bài thơ chữ Hán dịp Tất niên và Tết Nguyên đán của Phan Khôi - Phan Nam Sinh“Lời dặn” - Một bút pháp triết lý của Dã Hàng - Hoàng Hương ViệtSự tích Dinh Bà ở làng Tân Thuận - Phạm LâmĐiệu múa lộn nhào xuống... gầm đất - Lê HuânChuyện chữ chuyện nghĩa - Phan Nam SinhNét độc đáo trong các truyện ngắn viết về Tết giai đoạn trước 1945 của nhà văn Nguyễn Văn Xuân - Vũ Đình AnhXuân Canh Tý kể chuyện chú chuột tinh khôn Mushika của thần hạnh phúc và may mắn Ganesa - Nguyễn Tú Anh, Trần Kỳ PhươngCon chuột trong văn hóa dân gian Việt Nam - Huỳnh Thạch HàMê đắm những khúc nhạc xuân - Văn Thu BíchThơ Odysseus Elytis