Chuyện chữ chuyện nghĩa - Phan Nam Sinh

13.01.2020

Chuyện chữ chuyện nghĩa - Phan Nam Sinh

1. “Cổ lục” hay “có lục”, “vững bền” hay “vững vàng”?

Thấy có một vị Phó Giáo sư - Tiến sĩ đăng hai câu Kiều trong bản Kiều Nôm (hình dưới) và đọc từ trên xuống, từ phải sang là: “Phong tình cổ lục còn truyền sử xanh, Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững bền”. Hỏi, bản Kiều Nôm viết như vậy và vị Giáo sư - Tiến sĩ nọ đọc như thế có đúng không?

Từ lâu, từng thấy một vị học giả viết rằng: chữ thứ 3 dòng phải, từ trên xuống, bản chữ Nôm đúng ra phải viết là 固  hoặc 箇 và đọc là “có” mà không thể viết là 古 và đọc là “cổ” được. Sở dĩ có sự nhầm lẫn đó là do tự dạng của chữ “có” (固 hoặc 箇) và chữ “cổ” (古) có hơi giống nhau. 

Vị này lấy cớ rằng, có đọc hết sách Tàu cũng chả tìm đâu ra sách “Phong tình cổ lục” mà chỉ có sách “Phong tình lục”. Vậy khi Nguyễn Du viết “Phong tình có lục” cũng tức là “có Phong tình lục”, tựa như câu “Họ Chung có kẻ lại già” là “có tên lại già họ Chung”, hay “Đại Nam quốc sử diễn ca” viết “Mỵ nương có ả tư phong khác thường” là “có ả Mỵ nương tư phong khác thường” vậy!

Nếu thuyết trên là đúng thì cả câu đó chữ Nôm phải viết là 風 情 固 錄 群 傳 史 撐 và đọc là “phong tình có lục còn truyền sử xanh” mới đúng.

Chưa biết thuyết trên đúng sai thế nào, chỉ biết “Truyện Kiều” tái bản thời gian gần đây đều chép là “phong tình

có lục”.

Còn chữ cuối dòng trái, từ trên xuống, sao lại đọc là “bền”? Chữ đó là loại chữ hài thanh, bên trái là chữ “kim” (金), bên phải là chữ “hoàng” (黄) là “màu vàng”, Nôm viết 鐄  thì phải đọc là “vàng” chứ, cớ sao lại đọc là “bền”? Bởi chữ “bền”, Nôm đã viết là 駢  kia mà!

Vậy, câu đó phải đọc là “Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng” mới đúng! Vả lại, “vàng” thì mới vần với câu lục “Có nhà viên ngoại họ Vương” ở dưới, còn “bền” thì vần sao được với “vương”?

2. Câu đối không chuẩn mà người sản xuất cứ sản xuất, người mua cứ thế mua!

Thấy trên thị trường nhiều năm nay xuất hiện câu đối chữ Hán 祖 宗 功 德 千 年 盛, 子 孝 孙 賢 萬 代 榮 có phụ đề tiếng Việt là “Tổ tông công đức thiên niên thịnh, Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh”. Xin hỏi, câu đối này đúng hay sai, chuẩn hay không chuẩn?

Nhiều năm nay vài lần ra Bắc vào Nam, tôi vẫn thường thấy câu đối này treo trang trọng hai bên bàn thờ tổ tiên, có cái còn khảm trai, khảm ốc rất chi là cầu kỳ nhưng đẹp thì không đẹp mà mỹ thuật cũng chẳng mỹ thuật mấy.

Nếu ai biết một chút chữ Hán và phép làm câu đối đều biết câu đối này sai thì không hẳn sai nhưng chuẩn thì chưa chuẩn. Vì “tổ tông” (祖 宗) không đối được với “tử hiếu” (子 孝), “công đức” (功 德) không đối được với “tôn hiền” (孙 賢). Vì vậy, câu đối đó đúng ra phải viết là: 祖 功 宗 德 千 年 盛, 子 孝 孙 賢 萬 代 榮 và đọc là “Tổ công tông đức thiên niên thịnh, Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh”.

Tiếc là câu đối in hoặc khắc chạm không chuẩn như thế mà mấy chục năm nay người sản xuất cứ sản xuất, người mua cứ thế mà mua. Hy vọng từ nay, người mua chỉ nên chọn câu đối đúng để mua; nhà sản xuất cũng chỉ nên sản xuất câu đối thật chuẩn để không phương hại tới uy tín của thương hiệu mình.

