Tình yêu, niềm tự hào và sự hiểu biết về văn hóa dân tộc vô cùng cần thiết cho người biên đạo - nghệ sĩ múa Việt Nam - Lê Huân

07.03.2017

Tình yêu, niềm tự hào và sự hiểu biết về văn hóa dân tộc vô cùng cần thiết cho người biên đạo - nghệ sĩ múa Việt Nam - Lê Huân

Trong cơ chế thị trưởng, xã hội chúng ta rộng mở đón nhận văn minh, văn hóa thế giới. Người biên đạo múa để làm nên một sáng tác phẩm mang phong cách dân tộc, ngoài tinh thần ý chí tự tôn, tự hào còn cần lắm sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc.

Trong chuyến đi giao lưu với hội nghệ sĩ múa Trung Quốc có một bà nghệ sĩ biên đạo hội múa Quảng Đông nói với tôi rằng: “Việt Nam các bạn rất phong phú về múa dân gian, dân tộc nhưng trong 54 ngôn ngữ múa dân tộc của các bạn, Trung Quốc chúng tôi cũng có đến 53 thứ rồi”. Chỉ riêng có múa Chăm là chúng tôi không có, vì vậy tôi rất thích múa Chăm. Khi ấy, bà nghệ sĩ múa Trung Quốc cũng chưa biết được thế nào là ngôn ngữ múa Chăm dân gian và thế nào là ngôn ngữ múa Chăm cung đình của Việt Nam.

Tôi nghĩ, bà biên đạo múa Quảng Đông nói như vậy mang ngụ ý rằng hầu hết các điệu múa của Việt Nam đều... giống Trung Quốc. Có lẽ họ chưa nói trắng ra là  “chính họ đã sinh ra ta”. Bởi thế khi có những lần gặp thấy một vài tác phẩm múa chuyên nghiệp của ta giống tới 99% tác phẩm múa Trung Quốc tôi lại liên tưởng đến cái nhếch cười của bà biên đạo múa Quảng Đông : “A! nó lấy của mình cả từ gốc tới ngọn rồi lớ!”.

Lịch sử dân tộc là lịch sử văn hóa. Sự tồn vong của mỗi dân tộc là sự tồn vong văn hóa. Bản sắc văn hóa Việt cho tới ngày nay vẫn là niềm tự hào tỏa sáng.

Chúng ta còn nhớ thời chống Mỹ, trước khi ký hòa đàm Pari, ngoại trưởng Mỹ Kít - Sinh - Gơ đến Hà Nội vào thăm viện bảo tàng lịch sử Việt Nam, ông ta phải thốt lên: “Với một dân tộc có truyền thống lịch sử như thế này, Mỹ không thể nào thắng nổi”.

Hoàng đế Quang Trung khi phát động sĩ khí toàn dân đại phá quân Thanh đã nêu tinh thần khí phách “đánh cho để dài tóc, đánh cho để đen răng”! bản sắc dân tộc thấm sâu trong lòng mỗi người dân đất Việt.

Bác Hồ bôn ba hơn nửa đời người đi tìm đường cứu nước tiếp xúc với muôn người ở các phương trời Âu, Mỹ, Á, Phi, tiếp xúc với mọi nền văn hóa văn minh và cuộc sống nhân loại nhưng người vẫn giữ nguyên vẹn phẩm cách, tình cảm tâm hồn dân tộc.

Để xây nên bản sắc riêng mình, tổ tiên ta đã biết chọn lọc, biết tiếp thu những cái hay của thiên hạ để sử dụng vào cuộc sống của mình, biến thành cái của mình. Ta giống với thiên hạ nhiều cái nhưng ta vẫn là ta. Ví như tuồng Việt Nam, người ta bảo giống với kinh dịch Trung Quốc nhưng tuồng Việt Nam vẫn là một loại hình nghệ thuật được thế giới coi trọng vì những giá trị nghệ thuật độc đáo của nó.

Ta đứng giữa 2 dòng thác chảy, 2 nền văn hóa khổng lồ của nhân loại là văn hóa Trung Hoa, văn hóa Ấn Độ. Để không bị cuốn đi phải biết cách tự tại cho mình. Phương cách của chúng ta là xoay tròn khoan sâu xuống để trụ lại vì vậy cái nguyên lý về văn hóa của chúng ta giống mà không giống, bị ảnh hưởng ta tiếp thu tất cả để chọn lọc tinh túy cho mình.

Vì vậy câu hỏi đặt ra hôm nay cho chúng ta là: “Ta có thể phối hợp các dòng múa cổ điển Châu Âu, múa đương đại, Dancesport, Hiphop v.v... Với múa dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam để tạo ra tác phẩm mang hơi thở thời đại được không?”. Tôi cho rằng hoàn toàn có thể. Nếu người biên đạo biết chọn lựa, sử dụng cho đúng với tinh thần, tình cảm của dân tộc,  đúng với thẩm mỹ dân tộc.

 Nghệ sĩ nhân dân Thái Ly là một trong những biên đạo  múa Việt Nam đã đi tiên phong sử dụng ngôn ngữ múa cổ điển Châu Âu vào trong các sáng tác phẩm múa dân gian, dân tộc của ông từ những thập kỷ 60 thế kỷ trước. Hồi đó, ông đã chịu biết bao nhiêu búa rìu dư luận nhưng bây giờ những tác phẩm mà ông để lại như  “Cánh Chim Và Ánh Sáng Mặt Trời”, như “Duo Mùa Xuân” và cả vở kịch múa dài “Bả Khó”  đã trở thành những đỉnh cao tác phẩm của nghệ thuật múa Việt Nam.

Tôi muốn dùng lời tâm sự của NSND Thái Ly trước lúc đi xa làm lời kết cho bài viết này: “Để sáng tạo nên một tác phẩm múa, người biên đạo phải có lòng tự tôn, tự hào dân tộc và sự hiểu biết sâu sắc về văn hóa dân tộc”.

L.H 

Bài viết khác cùng số

Liễu Chương Đài - Đỗ Nhựt ThưHoa rau muống - Lương Hoàng HạcHoa ngò điểm trắng Giêng - Hai - Nguyễn Thành GiangTản văn Nguyễn Văn HọcLễ hội thuyền ... giấy - Nguyễn Thị Bích NhànCuộc hội ngộ sau 44 năm với các chiến sĩ biệt động Lê Độ thành phố Đà Nẵng - Giang Nguyên TháiĐoàn Văn công giải phóng Trung Trung bộ trong những năm chiến tranh - Nguyễn Hữu TyNhớ trận đánh Trùm Giao – Đỗ Văn Đông (kể) Đình Hiệp (ghi)Nhớ lại những ngày giải phóng Đà Nẵng - Phạm Đức Nam* (kể) Thế Quang (ghi)Về một khoảng trời ký ức - Hoàng Hương ViệtĐà Nẵng - Tầm cao mới - Lê Minh QuốcRủ trăng về - Trần Văn HuyBản thảo tháng Giêng - Đỗ Thượng ThếMã Châu - Trần TuấnTrong cơn mưa Đà Nẵng - Văn Công HùngNhớ Hà Thân - Vỹ NguyễnChờ đợi mùa xuân chảy từ một ô cửa khác - Hoàng Thụy AnhMơ vườn lạnh - Đinh Thị Như ThúyLắng nghe tình yêu ban mai - Nguyễn Hải LýNgang lối rẽ - Thùy AnhThắp nắng - Thái Hòa“Những bước chân nhẹ trên những con đường cũ” - GS. TS. Huỳnh Như PhươngBảo tàng trong không gian sinh thái (Trường hợp Bảo tàng Đồng Đình, Đà Nẵng) - TS. Trần Thị Ánh NguyệtPhan Khôi - Bàn về thiên chức văn học của phụ nữ Việt Nam - Vân TrìnhBãi cỏ hoang bừng nắng - Trần Đức Tiến Nâng cao chất lượng cảm nhận không gian cảnh quan góp phần tạo nên bản sắc văn hóa cho đô thị Đà Nẵng - TS. KTS Tô Văn HùngTình yêu, niềm tự hào và sự hiểu biết về văn hóa dân tộc vô cùng cần thiết cho người biên đạo - nghệ sĩ múa Việt Nam - Lê Huân