P.N.S

Bài viết khác cùng số

Chợ Hàn - Trần Thu ThủyGiếng quê - Hải NguyênKỷ niệm pháo Nam Ô - Đặng Hiếu DânQuà tặng mùa Xuân - Trần Trung SángChuyển thư chiều ba mươi Tết - Đỗ Xuân ThuBao giờ mùa Xuân cũng đến - Bùi Việt PhươngLàm gì để có được một Đà Nẵng đáng sống? - Diệp Dân HùngNăm mới tuổi hồng - Kỳ NamBác Hồ và mùa Xuân 60 năm trước - Xuân TrìnhVăn học Nghệ thuật Đà Nẵng - Một năm nhìn lại - Bùi Văn TiếngĐà Nẵng cho tôi một yên bình - Nguyễn Thị Anh ĐàoCây “tọa đăng” và Tết... - Y NguyênNỗi buồn - Thiều HạnhVườn mẹ - Mai Hữu PhướcXuân reo trên phố Hàn - Trương Công MùiQuán nhỏ lưng đèo - Hồ Sĩ BìnhHạnh phúc cỏ đan! - Tăng Tấn TàiĐợi xuân - Quốc LongMiên tưởng - Lê Xuân CừĐà Lạt trong tôi - Nguyễn Xuân TưGấu trắng; Sang xuân - Vy Thùy LinhTrôi ngược cua đường gấp khúc - Đinh Thị Như ThúySương - Nguyễn Tấn OnKhông bắt đầu không kết thúc - Thụy SơnVề nghe gió hát ca dao - Vạn LộcTa và em đêm ba mươi - Lê Anh DũngPhố đã mùa xanh - Nguyễn Nho Thùy DươngMùa xuân của mẹ - Xuân TrườngXuân nhớ mẹ...! - Mỹ AnĐóa phù dung - Trần Trình LãmLinh cảm - Trần Mai HườngTa trở lại Đà Nẵng - Nguyễn Thị Minh ThùyTháng giêng - Huỳnh Minh TâmDừng lại mùa đông - Nguyễn Thánh NgãỪ, thì mai Tết - Trần Huy Minh PhươngSắc xuân - Ngô Hà PhươngThơ viết đêm giao thừa - Trần Văn ThọThơ xuân - Thanh QuếƯớc vọng ngày xuân - Trịnh Bửu HoàiAnh sẽ là cơn gió - Tần Hoài Dạ VũGiấc mơ - Nguyễn Nho KhiêmNgày đi qua thẳng băng - Nguyễn Kim HuyNăm mới - Nguyễn Đông NhậtKhát xuân - Nguyễn Hoàng ThọLục bát tôi - Nguyễn Ngọc HạnhViết sau giấc mơ gặp Bùi thi sĩ - Nguyễn Nhã TiênMây vườn cũ - Hoàng Hương ViệtNỗi nhớ mùa xuân - Trác MộcLối mộng xuân quê - Nguyễn Miên ThượngĐà Nẵng ngày nắng lên - Huỳnh Thúy KiềuHoa sưa - Trần Trúc TâmDốc cạn sức này yêu em - Nguyễn GiúpĐọc lại khúc ngâm của Nguyễn Gia Thiều: Kẻ đứng phía sau cung nữ - Nguyễn Minh HùngChuyện về hai bài thơ chữ Hán dịp Tất niên và Tết Nguyên đán của Phan Khôi - Phan Nam Sinh“Lời dặn” - Một bút pháp triết lý của Dã Hàng - Hoàng Hương ViệtSự tích Dinh Bà ở làng Tân Thuận - Phạm LâmĐiệu múa lộn nhào xuống... gầm đất - Lê HuânChuyện chữ chuyện nghĩa - Phan Nam SinhNét độc đáo trong các truyện ngắn viết về Tết giai đoạn trước 1945 của nhà văn Nguyễn Văn Xuân - Vũ Đình AnhXuân Canh Tý kể chuyện chú chuột tinh khôn Mushika của thần hạnh phúc và may mắn Ganesa - Nguyễn Tú Anh, Trần Kỳ PhươngCon chuột trong văn hóa dân gian Việt Nam - Huỳnh Thạch HàMê đắm những khúc nhạc xuân - Văn Thu BíchThơ Odysseus Elytis